ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CHỨNG THẤT NGÔN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM CÁC HUYỆT VÙNG ĐẦU

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CHỨNG THẤT NGÔN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM CÁC HUYỆT VÙNG ĐẦU

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CHỨNG THẤT NGÔN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO SAU GIAI ĐOẠN CẤP BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM CÁC HUYỆT VÙNG ĐẦU. Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một vấn đề thời sự trong y học, bệnh có tần suất 0,2% trong cộng đồng, phần lớn ở người trên 65 tuổi với tỷ lệ khoảng 1%. Trên thế giới, tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh này đứng thứ ba sau các bệnh tim mạch và ung thư, tỷ lệ tàn tật chiếm hàng đầu trong các bệnh thần kinh. Hằng năm, có khoảng 700.000 người Mỹ bị đột quỵ và gây tử vong cho khoảng 150.000 người Mỹ. Tại một thời điểm bất kỳ, có 5,8 triệu người dân tại Hoa Kỳ bị đột quỵ, gây tiêu tốn chi phí cho các chăm sóc sức khỏe liên quan tới đột quỵ lên đến gần 70 tỷ Dollar mỗi năm. Trong đó, đột quỵ thiếu máu não cục bộ chiếm khoảng 80-85% các trường hợp đột quỵ [1]. 


Cùng với sự phát triển của xã hội và y học, tỷ lệ sống sót sau TBMMN càng lớn cũng đồng nghĩa với tỷ lệ tàn tật do TBMMN càng tăng. Di chứng của bệnh nhân (BN) sau TBMMN bao gồm các di chứng về vận động, cảm giác, các rối loạn chức năng cao cấp của vỏ não… Một trong số đó là tình trạng thất ngôn, đây cũng chính là nguyên nhân âm thầm gây cản trở về mặt hòa nhập xã hội cũng như về chất lượng cuộc sống của BN sau tai biến. Thất ngôn là tình trạng rối loạn ngôn ngữ do tổn thương bán cầu não, là bệnh lý của “các quá trình ngôn ngữ trung tâm”, gồm các thức ngôn ngữ như: hiểu lời nói, hiểu chữ viết, diễn đạt bằng lời nói và chữ viết, nó cũng có thể do rối loạn chức năng cơ quan phát âm, trong đó 85% các trường hợp thất ngôn là do tổn thương bán cầu não trái [2]. 
Hậu quả của tai biến mạch máu não gây liệt nửa người, liệt các dây thần kinh sọ não, rối loạn cảm giác, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn cơ tròn… Đa số các đề tài nghiên cứu đều quan tâm đến phục hồi chức năng vận động mà ít quan tâm đến phục hồi chức năng ngôn ngữ cho bệnh nhân. Ngôn ngữ là chức năng rất quan trọng của bộ não con người, là phương tiện và công cụ giao tiếp xã hội quan trọng. Thất ngôn dù nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, họ ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, dần dần bỏ hẹp cuộc sống ngay cả với những người thân. Thất ngôn càng nặng nề thì càng ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi chức năng [3]. 
Tại Trung Quốc đang áp dụng phương pháp chọn huyệt trên đầu là một phương pháp mới kết hợp giữa lý luận tác dụng từng vùng nào của YHHĐ với phương pháp châm của YHCT. Phương pháp này đã được áp dụng trong điều trị một số bệnh lý thần kinh, trong đó có bệnh nhân thất ngôn do nhồi máu não và mang lại hiệu quả nhất định trong thực tế lâm sàng. Như vậy, Y học cổ truyền (YHCT) đã quan tâm và có nhiều nghiên cứu phục hồi ngôn ngữ cho BN thất ngôn bằng châm cứu. 
Ở Việt Nam, phương pháp châm cứu các huyệt vùng đầu mới được áp dụng tại một số cơ sở y tế, nhưng chưa có nghiên cứu nào về châm cứu các huyệt vùng đầu điều trị cho người bệnh di chứng thất ngôn do TBMMN nói chung và NMN nói riêng đạt kết quả tốt. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu với các mục tiêu sau: 
1. Đánh giá kết quả của phương pháp điện châm các huyệt vùng đầu trong điều trị chứng thất ngôn bệnh nhân nhồi máu sau giai đoạn cấp. 
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp trên.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 3
1 1 D ch t học T MMN và rối loạn ngôn ngữ sau T MMN………………… 3
1 2 Nhồi máu não và thất ngôn theo y học hiện đại ………………………………. 4
1 3 T MMN và thất ngôn theo y học cổ truyền………………………………….. 12
1 4 Điều tr thất ngôn theo YH T …………………………………………………….. 16
1 5 Sơ lƣợc về phƣơng pháp châm cứu các huyệt vùng đầu …………………. 17
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 26
2 1 hất liệu – phƣơng tiện nghiên cứu……………………………………………… 26
2 2 Đối tƣợng nghiên cứu ………………………………………………………………… 30
2 3 Phƣơng pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 31
2 4 Phƣơng pháp đánh giá kết quả điều tr …………………………………………. 34
2 5 Phƣơng pháp xử lý số liệu ………………………………………………………….. 35
2 6 Đạo đức nghiên cứu…………………………………………………………………… 35
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 37
3 1 ác đặc điểm chung…………………………………………………………………… 37
3 2 Kết quả điều tr …………………………………………………………………………. 43
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 54
4 1 Đặc điểm chung về mẫu nghiên cứu ……………………………………………. 55
4 2 Kết quả nghiên cứu lâm sàng………………………………………………………. 60
4 3 àn luận về kỹ thuật châm, phác đồ huyệt …………………………………… 64
4 4 Đánh giá tác dụng không mong muốn …………………………………………. 69
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 71
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại các thể thất ngôn …………………………………………………… 10
Bảng 2.1. Tóm tắt đánh giá mức độ của thất ngôn …………………………………. 33
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi……………………………………………… 37
Bảng 3.2. Phân bố theo gi i …………………………………………………………………. 38
Bảng 3.3. Phân bố đ nh khu tổn thƣơng trên lâm sàng…………………………….. 38
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo bên liệt và tính thuận tay……………………. 39
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo th i gian b bệnh đến điều tr ……………… 39
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo chỉ số Orgogozo lúc vào của hai nhóm… 40
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo mức độ thất ngôn lúc vào của hai nhóm… 41
Bảng 3.8. Phân bố các dạng thất ngôn của hai nhóm ………………………………. 41
Bảng 3.9. Tỷ lệ các dạng thất ngôn theo gi i …………………………………………. 42
Bảng 3.10. Tỷ lệ các dạng thất ngôn theo tuổi………………………………………… 43
Bảng 3.11. So sánh tiến triển mức độ thất ngôn giữa hai nhóm theo th i gian.. 43
Bảng 3 12 So sánh điểm trung bình độ thất ngôn giữa hai nhóm theo th i
gian điều tr ……………………………………………………………………….. 44
Bảng 3 13 Đánh giá kết quả d ch chuyển độ thất ngôn ở hai nhóm ………….. 45
Bảng 3.14. Tiến triển độ thất ngôn theo tuổi ………………………………………….. 46
Bảng 3.15. Tiến triển độ thất ngôn theo th i gian mắc bệnh…………………….. 47
Bảng 3 16 So sánh điểm trung bình Orgogozo giữa hai nhóm theo th i gian
điều tr ………………………………………………………………………………. 49
Bảng 3.17. Đánh giá kết quả d ch chuyển độ Orgogozo ở hai nhóm …………. 50
Bảng 3.18. Sự thay đổi các chỉ số huyết học trƣ c và sau điều tr …………….. 51
Bảng 3.19. Sự thay đổi các chỉ số sinh hoá trƣ c và sau điều tr ………………. 51
Bảng 3.20. Sự thay đổi chỉ số huyết áp trung bình hai nhóm bệnh nhân trƣ c
và sau điều tr …………………………………………………………………….. 52
Bảng 3.21. Sự thay đổi chỉ số mạch trung bình hai nhóm bệnh nhân trƣ c và
sau điều tr …………………………………………………………………………. 52DANH MỤC HÌNH
Hình 1 1 ác động mạch của não và màng não……………………………………….. 5
Hình 1.2. Vùng Broca và vùng Wernicke hồi trán dƣ i sau……………………….. 9
Hình 1.3. Các vùng của vỏ não …………………………………………………………….. 18
Hình 1 4 Sơ đồ dẫn truyền dây thần kinh thính giác……………………………….. 19
Hình 1 5 ách xác đ nh Đƣ ng 1 và Đƣ ng 2 ………………………………………. 20
Hình 1.6. Vùng ngôn ngữ ……………………………………………………………………. 21
Hình 1.7. Sự phân chia các khu vực kích thích tại da đầu………………………… 2

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment