Đánh giá tác dụng điều trị của viên nang cứng Giáng chỉ tiêu khát linh trên bệnh nhân rối loạn lipid máu

Đánh giá tác dụng điều trị của viên nang cứng Giáng chỉ tiêu khát linh trên bệnh nhân rối loạn lipid máu

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng điều trị của viên nang cứng “Giáng chỉ tiêu khát linh” trên bệnh nhân rối loạn lipid máu có đái tháo đường týp 2.Rối loạn chuyển hoá lipid gắn liền với bệnh lý mạch máu, đặc biệt là bệnh lý mạch vành. Điều hoà các rối loạn lipid máu có tác dụng cải thiện rõ rệt tiên lượng bệnh lý tim mạch ở bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) [1].

Ngày nay, bệnh ĐTĐ gia tăng hàng năm theo sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội. Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế IDF (International Diabetes Federation), năm 2013 thế giới có 382 triệu người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 và dự đoán sẽ tăng lên 592 triệu người trong năm 2035 [2]. Bệnh ĐTĐ xảy ra khắp các châu lục, thường là ĐTĐ týp 2, đặc biệt ở các nước phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh tăng nhanh nhất là các nước thuộc châu Phi và châu Á, dự báo tới năm 2030 số bệnh nhân ĐTĐ chủ yếu ở hai châu lục này [3].
Trong ĐTĐ, tăng glucose máu và RLLPM có tăng LDL-C, tăng tỷ lệ triglycerid (TG), giảm HDL-C máu là những rối loạn chuyển hoá đan xen có nguy cơ rất cao gây VXĐM và những hậu quả xấu đối với hệ tim mạch. Kiểm soát glucose máu và điều trị các RLLPM cho bệnh nhân ĐTĐ có thể giảm được nguy cơ tiến triển của các biến chứng đặc biệt giảm một cách đáng kể nguy cơ các bệnh mạch vành và tỷ lệ tử vong do mạch vành. Do vậy, nhu cầu các thuốc YHHĐ hay YHCT nhằm kiểm soát glucose máu, điều trị RLLPM, phòng ngừa các biến chứng và hạn chế tác dụng phụ của thuốc càng ngày càng trở nên cấp thiết hơn.
Y học hiện đại (YHHĐ) đã đi sâu nghiên cứu tìm ra nhiều loại thuốc điều trị RLLPM cho bệnh nhân ĐTĐ, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do hầu hết còn có những biến chứng khi dùng thuốc kéo dài [4],[5]. Hiện nay, việc tiếp tục nghiên cứu tìm ra các thuốc mới điều trị ĐTĐ và RLLPM, phòng ngừa các biến chứng vẫn đang là vấn đề quan tâm của hàng đầu của các nhà khoa học.
Các nhà nghiên cứu lâm sàng về y học cổ truyền (YHCT) phương Đông nhận thấy chứng RLLPM và chứng đàm thấp có nhiều điểm tương đồng, có thể lấy phương pháp chữa đàm thấp là một trong những phương pháp điều trị RLLPM. Bệnh ĐTĐ theo YHCT thuộc chứng tiêu khát, và thường đi kèm chứng đàm thấp. Vì vậy việc điều trị kết hợp chứng đàm thấp và chứng tiêu khát bằng thuốc YHCT là một xu hướng có thể mang lại hiệu quả tốt trong điều trị RLLPM ở bệnh nhân ĐTĐ [6],[7].
Bài thuốc nghiệm phương “Giáng chỉ thang” được trích từ cuốn “Thiên gia diệu phương” có tác dụng táo thấp hoá đàm, kiện tỳ ích vị, hoạt huyết tiêu thực đã được sử dụng nhiều dưới dạng thuốc thang để điều trị bệnh nhân đái tháo đường có rối loạn lipid máu. Nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và thuận tiện sử dụng cho bệnh nhân, bài thuốc đã được bào chế thành dạng viên nang cứng “Giáng chỉ tiêu khát linh”. Năm 2013, tác giả Vũ Việt Hằng và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn và đánh giá tác dụng dược lý của trên thực nghiệm của chế phẩm “Giáng chỉ tiêu khát linh” và đã công bố kết quả trên các tạp chí y học có uy tín [8],[9],[10],[11].
Để góp phần mở rộng khả năng lựa chọn thuốc trong phòng và điều trị RLLPM trên bệnh nhân ĐTĐ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị của viên nang cứng “Giáng chỉ tiêu khát linh” trên bệnh nhân rối loạn lipid máu có đái tháo đường týp 2” với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu của viên nang cứng “Giáng chỉ tiêu khát linh” trên bệnh nhân rối loạn lipid máu có đái tháo đường týp 2.
2. Đánh giá tác dụng của “Giáng chỉ tiêu khát linh” trên chỉ số đường máu, HbA1c, BMI và tác dụng không mong muốn.
MỤC LỤC Đánh giá tác dụng điều trị của viên nang cứng “Giáng chỉ tiêu khát linh” trên bệnh nhân rối loạn lipid máu có đái tháo đường týp 2
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Rối loạn lipid máu và đái tháo đường theo y học hiện đại 3
1.1.1. Rối loạn lipid máu theo y học hiện đại 3
1.1.2. Đái tháo đường theo YHHĐ 9
1.1.3. Rối loạn lipid máu trong bệnh đái tháo đường type 2 18
1.2. Đái tháo đường và RLLPM theo quan niệm của YHCT 18
1.2.1. Hội chứng RLLPM theo quan niệm của YHCT 18
1.2.2. ĐTĐ theo YHCT 23
1.2.3. Mối quan hệ chặt chẽ giữa chứng tiêu khát trên thể trạng đàm thấp 27
1.3. Tổng quan về “Giáng chỉ tiêu khát linh” 30
1.3.1. Nguồn gốc, xuất xứ 30
1.3.2. Một số nghiên cứu liên quan đến bài thuốc nghiên cứu 31
CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1. Chất liệu nghiên cứu 33
2.2. Đối tượng nghiên cứu 34
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 34
2.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán 34
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ 35
2.3. Phương pháp nghiên cứu 36
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 36
2.3.2. Chỉ tiêu theo dõi 36
2.3.3. Xử lý số liệu 38
2.3.4. Đạo đức trong nghiên cứu 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 39
3.2. Đánh giá kết quả điều trị trên các chỉ tiêu lâm sàng 42
3.3. Đánh giá kết quả điều trị trên các chỉ tiêu cận lâm sàng 46

3.4. Tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị 50
3.4.1 Sự thay đổi về các triệu chứng không mong muốn trên lâm sàng 50
3.4.2 Sự thay đổi về các chỉ số khác trên cận lâm sàng 50
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 52
4.1.1. Đặc điểm về tuổi 52
4.1.2. Đặc điểm về giới 52
4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp 53
4.1.4. Thói quen ăn uống, tập luyện 54
4.1.5. Cân nặng 56
4.1.6. Đặc điểm rối loạn lipid máu của đối tượng NC 57
4.2. Hiệu quả điều trị của GCTKL trên các chỉ tiêu lâm sàng 58
4.2.1. Huyết áp 58
4.2.2. BMI và cân nặng 59
4.2.3. Các triệu chứng lâm sàng khác 60
4.3. Đánh giá kết quả điều trị trên các chỉ tiêu cận lâm sàng 63
4.3.1. Sự thay đổi một số thành phần lipid máu sau điều trị. 63
4.3.2. Sự thay đổi Glucose máu và HbA1c trước và sau điều trị 64
4.3.3. Các chỉ tiêu xét nghiệm nước tiểu 65
4.4. Tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị 66
4.4.1. Đánh giá tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 66
4.4.2 Đánh giá tác dụng không mong muốn trên các chỉ số cận lâm sàng 66
4.5. Phân tích đánh giá chung, lý giải về tác dụng của viên nang GCTKL 67
4.5.1 Lý giải về tác dụng của bài thuốc theo Y học cổ truyền 67
4.5.2 Bàn về tác dụng hạ Cholesterol, TG, LDL-C và tăng HDL-C máu của bài thuốc GCTKL theo y học hiện đại. 69
KẾT LUẬN 72
KIẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Đánh giá các mức độ RLLPM theo NCEP ATP III 5
Bảng 1.2.Thay đổi nồng độ lipid máu do các loại thuốc hạ lipid và tác dụng phụ. 8
Bảng 1.3. Mục tiêu điều trị Đái tháo đường 14
Bảng 3.1. Phân bố độ tuổi 39
Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp 40
Bảng 3.3. Một số thói quen sinh hoạt ảnh hưởng 40
Bảng 3.4. BMI trước điều trị 41
Bảng 3.5. Sự thay đổi huyết áp trước và sau điều trị 42
Bảng 3.6. Sự thay đổi các chỉ số nhân trắc áp trước và sau điều trị 43
Bảng 3.7. Sự thay đổi các triệu chứng cơ áp trước và sau điều trị 44
Bảng 3.8. Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng khác theo YHCT áp trước và sau điều trị 45
Bảng 3.9. Sự thay đổi CT máu áp trước và sau điều trị 46
Bảng 3.10. Sự thay đổi TG máu áp trước và sau điều trị 46
Bảng 3.11. Sự thay đổi LDL-C máu áp trước và sau điều trị 47
Bảng 3.12. Sự thay đổi HDL-C máu áp trước và sau điều trị 47
Bảng 3.13. Sự thay đổi Glucose máu trước và sau điều trị 48
Bảng 3.14. Sự thay đổi HbA1c máu trước và sau điều trị 49
Bảng 3.15. Sự thay đổi kết quả xét nghiệm nước tiểu trước và sau điều trị 49
Bảng 3.16. Sự thay đổi các chỉ số sinh hoá khác trước và sau điều trị 50
Bảng 3.17. Sự thay đổi các chỉ số huyết học trước và sau điều trị 51
Bảng 4.1. Hiệu lực điều chỉnh rối loạn lipid máu của một số thuốc. 63

DANH MỤC BIỂU DỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới 39
Biểu đồ 3.2. Phân bố tỉ lệ tăng Lipid máu 41
Biểu đồ 3.3. Sự thay đổi các thành phần lipid máu áp trước và sau điều trị 48
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hình ảnh cấu trúc Lipoprotein 3
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu trên lâm sàng 37

 

 

 

Leave a Comment