Đánh giá tác dụng điều trị của viên nén “tứ diệu định thống phong” trên bệnh nhân gút

Đánh giá tác dụng điều trị của viên nén “tứ diệu định thống phong” trên bệnh nhân gút

Bệnh gút (Gout disease) là do rối loạn chuyển hóa purine, acid uric được sản sinh quá nhiều hoặc bài tiết quá ít, gây nên sự lắng đọng các tinh thể muối acid uric (urate crystal) dẫn đến phản ứng viêm. Bệnh gút gặp ở mọi quốc gia, mọi dân tộc, tỷ lệ mắc bệnh cao hay thấp bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như mức độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, hoàn cảnh, tập quán sinh hoạt, chủng tộc, di truyền, trình độ y học… theo thống kê khu vực Âu Mỹ tỷ lệ mắc chứng acid uric máu cao chiếm 2-18% dân số, bệnh gút chiếm 0,13-0,37% dân số; tỷ lệ giữa nam và nữ là 20/1, nam giới phát bệnh cao nhất từ 40-55 tuổi, nữ thường sau 50 tuổi.

Theo Y học hiện đại, nền tảng sinh bệnh học của gút là sự tăng AU máu, dẫn đến tình trạng lắng đọng các vi tinh thể urat tại khớp và mô. Lắng đọng tinh thể urat tại khớp gây phản ứng viêm cấp, biểu hiện lâm sàng là viêm khớp cấp. Lắng đọng ở mô dưới da gây ra hạt tôphi. Đặc biệt, lắng đọng vi tinh thể urat tại thận sẽ gây nên bệnh thận urat, sỏi thận và cuối cùng dẫn đến suy thận.

Điều trị gút gồm hai mục tiêu chính:

1. Điều trị chống viêm giảm đau trong đợt cấp.

2. Điều trị cơ bản bằng biện pháp hạ AU máu.

Tại Việt Nam, gút là một bệnh lý thường gặp trong số các bệnh về xương khớp. Tại khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai, từ năm 1991 đến 2000, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh gút điều trị nội trú chiếm 8,57%[13]. Trong vài thập niên trở lại đây do đời sống ngày càng được nâng cao, nên chứng tăng AU máu và bệnh gút có xu hướng ngày càng tăng.

Y học cổ truyền đã biết đến bệnh gút từ rất lâu, với các tên gọi khác nhau như “chứng tý”, “bạch hổ lịch tiết”, “thống phong” . Nhưng đến đời nhà Minh (Trung quốc), Chu Đan Khê mới đưa ra những luận điểm về bệnh nguyên bệnh sinh tương đối hoàn chỉnh, ông cho rằng bệnh chủ yếu do tiên thiên bất túc, chính khí hư hao, cảm thụ phong hàn thấp nhiệt tà, kèm thêm lao dục quá độ, ẩm thực bất tiết gây nên. Bệnh lâu ngày không khỏi làm cho huyết mạch ứ trệ, tân dịch ngưng tụ, đàm trọc ứ trệ ở kinh lạc, ông đã sáng chế ra bài thuốc “Tứ diệu tán” để điều trị bệnh “thống phong”. Đến nay, ở Việt nam chưa có nghiên cứu nào về bài thuốc này. Với phương châm kết hợp YHHĐ với YHCT, khai thác thác thế mạnh của YHCT, nhằm góp một phần vào công tác điều trị bệnh gút. Dựa trên cơ sở bài thuốc này, chúng tôi tiến hành :

Đánh giá tác dụng điều trị của viên nén “Tứ diệu định thống phong” trên bệnh nhân gút

Muc tiêu của đề tài:

1. Đánh giá tác dung lâm sàng và một số chỉ số cận lâm sàng của viên nén “Tứ diệu định thống phong” trên bệnh nhân gút.

2. Đánh giá tác dung không mong muốn của thuốc.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Bệnh gút theo YHHĐ 3
1.1.1. Định nghĩa và phân loại 3
1.1.2. Dịch tễ học 4
1.1.3 . Các yếu tố nguy cơ gây bệnh 4
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh 7
1.1.5. Lâm sàng, cận lâm sàng 9
1.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán 12
1.1.7. Điều trị gút 13
1.2. Bệnh gút theo quan điểm YHCT 14
1.2.1. Nghiên cứu về bệnh danh , lịch sử 14
1.2.2. Nghiên cứu về bệnh nguyên, bệnh sinh 15
1.2.3. Nghiên cứu về biện chứng luận trị, phương dược 20
1.3. Bài thuốc “Tứ diệu tán” 23
1.3.1 Nguồn gốc xuất xứ 23
1.3.2 Thành phần cấu tạo của bài thuốc 23
1.3.3. Công dụng 23
1.3.4. Chủ trị 23
1.3.5. Các vị thuốc 23
1.4. Các nghiên cứu điều trị bệnh gút bằng YHCT trong và ngoài nước… 25 Chương 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU27
2.1. Chất liệu nghiên cứu: 27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27
2.3. Đối tượng nghiên cứu 27
2.3.1. Cỡ mẫu 27
2.3.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu 28
2.3.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân nghiên cứu 28
2.3.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định gút theo YHHĐ 28
2.3.5. Chẩn đoán theo YHCT 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu 29
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: 30
2.4.2. Quy trình nghiên cứu 30
2.4.3. Phương pháp dùng thuốc 31
2.4.4. Chỉ tiêu theo dõi 31
2.4.5. Phương pháp đánh giá kết quả 34
2.4.6. Tiêu chuẩn đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc 34
2.5. Xử lý số liệu 35
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 36
3.1.1. Phân bố theo giới của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 36
3.1.2. Phân bố theo nhóm tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 36
3.1.3 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 37
3.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 37
3.2.1. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh gút 37
3.2.2. Yếu tố nguy cơ 38
3.2.3. Vị trí khớp viêm trước điều trị 39
3.2.4. Số lượng khớp viêm trước điều trị 40
3.2.5. Hạt tôphi trước điều trị 40
3.3. Đánh giá kết quả điều trị của thuốc 41
3.3.1. Kết quả chống viêm, giảm đau của thuốc 41
3.3.2. Kết quả hạ acid uric máu của thuốc 43
3.3.3. Kết quả điều trị của thuốc theo YHCT 44
3.4. Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc 45
3.5. Ảnh hưởng của thuốc lên một số chỉ số sinh hóa, huyết học khác 46
Chương 4: BÀN LUẬN 47
4.1. Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu 47
4.1.1. Tuổi 47
4.1.2. Giới tính 47
4.1.3. Nghề nghiệp 48
4.1.4. Thời gian mắc bệnh 49
4.1.5. Tổn thương khớp 50
4.1.6. Các yếu tố nguy cơ 50
4.2. Bài thuốc dùng trong nghiên cứu 54
4.2.1 Tính an toàn của thuốc 54
4.2.2 Kết cấu của bài thuốc dùng trong nghiên cứu 55
4.3 Tác dụng chống viêm giảm đau và hạ AU máu 56
4.3.1 Tác dụng chống viêm, giảm đau khớp của thuốc 56
3.3.2. Tác dụng hạ AU máu của thuốc 59
4.4. Tác dụng không mong muốn của thuốc 62
KẾT LUẬN 63
KIẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment