Đánh giá tác dụng điều trị đau bằng điện châm ở bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn muộn

Đánh giá tác dụng điều trị đau bằng điện châm ở bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn muộn

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị và phòng bệnh nhưng tỷ lệ tử vong do ung thư vẫn đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong trên thế giới. Năm 2007 khép lại với hơn 12 triệu người mới mắc và cướp đi sinh mạng của 7,6 triệu người do ung thư, chiếm 13% tổng số tử vong. Dự đoán

tới năm 2015 là 9 triệu người và đến năm 2030 là 11,4 triệu người chết do ung thư. Lượng bệnh nhân ở các nước đang phát triển gấp 3 lần các nước phát triển, tỷ lệ này đang tăng nhanh ở các nước châu Á. Dự đoán đến năm 2020 châu Á sẽ có 7,1 triệu người mới mắc [65].

Tại Việt nam, ước tính 150.000 người mới mắc, 70.000 người chết mỗi năm do ung thư, tỷ lệ tử vong 60%, hơn một nửa ở giai đoạn muộn vì vậy nhu cầu về điều trị đau và giảm nhẹ là rất lớn [14],[65] .

Ung thư vòm họng đứng hàng đầu trong ung thư tai mũi họng và đầu mặt cổ, đứng hàng thứ 7 trong ung thư toàn thân (7,1%). Vùng có nguy cơ cao là nam Trung quốc, các nước Đông Nam Á (20-30/100.000 dân). Bệnh hay gặp ở lứa tuổi còn đang lao động, nhiều nhất 40-50 tuổi [55].

Theo báo cáo của hội ung thư Mỹ có tới hàng trăm triệu người Mỹ phải chịu đựng đau mạn tính bao gồm cả đau do ung thư. Đau nặng làm hạn chế hoạt động, thậm chí có thể gây tử vong [58]. Trong số các triệu chứng nói chung của ung thư, đau là triệu chứng thường gặp, chiếm hơn 70% số bệnh nhân ung thư. Vì vậy việc kiểm soát đau và các triệu chứng khác trở thành mục đích chính của điều trị. Bệnh nhân ung thư cần được giảm đau ở mọi giai đoạn của bệnh [15].

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) “Điều trị bằng thuốc là phương pháp chủ đạo trong điều trị đau do ung thư ” [15]. Tuy nhiên, việc kiểm soát đau còn gặp nhiều khó khăn. Hiện cả nước mới có 5 đơn vị điều trị đau với trên 100 giường. Theo điều tra gần đây tại 5 tỉnh Hà nội, TP Hồ Chí Minh, Hải phòng, Quảng ninh, An giang chỉ có 23,32% nhân viên y tế biết điều trị và xử lý giảm đau, gần 40% được hướng dẫn về việc điều trị giảm đau, vì vậy 79,48% bệnh nhân ung thư, 72,72% người nhiễm HIV/AISD than phiền vẫn bị đau dù đã được điều trị [25].

Giảm đau bằng YHCT, trong đó châm cứu cũng đã đem lại nhiều thành tựu. Điện châm được áp dụng ở Việt nam từ năm 1971. Nguyễn Tài Thu đã nghiên cứu giảm đau cho các thương binh trong chứng đau do cắt cụt chi, đau do phẫu thuật đều đạt kết quả tốt [43]. Từ đó đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về châm tê trong phẫu thuật, điện châm giảm đau nhiều chứng bệnh của các tác giả như Nguyễn Tài Thu, Hoàng Bảo Châu, Trần Thúy, Nghiêm Hữu Thành… cho kết quả tốt [6],[36],[44],[45]…

Nhằm làm phong phú thêm phương pháp điều trị đau do ung thư và góp phần tìm các cơ sở khoa học để chứng minh giá trị giảm đau của điện châm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng điều trị đau bằng điện châm ở bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn muộn” với mục tiêu:

1. Đánh giá tác dụng điều trị đau bằng điện châm ở bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn muộn.

2. Xác định sự thay đổi một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa sau điện châm trên bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn muộn.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình nghiên cứu giảm đau trên thế giới và trong nước 3
1.2. Tình hình nghiên cứu điều trị đau trong ung thư vòm họng 7
1.3. Sinh lý cảm giác đau 8
1.4. Đau do ung thư 15
1.5. Đau và ung thư theo y học cổ truyền (YHCT) 19
1.6. Ung thư vòm họng (nasopharyngeal carcinoma) 22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Địa điểm – thời gian nghiên cứu 28
2.2. Đối tượng nghiên cứu 28
2.3. Phương pháp nghiên cứu 29
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 33
3.2. Kết quả điều trị 35
3.3. Tác dụng không mong muốn 45
Chương 4. BÀN LUẬN 46
4.1. Bàn luận về đối tượng nghiên cứu 46
4.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu 47
4.3. Tác dụng không mong muốn 55
4.4. Bàn luận về chọn huyệt và kỹ thuật châm 56
KẾT LUẬN 58
KIẾN NGHỊ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC
 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment