Đánh giá tác dụng điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống của điện châm kết hợp với bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng

Đánh giá tác dụng điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống của điện châm kết hợp với bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống của điện châm kết hợp với bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng.Đau vùng thắt lưng (low back pain) là hội chứng thường gặp ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ước tính có khoảng 65 – 85% những người trưởng thành trong cộng đồng có đau cột sống thắt lưng (CSTL) cấp tính hoặc từng đợt, xảy ra một vài lần trong cuộc đời và khoảng 10% trong số này chuyển thành đau CSTL mạn tính [1],[2],[3]. Tỷ lệ này thay đổi tùy theo từng quốc gia, từng vùng.
Theo Andersson – 1997, hàng năm tỷ lệ đau vùng thắt lưng dao động trong khoảng 15 – 45% [4]. Tại Mỹ, đây là nguyên nhân hàng đầu gây hạn chế vận động của phụ nữ dưới tuổi 45 [5]. Tại Việt Nam, đau cột sống thắt lưng chiếm 2% dân số và từ 60 tuổi trở đi chiếm 17% [1]. Theo Nguyễn Văn Chương (1991), Cao Hữu Hân, Hồ Hữu Lương, đau vùng thắt lưng chiếm 27,77% tổng bệnh nhân khoa nội thần kinh tại viện quân y 103 [6]. Con số này gia tăng không ngừng mỗi năm. Đau vùng thắt lưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt hay gặp ở lứa tuổi người lao động. Tuy không ảnh hưởng tới sinh mạng của người bệnh nhưng thường gây đau âm ỉ, kéo dài làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, khả năng làm việc, sinh hoạt và kinh tế người bệnh. Do đó, vấn đề điều trị đau vùng thắt lưng cũng ngày càng được quan tâm.


Y học hiện đại (YHHĐ) có nhiều phương pháp điều trị đau thắt lưng đem lại hiệu quả tốt, tuy nhiên cũng còn nhiều mặt hạn chế vì gây ra những tác dụng không mong muốn. Y học cổ truyền (YHCT) với nền lịch sử phát triển lâu đời có rất nhiều phương pháp điều trị đau thắt lưng mang lại hiệu quả tích cực đồng thời hạn chế được các tác dụng không mong muốn như: dùng thuốc đông dược, không dùng thuốc (châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống, dưỡng sinh…). Điện châm là phương pháp dùng một dòng điện nhất định tác động lên các huyệt châm cứu để phòng và chữa bệnh đem lại hiệu quả cao, có tác dụng giảm đau nhanh đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu khoa học.
Bài tập dưỡng sinh của bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng là phương pháp dễ tập, bệnh nhân có thể tự tập được, có tác dụng tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, trị một số bệnh mạn tính trong đó có đau thắt lưng, giảm được tình trạng đau, cứng khớp và hạn chế vận động, giúp bệnh nhân tiến tới sống lâu và sống có ích.
Kết hợp điện châm và bài tập dưỡng sinh của bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng trong điều trị đau thắt lưng với mong muốn ứng dụng tất cả những ưu điểm của mỗi phương pháp nhằm đem lại hiệu quả điều trị tối ưu cho người bệnh. Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác dụng điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống của điện châm kết hợp với bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng” với 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả của điện châm kết hợp bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp trên

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………….. 3
1.1. Dịch tễ học đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng ……………….. 3
1.2. Đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng theo y học hiện đại…….. 3
1.2.1. Một số khái niệm………………………………………………………………… 3
1.2.2. Nguyên nhân ……………………………………………………………………… 4
1.2.3. Cơ chế bệnh sinh………………………………………………………………… 4
1.2.4. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của đau thắt lưng do thoái
hóa cột sống thắt lưng ………………………………………………………………….. 5
1.2.5. Chẩn đoán xác định…………………………………………………………….. 8
1.2.6. Điều trị……………………………………………………………………………… 8
1.3. Đau thắt lưng do thoái hóa cột sống thắt lưng theo y học cổ truyền … 10
1.3.1. Bệnh danh ……………………………………………………………………….. 10
1.3.2. Bệnh nguyên bệnh cơ ………………………………………………………… 10
1.3.3. Thể lâm sàng và điều trị …………………………………………………….. 11
1.4. Điện châm……………………………………………………………………………… 14
1.4.1. Định nghĩa……………………………………………………………………….. 14
1.4.2. Cơ chế tác dụng………………………………………………………………… 14
1.4.3. Chỉ định và chống chỉ định…………………………………………………. 15
1.4.4. Tai biến thường gặp và xử trí ……………………………………………… 16
1.4.5. Kỹ thuật bổ tả của điện châm ……………………………………………… 16
1.5. Bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng …………………………………….. 171.5.1. Vài nét về nguồn gốc dưỡng sinh tại Việt Nam ……………………… 17
1.5.2. Sơ lược về tình hình luyện tập dưỡng sinh ở Việt Nam …………… 18
1.5.3. Cơ sở lý luận phép dưỡng sinh ……………………………………………. 19
1.5.4. Mục đích phương pháp tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng ……. 20
1.5.5. Nội dung phương pháp tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng ……. 20
1.5.6. Liệu trình…………………………………………………………………………. 23
1.5.7. Tai biến và cách xử trí……………………………………………………….. 23
1.6. Một số nghiên cứu điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng
phương pháp không dùng thuốc………………………………………………………. 23
1.6.1. Nghiên cứu trên thế giới…………………………………………………….. 23
1.6.2. Nghiên cứu tại Việt Nam……………………………………………………. 24
Chương 2 CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
25
2.1. Chất liệu nghiên cứu ……………………………………………………………….. 25
2.1.1. Phác đồ huyệt điện châm……………………………………………………. 25
2.1.2. Bài tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng……………………………….. 25
2.2. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………… 26
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân………………………………………………… 26
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân …………………………………………….. 27
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………………… 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….. 27
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………… 27
2.4.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu…………………………………………………………. 272.4.3. Quy trình nghiên cứu…………………………………………………………. 29
2.4.4. Chỉ tiêu nghiên cứu …………………………………………………………… 30
2.4.5. Công cụ và kỹ thuật…………………………………………………………… 30
2.4.6. Các bước tiến hành nghiên cứu……………………………………………. 31
2.4.7. Phương pháp đánh giá kết quả…………………………………………….. 31
2.5. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………………… 34
2.6. Đạo đức nghiên cứu………………………………………………………………… 35
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………. 36
3.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu ……………………………………………….. 36
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ học chung của bệnh nhân nghiên cứu…………… 36
3.1.2. Đặc điểm liên quan đến bệnh lý…………………………………………… 37
3.1.3. Đặc điểm hình ảnh cận lâm sàng …………………………………………. 39
3.2. Kết quả điều trị đau thắt lưng do thoái hóa bằng phương pháp điện châm
kết hợp tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng……………………………………… 40
3.2.1. Sự thay đổi triệu chứng cơ năng trước và sau can thiệp…………… 40
3.2.2. Sự thay đổi triệu chứng thực thể trước và sau can thiệp…………… 41
3.2.3. Sự thay đổi các nghiệm pháp thăm khám trước và sau can thiệp . 42
3.2.4. Sự thay đổi điểm đau VAS trước và sau can thiệp………………….. 43
3.2.5. Sự thay đổi tầm vận động cột sống thắt lưng trước và sau can thiệp
……………………………………………………………………………………………….. 45
3.2.6. Sự thay đổi điểm ODI trước và sau can thiệp ………………………… 46
3.2.7. Hiệu quả điều trị chung sau 21 ngày can thiệp……………………….. 48
3.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp………………. 493.3.1. Tác dụng không mong muốn của điện châm………………………….. 49
3.3.2. Tác dụng không mong muốn của phương pháp dưỡng sinh Nguyễn
Văn Hưởng ………………………………………………………………………………. 49
3.3.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp ………… 50
Chương 4 BÀN LUẬN ……………………………………………………………………. 52
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu ………………………………… 52
4.1.1. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo tuổi ………………………………. 52
4.1.2. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo giới ………………………………. 53
4.1.3. Phân bố bệnh nhân nghiên cứu theo thời gian mắc bệnh………….. 54
4.1.4. Đặc điểm phương pháp điều trị đã áp dụng trong tiền sử…………. 55
4.1.5. Hình ảnh Xquang và MRI vùng thắt lưng trước điều trị ………….. 56
4.2. Kết quả điều trị đau thắt lưng do thoái hóa bằng phương pháp điện châm
kết hợp bài tập dưỡng sinh của bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng …………………. 57
4.2.1. Sự thay đổi triệu chứng cơ năng và thực thể trước và sau can thiệp
……………………………………………………………………………………………….. 57
4.2.2. Sự thay đổi các nghiệm pháp thăm khám trước và sau can thiệp . 58
4.2.3. Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS ………………………. 58
4.2.4. Sự thay đổi tầm vận động cột sống thắt lưng …………………………. 61
4.2.5. Sự thay đổi điểm ODI………………………………………………………… 63
4.2.6. Kết quả điều trị chung ……………………………………………………….. 63
4.3. Tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị…………………. 65
4.3.1. Tác dụng không mong muốn của điện châm………………………….. 654.3.2. Tác dụng không mong muốn của phương pháp dưỡng sinh Nguyễn
Văn Hưởng ………………………………………………………………………………. 65
4.3.3. Sự thay đổi dấu hiệu sinh tồn ……………………………………………… 66
4.3.4. Sự thay đổi chỉ số công thức máu và sinh hóa máu…………………. 66
KẾT LUẬN………………………………………………………………….66
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lụcDANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng lượng giá cho điểm mức độ đau VAS [48] …………………….. 32
Bảng 2.2. Bảng lượng giá cho điểm tầm vận động CSTL [49],[50] ………….. 33
Bảng 2.3. Bảng lượng giá cho điểm ODI [53] ………………………………………. 34
Bảng 2.4. Phân loại kết quả điều trị [54]………………………………………………. 34
Bảng 3.1. Đặc điểm nhóm tuổi bệnh nhân nghiên cứu……………………………. 36
Bảng 3.2. Hình ảnh cận lâm sàng bệnh nhân nghiên cứu………………………… 39
Bảng 3.3. Sự thay đổi triệu chứng cơ năng trước và sau can thiệp……………. 40
Bảng 3.4. Sự thay đổi triệu chứng thực thể trước và sau can thiệp……………. 41
Bảng 3.5. Sự thay đổi nghiệm pháp thăm khám trước và sau can thiệp …….. 42
Bảng 3.6. Sự thay đổi tầm vận động trước-sau can thiệp ………………………… 45
Bảng 3.7. Sự thay đổi giá trị trung bình điểm ODI trước-sau can thiệp …….. 46
Bảng 3.8. Tác dụng không mong muốn của điện châm…………………………… 49
Bảng 3.9. Tác dụng không mong muốn của phương pháp dưỡng sinh Nguyễn
Văn Hưởng……………………………………………………………………………………… 49
Bảng 3.10. Sự thay đổi chỉ số công thức máu……………………………………….. 51
Bảng 3.11. Sự thay đổi chỉ số sinh hóa máu …………………………………………. 51DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố nhóm tuổi của bệnh nhân nghiên cứu…………………….. 36
Biểu đồ 3.2. Phân bố giới tính của bệnh nhân nghiên cứu ………………………. 37
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh……………………….. 37
Biểu đồ 3.4. Phương pháp điều trị đã áp dụng ………………………………………. 38
Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi điểm VAS TB trước và sau can thiệp………………… 43
Biểu đồ 3.6. Sự thay đổi phân loại điểm đau VAS trước và sau can thiệp …. 44
Biểu đồ 3.7. Sự thay đổi phân loại điểm ODI trước-sau can thiệp ……………. 47
Biểu đồ 3.8. Phân loại mức độ mất vận động chức năng theo điểm ODI trướcsau can thiệp……………………………………………………………………………………. 48
Biểu đồ 3.9. Hiệu quả điều trị chung …………………………………………………… 48
Biểu đồ 3.10. Sự thay đổi chỉ số mạch (n=30) ………………………………………. 50
Biểu đồ 3.11. Sự thay đổi chỉ số huyết áp trung bình (n=30) …………………… 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012), “Thoái hóa khớp”, “Đau vùng thắt lưng và đau dây thần kinh tọa”, Bệnh học cơ xương khớp nội khoa, Nhà xuất bản y học, tr.138-162, 361-364.
2. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hoàng Văn Dũng (2015), “Thoái hóa cột sống thắt lưng”, Phác đồ chẩn đoán điều trị bệnh cơ xương khớp, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam,191-197
3. Trần Ngọc Ân, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Đặng Hồng Hoa (2015), “Đau thắt lưng”, Phác đồ chẩn đoán điều trị bệnh cơ xương khớp, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 198-203.
4. Andersson O. (1997) Nord. Med. 14, 2000 (Rontgenbilden vid spondylarthritis ankylopoetica).
5. Joao Garcia, John Hernandez – Castro, Rocio Nunez (2014). “Prevalence of low back pain in Latin America: A systematic literature review”, Pain Physician, 17, 379-391.
6. Nguyễn Văn Chương, Cao Hữu Hân, Hồ Hữu Lương (1991), “Điều tra tình hình bệnh tật tại khoa nội viện quân y 103”, Tạp chí y học, 35- 36.
7. Rodrigo Dalke MeuccI, Anaclaudia Gastal Fassa, Neice Muller Xavier Faria (2015). “Prevalence of chronic low back pain: systematic review”, Rev Saúde Pública, 49(73), 1-10.
8. Bộ môn nội, Trường đại học Y Hà Nội (2008),” Đau thắt lưng”, “Hư khớp”, Bài giảng bệnh học nội khoa tập II, Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội, 297-308
9. Kellgren JH, Lawrence JS, “Osteo-arthrosis and disk degeneration in an urban population”. Ann Rheum. Dis 1958;17:388–97.
25
10. Trần Ngọc Ân (1992), Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 374-395
11. Hồ Hữu Lương (2012), Đau thắt lưng và thoát vị đĩa đệm, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 7-88
12. Jonathan Cluett (2009), Herniated Diss, 1-4
13. Bộ Y tế (2014), Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh cơ xương khớp, ban hành kèm theo quyết định 361/QĐ-BYT ngày 25 tháng 01 năm 2014.
14. Bộ môn phục hồi chức năng, trường đại học Y Hà Nội (2015), Phục hồi chức năng, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 44-47, 116-121.
15. Trần Quốc Khánh (2004), Đánh giá tác dụng điều trị đau thắt lưng ở công nhân công ty dệt may Huế bằng bài tập McKenzie, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường đại học Y Hà Nội.
16. Nguyễn Xuân Nghiên (2008), Phục hồi chức năng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 19-23.
17. Bộ môn YHCT, Trường đại học y Hà Nội (2011), Bài giảng y học cổ truyền tập I, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 52, 53, 62, 230.
18. Bộ môn YHCT, Trường đại học y Hà Nội (2011), Bài giảng y học cổ truyền tập II, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 166- 168.
19. Phạm Vũ khánh (2009), Lão khoa y học cổ truyền, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 189-194.
20. Zhang J.P YuJC, Han JX (2013), lumbar disc hernaition treated with qi pathway intervenyion and spinal adjustment: a randomized trial, Zhongguo Zhen Jiu, 33(4), 289-93.
21. Nguyễn Tài Thu, Trần Thúy (1997), Châm cứu sau đại học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 266-270.
26
22. Nghiêm Hữu Thành (2010), Nghiên cứu cơ sở khoa học của điện châm
trong điều trị một số chứng đau, Đề tài khoa học cấp nhà nước, Mã số
CK10-30/06.10.
23. Bộ Y tế (2013) Hướng dẫn điều trị đau lưng do thoái hóa bằng điện
châm, ban hành kèm theo quyết định 792/QĐ – BYT ngày 23/3/2013
24. Mckenzie Robin (1998), “The lumbar spine – Mechanical Diagnosis
andTherapy”, Spinal Publiction New Zealand LTD, Second Edition
25. McKenzie Robin (2001), “Treat your own back”, Spinsl Publlcations
New Zealand LTD, Seventh Edition.
26. Nguyễn Thành Tuyên (2010), Đánh giá hiệu quả điều trị kết hợp của
bài tập McKenzie trên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, Luận văn
Thạc sỹ Y học, trường đại học Y hà Nội.
27. Phạm Văn Đức (2011), Đánh giá hiệu quả bài tập duỗi McKenzie kết
hợp vật lý trị liệu trong điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt
lưng, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
28. Phạm Thúc Hạnh (2007), Giáo trình giảng dạy Khí công dưỡng sinh
xoa bóp bấm huyệt, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, tr.43 –
47
29. Phạm Thúc Hạnh (2002), Nghiên cứu sự biến đổi chức năng thông khí
phổi của bệnh nhân Silicosis sau tập dưỡng sinh khí công, Luận án Tiến
sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
30. Nguyễn Văn Hưởng (2008), Phương pháp dưỡng sinh, Nhà xuất bản y
học, tr. 30 – 35.
31. Nguyễn Văn Hưởng (1996), Nghiên cứu sự phục hồi khả năng lao động
cho bệnh nhân mắc bệnh bụi phổi kết hợp với thuốc tân sinh, Luận văn
Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
27
32. Nguyễn Khắc Viện (2000), Dưỡng sinh cho mọi lứa tuổi, Nhà xuất bản
Thanh niên tr.49 – 54.
33. Trường Đại Học Y Hà Nội (2006), Đau nhức các khớp không có nóng
đỏ, Chuyên đề nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, tr.60 -65.
34. 张振谦, 庄晓华 (2003), 针灸点穴配合体疗治疗腰痛症, 自然医学中
心,加拿大温哥华 中国针灸 ISTICPKU, R246.2
35. Louise Chang (2007), study: Acupuncture Eases Low Back Pain,
WebMD Health News, 4, 10-13.
36. Michael Haake (2007), “German Acupuncture Trial (GERAC) for
chronic Low Back pain”, Arch Interm Med, 176(17), 1982-1989.
37. Thomas G. Lowe (2008), “Degenerativi Disc Disease nd low back
pain”, Euro pean Spine Tournal; Vol 17, 36-39.
38. 姜会梨, 冀丽丽, 任秀君, 龙贤齐, 图娅 (2015), 慢性腰痛针灸处方古
今文献研究 , 北京中医药大学学报, 北京中医药大学针灸推拿学院
北京100029 , R246.9.
39. 邓特伟 ,邓丽丽, 彭娟 (2016), 申时循经取穴针刺治疗肾虚腰痛的临
床疗效研究, 广州中医药大学学报,广东省中医院,广东广州,
510120 , R246.
40. Lương Thị Dung (2008), Đánh giá tác dụng của phương pháp điện
châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột
sống, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
41. Trần Thị Kiều Lan (2009), Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp
với thủy châm trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, Luận
văn thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội.
28
42. Nguyễn Tiến Hưng (2012), Đánh giá tác dụng của đại trường châm
kết hợp laser châm trong điều trị đau do thoái hóa cột sống thắt lưng,
Luận văn thạc sỹ Y học, Viện y học Cổ Truyền Quân Đội, Hà Nội.
43. Triệu Thị Thùy Linh (2015), Đánh giá tác dụng của điện trường châm
kết hợp xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa,
Luận văn Bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.
44. Nguyễn Thị Như Quỳnh (2015), Đánh giá hiệu quả điều trị đau thắt
lưng do thoái hóa cột sống bằng phương pháp điện châm kết hợp bài
tập dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa,
trường đại học Y Hà Nội.
45. Bộ Y tế (2015). Quy trình kỹ thuật châm cứu, Tài liệu hướng dẫn Quy
trình khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu, Quy trình 42, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội.
46. Bộ Y tế (2013), Nguyễn Nhược Kim chủ biên. Châm cứu và các phương
pháp chữa bệnh không dùng thuốc, Sách đào tạo Bác sỹ chuyên khoa
YHCT, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 292 – 296.
47. Lưu Ngọc Hoạt (2018). Nghiên cứu khoa học Y học, Tập 1 – Phương
pháp viết đề cương nghiên cứu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
48. Domenica A. Delgado, Bradley S. Lambert, Nickolas Boutris
(2018). “Validation of Digital Visual Analog Scale Pain Scoring With a
Traditional Paper-based Visual Analog Scale in Adults”, J Am Acad
Orthop Surg Glob Res Rev, 2(3), e088.
49. Frederic J. Kottke & Justus F. Lehmam (2006). Handbook of
Physical Medicine and Rehabilitation, W.B Saunders Company.
50. Hoàng Xuân Huỳnh (2018). Đánh giá tác dụng điều trị đau thần kinh
hông to bằng phương pháp nhu châm kết hợp bài thuốc TK1, Luận văn
Thạc sỹ Y học, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
29
51. Jeremy C. T., Fairbank M.D., Paul B. Pynsent (2000). “The
Oswestry Disability Index”, Spine, Vol. 25, pg 2940–2953.
52. Hudson-Cook N., Tomes-Nicholson K., Breen A. (1989). “A revised
Oswestry Disability Questionnaire, Back pain: new approaches to
rehabilitation and education”, Manchester University Press, pg 187–
204.
53. Fairbank J.C., Davis J.B. (1996). The oswestry low back pain
disability question, Physiotherapy, 66, 271 – 273.
54. Nguyễn Đức Dũng (2019). Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp
bài thuốc KNC điều trị đau thần kinh tọa, Luận văn bác sỹ chuyên khoa
cấp II, Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.
55. Tarasenko Lidiya (2003), Nghiên cứu điều trị hội chứng Đau thắt lưng
hông do thoái hóa cột sống L1 – S1 bằng mãng châm, Luận văn thạc sỹ
trường Đại học Y Hà Nội.
56. Nguyễn Văn Hưng, Phạm Thị Xuân Mai (2018), “Hiệu quả điều trị
đau thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng điện mãng châm kết hợp bài
thuốc độc hoạt tang ký sinh”, Tạp chí Y dược học – Trường đại học Y
dược Huế, tập 8 số 5, tháng 10/2018, 52-57
57. Trần Ngọc Ân (2001), “Đau vùng thắt lưng”, Bệnh thấp khớp, Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội, 374 – 395
58. Trần Ngọc Ân (2011), Phác đồ điều trị các bệnh cơ xương khớp thường
gặp, Nhà xuất bản Hội thấp khớp học Việt Nam.
59. Lại Đoàn Hạnh (2008), Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng thắt lưng
hông bằng phương pháp thủy châm, Luận văn chuyên khoa cấp II,
trường Đại học Y Hà Nội
60. Nghiêm Hữu Thành (2002), “Châm giảm đau và châm tê”, Tạp chí
Châm cứu Việt Nam, số 4/2002, 16-19.
30
61. Lưu Thị Hiệp (2001), “Nghiên cứu tác dụng giảm đau thoái hóa cột sống thắt lưng bằng một công thức huyệt”, Tạp chí Y học thực hành, thành phố Hồ Chí Minh số 4/2001
62. Nguyễn Thị Luân (2017), Đánh giá tác dụng của điện châm kết hợp bài tập Mckenzie trên bệnh nhân đau vùng thắt lưng do thoái hoá cột sống, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
63. Kiên Chinh (2011), Hiệu quả điều trị chứng đau lưng do thoái hóa cột sống của phương pháp mãng châm, Tạp chí Châm cứu Việt Nam, số 2/2011, 18 – 26.
64. Hồ Thị Tâm (2013). Đánh giá tác dụng điều trị Đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng phương pháp cấy chỉ Catgut vào huyệt, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Y Hà Nội
65. Trần Nhật Minh, Võ Thị Hồng, Nguyễn Thị Tân (2018), Hiệu quả của điện châm kết hợp bài thuốc độc hoạt tang ký sinh trong điều trị đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, Tạp chí Y dược học – Trường đại học Y dược Huế, tập 8 số 2, tháng 4/2018, 28-32
66. Bộ Y Tế – Bệnh viện Bạch Mai (2017). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 650-652.
67. Đinh Đăng Tuệ (2013). Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa bằng phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng kết hợp xoa bóp bấm huyệt, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
68. Nguyễn Kiếm (1995), Ứng dụng tia laser trong châm cứu (thực nghiệm trên thỏ), Hội thảo quốc gia LEMF’95, 45.
69. Vũ Quang Bích (2001), Phòng và chữa các chứng bệnh đau lưng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 11.
31
70. Đỗ Kiên Cường (1995), Lý luận và thực hành của laser châm cứu, Hội thảo quốc gia LEMF’95, 43.
71. Trần Phương Đông (2009), “ Nghiên cứu tác dụng của điện châm tê kết hợp thuốc hỗ trợ trong phẫu thuật bướu giáp lan toả nhiễm độc”, luận án Tiến sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội, 55-84
72. Trần Thị Tuyết Mai (2008), Nghiên cứu so sánh tác dụng giảm đau trong phẫu thuật bướu cổ đơn thuần giữa điện châm và gây tê đám rối cổ nông, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 64-85.
73. Huỳnh Ngọc Hồng (2001), “Ứng dụng laser-điện từ trường điều trị đau lưng do thoái hóa cột sống”, Tạp chí thông tin y học cổ truyền, số 102/2001.
74. Vũ Công Lập (2009), Cơ sở vật lý y sinh học, Nhà xuất bản y học Thành phố Hồ Chí Minh
75. Vũ Công Lập (2011), Các tác nhân thường dùng trong Vật lý trị liệu, Nhà xuất bản y học, thành phố Hồ Chí Minh.
76. Điều trị kết hợp YHCT và YHHĐ (2012), Nhà xuất bản Y học, 159- 164.
77. Đỗ Hoàng Dũng (2001), Đánh giá tác dụng điều trị đau dây thần kinh tọa thể phong hàn bằng điện mãng châm, Luận văn Thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội. Tr 43-75.
78. Lê Nhân Sỹ (1995), Kết quả ứng dụng laser, điện từ trường trong điều trị, Hội thảo quốc gia LEMF’95, tr. 33.
79. Phạm Thị Ngọc Bích (2015). Đánh giá tác dụng điều trị Đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống bằng điện trường châm kết hợp với bài độc hoạt tang ký sinh, Luận văn Bác sỹ Nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội
32
80. Trần Thị Hải Vân (2014). “Hiệu quả của điện châm kết hợp từ rung nhiệt trên bệnh nhân Đau vùng thắt lưng do thoái hóa cột sống”, Tạp chí nghiên cứu y học, 68 – 72.
81. Mai Trung Dũng (2006). Điều trị đau, cơ sở sinh học và bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 90.
82. Harold Merskey, Nikolai Bogduk (1994). Classification of Pain, Second Editor, IASP Press, Seattle, USA,209.
83. Nguyễn Thị Định (2014). Đánh giá hiệu quả điều trị của điện châm kết hợp từ rung nhiệt trên bệnh nhân đau thắt lưng do thoái hóa cột sống,
Luận văn tốt nghiệp bác sỹ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội.
84. Ngô Đức Hạnh (2016). Đánh giá tác dụng của điện trường châm kết hợp kéo giãn cột sống và bài tập duỗi McKenzie trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment