Đánh giá tác dụng điều trị đau và mất ngủ bằng điện châm ở bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn muộn
Đánh giá tác dụng điều trị đau và mất ngủ bằng điện châm ở bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn muộn.Đông Y vẫn coi ung thư như một bệnh của “Tứ chứng nan y” tức là một bệnh trong bốn bệnh khó chữa nhất. Ngày nay các bệnh nặng kia đã dần dần được giải quyết tận gốc như bệnh phong, bệnh lao chẳng hạn. Duy có ung thư cho đến bây giờ vẫn còn là một điều thách đố.
Trên thế giới hàng nhiều triệu đô la của các nước đã đổ vào nghiên cứu mà vẫn chưa thắng nổi. Trong một tạp chí La Recherche 1996 của Pháp cho biết: Một nước thuộc loại cường quốc trong những năm của thập kỷ 70 đã công khai công bố sẽ thanh toán bệnh ung thư sớm vào năm 1976. Xong cho đến bây giờ trải qua gần 30 năm và đã chi ra khoảng 40 tỷ đô la ở cả hai bờ đại tây dương mà vẫn chưa giải quyết được căn bệnh ung thư, số người chết vì ung thư vẫn tăng lên. Ung thư vẫn phát triển, và đang dần có nguy cơ chuyển thành nguyên nhân tử vong số một của toàn cầu
Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới ( WHO ), hàng năm có khoảng 9 triệu người mắc bệnh ung thư và tử vong khoảng 5 triệu người. Cho tới năm 2015 dự kiến sẽ có khoảng 15 triệu người mắc bệnh ung thư và tử vong 9 triệu người, trong đó hai phần ba là thuộc các nước đang phát triển. Tại Việt Nam tuy chưa có điều kiện điều tra toàn quốc, tuy nhiên theo số liệu tại Bệnh viện K (1988-1994 ), Trung tâm ung bướu Thành Phố Hồ Chí Minh (1990- 1994 ), Khoa khối u bệnh viện Hai Bà Trưng Hà Nội và một số tài liệu khác – ước tính tỉ lệ ung thư ở Việt Nam khoảng 100-150/100.000 dân, như vậy hàng năm có khoảng 70.000-100.000 trường hợp ung thư mới xuất hiện. Đối với nam nhiều nhất là ung thư phổi, dạ dày, vòm họng, gan. Với nữ nhiều nhất là ung thư vú, dạ dày, tử cung, phổi, vòm họng [36].
Ung thư vòm họng đứng hàng đầu trong các ung thư khu vực tai mũi họng-đầu mặt cổ. Hàng năm tại khoa tia xạ Bệnh viện K trung ương nhận điều trị trung bình từ 250-300 bệnh nhân ung thư vòm họng mới mắc. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là khu vực có tỉ lệ mắc ung thư vòm họng cao nhất. Chẩn đoán ung thư vòm họng thường bị chậm do đặc điểm về giải phẫu, khó khám và trình độ dân trí còn thấp, vì vậy bệnh nhân thường đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn [57].
Với những tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay, khoảng một nửa các bệnh nhân ung thư vẫn không thể trị khỏi được. Trong đó hơn hai phần ba tổng số bệnh nhân ung thư sẽ phải chịu đau đớn dữ dội trước khi chết [57] ; như vậy đau là một triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư nói chung và triệu chứng này gặp nhiều hơn ở bệnh nhân ung thư vùng đầu mặt cổ trong đó có ung thư vòm họng. Việc điều trị giảm đau bằng thuốc y học hiện đại mang lại nhiều kết quả xong vẫn còn một số hạn chế như : gây tác dụng phụ có hại, tốn kém nhiều do giá thành cao……Điều trị đau do ung thư đầu mặt cổ nói riêng và các loại ung thư nói chung là vấn đề cấp thiết và cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp điều trị đau và điều trị ung thư.
Ở Việt Nam từ trước đến nay có rất nhiều nghiên cứu về điện châm của các tác giả như: Nguyễn Tài Thu, Hoàng Bảo Châu, Trần Thúy, Trần Quang Đạt,…..nhưng hầu hết là những nghiên cứu châm tê trong phẫu thuật, thủ thuật. Các tác giả Trần Thúy, Vũ Nam, Phương Đẩu đã sử dụng laser châm trên huyệt để giảm đau cho bệnh nhân ung thư và thấy giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân ung thư với tỷ lệ trung bình 47,3%, trong đó gặp nhiều là ung thư vòm. Với mục đích nhân đạo là giảm đau đớn ghóp phần cải thiện chất l-ượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm:
1.Đánh giá tác dụng điều trị đau và mất ngủ bằng điện châm ở bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn muộn.
2.Theo dõi một số tác dụng không mong muốn của điện châm.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com