Đánh giá tác dụng điều trị Hội chứng ống cổ tay bằng phương pháp điện châm kết hợp với siêu âm trị liệu
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng điều trị Hội chứng ống cổ tay bằng phương pháp điện châm kết hợp với siêu âm trị liệu.Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome) là tình trạng chèn ép thần kinh giữa khi nó đi qua ống cổ tay, đây là hội chứng hay gặp nhất trong các bệnh lý chèn ép dây thần kinh ngoại biên [23]. Thống kê ở Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc Hội chứng ống cổ tay hàng năm khoảng 50/1000 người, ở nhóm nguy cơ cao tỷ lệ này có thể lên tới 500/1000 người [23]. Tại Việt Nam, chưa có số liệu thống kê, nhưng số người đến cơ sở khám và điều trị bệnh này khá đông. Bệnh thường gặp ở độ tuổi trên 35, nữ mắc nhiều hơn nam [2],[3].
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc Hội chứng ống cổ tay ngày càng tăng cùng với sự phát triển của kỹ thuật lao động tinh vi, không đòi hỏi sức lao động lớn nhưng yêu cầu những động tác tỉ mỉ và sử dụng tính linh hoạt của cổ tay ngày càng nhiều.
Thêm vào đó, trình độ dân trí, trình độ hiểu hiết về bệnh và chất lượng cuộc sống tăng lên khiến việc phát hiện và chẩn đoán bệnh lý này có xu hướng tăng lên [2].
Khoảng 70% bệnh nhân mắc Hội chứng ống cổ tay là vô căn, số còn lại có thể do các nguyên nhân nội sinh hoặc ngoại sinh. Nguyên nhân nội sinh từ các yếu tố làm gia tăng thể tích các thành phần trong ống cổ tay như thai kỳ, bệnh nhân chạy thận nhân tạo, gout, đái tháo đường…Các nguyên nhân ngoại sinh làm thay đổi kích thước ống cổ tay từ đó làm gia tăng áp lực kẽ dù thể tích các thành phần trong ống là không thay đổi [23],[28].
Hậu quả của việc chèn ép dây thần kinh giữa gây ra đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da bàn tay thuộc chi phối của thần kinh, nặng hơn có thể gây teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh có thể khỏi hoàn toàn, ngược lại nếu để muộn thì sẽ gây ra những tổn thương và di chứng kéo dài làm ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc, gây thiệt hại đáng kể cho bản thân và gia đình người bệnh cũng như cho xã hội. Theo thống kê ở Mỹ, năm 2005 có tới 16.440 người lao động phải nghỉ việc do bị Hội chứng ống cổ tay, kèm theo đó là sự tiêu tốn một số lượng lớn các nguồn lực kinh tế và xã hội để điều trị cho những bệnh nhân này [29].
Điều trị Hội chứng ống cổ tay bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa. Trong đó điều trị nội khoa được chỉ định với những bệnh nhân đến trong giai đoạn sớm của bệnh, với việc sử dụng nẹp cổ tay, uống hoặc tiêm corticoid tại ống cổ tay làm giảm triệu chứng nhanh, tuy nhiên triệu chứng tái phát sớm [5],[6]. Điều trị phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay chỉ định khi bệnh nhân đến trong giai đoạn nặng hoặc đã điều trị nội khoa thất bại [30].
Theo Y học cổ truyền không có bệnh danh của bệnh Hội chứng ống cổ tay, tuy nhiên hầu hết các bệnh nhân đều có triệu chứng là đau khớp, tê bàn ngón tay và hạn chế vận động nên được mô tả trong phạm vi Chứng tý (Thương cân). Nguyên nhân chính là do khí trệ huyết ứ, mạch lạc bất thông. Khi kinh mạch ở khu vực cục bộ tổn thương làm cho khí huyết ứ trệ, không lưu thông mà dẫn đến sưng đau tê bì. Các phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền hiện nay thường dùng: thuốc, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, nhu châm, thủy châm, khí công dưỡng sinh…đem lại hiệu quả tốt, ít tác dụng không mong muốn.
Do đó, để góp phần tăng hiệu quả điều trị bệnh Hội chứng ống cổ tay bằng phương pháp Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng điều trị Hội chứng ống cổ tay bằng phương pháp điện châm kết hợp với siêu âm trị liệu” với mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng điều trị Hội chứng ống cổ tay bằng phương pháp điện châm kết hợp với siêu âm trị liệu.
2. Theo dõi một số tác dụng không mong muốn của phương pháp điện châm kết hợp với siêu âm trị liệu trên bệnh nhân Hội chứng ống cổ tay
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1……………………………………………………………………………………………. 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………………. 3
1.1. HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI………………. 3
1.1.1. Định nghĩa Hội chứng ống cổ tay ……………………………………………….. 3
1.1.2. Dây thần kinh giữa và cấu tạo giải phẫu ống cổ tay…………………….. 3
1.1.3. Hội chứng ống cổ tay………………………………………………………………….. 7
1.1.4. Điều trị Hội chứng ống cổ tay …………………………………………………… 18
1.2. BỆNH HỘI CHỨNG CỔ TAY THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN ……… 18
1.2.1. Khí trệ huyết ứ…………………………………………………………………………. 19
1.2.2.Khí huyết lƣỡng hƣ …………………………………………………………………… 20
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ HC OCT TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM……………………………………………………………………………………….. 20
1.3.1. Trên thế giới…………………………………………………………………………….. 20
1.3.2. Tại Việt Nam……………………………………………………………………………. 22
1.4. PHƢƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM ………………………………………………….. 22
1.4.1. Cơ chế tác dụng của châm theo Y học hiện đại………………………….. 23
1.4.2. Cơ chế tác dụng của điện châm theo Y học cổ truyền………………… 23
1.4.3. Điện châm điều trị Hội chứng ống cổ tay ………………………………….. 241.5. PHƢƠNG PHÁP SIÊU ÂM TRỊ LIỆU 1.5.1. Một số vấn đề cơ bản
về siêu âm …………………………………………………………………………………………. 28
1.5.2. Tác dụng sinh lý của siêu âm ……………………………………………………. 29
1.5.3. Liều lƣợng điều trị siêu âm ………………………………………………………. 31
1.5.4. Chỉ định và chống chỉ định……………………………………………………….. 31
1.5.5. Kỹ thuật điều trị siêu âm………………………………………………………….. 32
Chƣơng 2………………………………………………………………………………………….. 33
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………….. 33
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU……………………………………………………… 33
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu ……………………………………. 33
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU …………………………………………………………. 34
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU……………………………………………………….. 34
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………… 34
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………….. 34
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ………………………………………………………………….. 35
2.4.3. Trình bày phƣơng pháp chọn mẫu……………………………………………. 35
2.4.4. Tổ chức nghiên cứu………………………………………………………………….. 35
2.4.4. Chỉ tiêu nghiên cứu và cách xác định chỉ tiêu nghiên cứu………….. 37
2.4.5. Phƣơng tiện nghiên cứu……………………………………………………………. 38
2.4.6. Tiến hành nghiên cứu ………………………………………………………………. 39
2.5. THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ……………………… 40
2.5.1. Theo dõi kết quả điều trị …………………………………………………………. 40
2.5.2. Đánh giá kết quả điều trị chung ……………………………………………….. 402.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU ………………………………………………………………………… 41
2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU……………………………………………. 41
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………… 42
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU………………………….. 42
3.1.1. Một số đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu …………………….. 42
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu……………………………. 44
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu……………………… 45
3.2.2. Điểm Boston sau điều trị ………………………………………………………….. 46
3.2.3. Sự cải thiện của điện sinh lý thần kinh giữa………………………………. 47
3.2.4. Sự cải thiện một số triệu chứng Hội chứng ống cổ tay theo Y học cổ
truyền……………………………………………………………………………………………….. 48
3.2.5. Kết quả điều trị chung ……………………………………………………………… 49
3.3. SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ THEO DÕI TRONG QUÁ TRÌNH
NGHIÊN CỨU………………………………………………………………………………….. 50
3.3.1. Sự biến đổi của huyết áp động mạch, mạch ………………………………. 50
3.3.2. Sự biến đổi của công thức máu …………………………………………………. 51
3.4. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN TRONG
QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ……………………………………………………………………. 51
Chƣơng 4………………………………………………………………………………………….. 52
BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………………. 52
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU……………. 52
4.1.1. Đặc điểm về tuổi ………………………………………………………………………. 52
4.1.2. Đặc điểm phân bố giới tính ………………………………………………………. 52
4.1.3. Nghề nghiệp …………………………………………………………………………….. 534.1.4. Thời gian mắc bệnh………………………………………………………………….. 53
4.1.5. Vị trí khớp bị tổn thƣơng …………………………………………………………. 54
4.2. Kết quả nghiên cứu …………………………………………………………………….. 54
4.2.1. Sự cải thiện bệnh theo YHHĐ……………. Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Thay đổi các nghiệm pháp trên lâm sàng của HCOCT ………………… 54
4.2.3. Thay đổi điện sinh lý thần kinh giữa sau điều trị ………………………. 54
4.2.4. Cải thiện triệu chứng YHCT sau điều trị ………………………………….. 58
2.5. Kết quả thay đổi điểm Boston……………………………………………………… 56
4.2.6. Kết quả điều trị chung ……………………………………………………………… 59
4.3. Sự biến đổi một số chỉ số theo dõi trong quá trình nghiên cứu ……… 60
4.3.1. Sự biến đổi của huyết áp động mạch, mạch ………………………………. 60
4.3.2. Sự biến đổi của công thức máu …………………………………………………. 61
4.4. Theo dõi một số tác dụng không mong muốn thƣờng gặp trên lâm
sàng ………………………………………………………………………………………………….. 61
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 62
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………. 6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân độ Hội chứng ống cổ tay
Bảng 2.1. Sơ đồ nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian mắc bệnh
Bảng 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo vị trí khớp bị tổn thương
Bảng 3.6. Các nghiệm pháp lâm sàng HC OCT
Bảng 3.7. Điện sinh lý thần kinh giữa
Bảng 3.8. Sự cải thiện các nghiệm pháp lâm sàng HC OCT
Bảng 3.9. Điểm Boston sau điều trị
Bảng 3.10. Sự cải thiện của điện sinh lý thần kinh giữa
Bảng 3.11. Sự cải thiện một số triệu chứng HC OCT theo YHCT
Bảng 3.12. Kết quả điều trị chung.
Bảng 3.13. Huyết áp động mạch, mạch trước và sau điều trị
Bảng 3.14. Công thức máu trước và sau điều trị
Bảng 3.15. Đánh giá các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trịDANH MỤC HÌNH, ẢNH
Hình 1.1. Chi phối cảm giác và vận động của dây thần kinh giữa
Hình 1.2. Thiết đồ cắt ngang qua OCT
Hình 1.3. Cấu tạo OCT
Hình 1.4. Hình ảnh siêu âm ngang qua đầu gần của OCT bị HC OCT
Ảnh 1.1. Teo cơ mô cái trong HC OCT
Ảnh 1.2. Nghiệm pháp Tinel
Ảnh 1.3. Nghiệm pháp Phalen
Ảnh 1.4. Nghiệm pháp tăng áp lực cổ ta
Nguồn: https://luanvanyhoc.com