Đánh giá tác dụng điều trị tăng huyết áp độ I, II của viên nén Thanh can HV trên lâm sàng
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng điều trị tăng huyết áp độ I, II của viên nén Thanh can HV trên lâm sàng.Tăng huyết áp (THA) là bệnh lý mạn tính phổ biến ở Việt Nam và các nước trên thế giới, là nguyên nhân chính dẫn đến mất sức lao động đồng thời là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh lý tim mạch. Thống kê trên thế giới, năm 2005 cho thấy trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì 7,1 triệu người có nguyên nhân trực tiếp gây do THA. Ở Việt Nam tỷ lệ tử vong do THA chiếm 30% tổng số các ca bệnh tim mạch tử vong [1].
Tỷ lệ mắc bệnh bệnh THA ngày càng gia tăng: năm 2005 theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), toàn thế giới có tới 972 triệu người bị THA chiếm 26,6% và dự báo sẽ tăng đến 1,56 tỷ người vào năm 2025 [2]. Năm 2008, tỷ lệ chung về THA trên toàn thế giới là khoảng 41% ở các nước phát triển và 32% ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, năm 2002 có khoảng 16,9% người trưởng thành bị tăng huyết áp, đến năm 2008 tỷ lệ THA ở người trưởng thành là 25,1% [1]. Theo điều tra gần đây nhất năm 2016 của Viện Tim Mạch Việt Nam cho thấy tỉ lệ THA ở người trưởng thành là 47,3% trên 44 triệu dân [3].
Tăng huyết áp là căn bệnh diễn tiến âm thầm, ít có dấu hiệu cảnh báo. Những triệu chứng của tăng huyết áp thường không đặc hiệu cho đến khi xảy ra tai biến. THA đang trở thành mối đe dọa toàn thể nhân loại bởi gây nhiều biến chứng chứng trầm trọng và là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Những biến chứng này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sống của người bệnh, làm giảm tuổi thọ từ 10 – 20 năm. Đặc biệt chi phí để điều trị các biến chứng của THA là rất lớn vì vậy đã trở thành gánh nặng cho người bệnh và xã hội. Kiểm soát HA tốt sẽ hạn chế được các biến chứng làm giảm bớt gánh nặng cho việc điều trị và góp phần giảm tỉ lệ tử vong.
Hiện nay y học hiện đại (YHHĐ) có rất nhiều loại thuốc điều trị THA, tác dụng theo nhiều cơ chế khác nhau. Bên cạnh hiệu quả điều trị thì các thuốc hóa dược còn có những hạn chế nhất định như: phù, ho khan, đau đầu, buồn nôn,… trong khi người bệnh phải dùng thuốc suốt đời [4]. Xu hướng mới hiện nay là sử dụng thuốc y học cổ truyền (YHCT) trong điều trị THA, để điều chỉnh huyết áp về mức an toàn trong thời gian dài và ít gây tác dụng không mong muốn. Tại Trung Quốc và Việt Nam, có rất nhiều vị thuốc và bài thuốc đã được nghiên cứu, kiểm nghiệm qua thực tế lâm sàng cho thấy ưu điểm chính của thuốc YHCT có tác dụng hạ HA tốt, cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng và ít tác dụng phụ [5],[6].
Viên nén Thanh can HV có nguồn gốc từ bài thuốc nam “Thanh can – HV” được hiện đại hóa dưới dạng viên nén, gồm 8 vị thuốc sẵn có tại Việt Nam: Câu đằng, Chi tử, Ý dĩ, Tang ký sinh, Ngưu tất, Trạch tả, Xa tiền tử, Xuyên khung. Bài thuốc được chứng minh có tác dụng dược lý hạ huyết áp và lợi tiểu trên thực nghiệm. Để có thêm bằng chứng khoa học trong điều trị THA của viên nén Thanh can HV, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá tác dụng điều trị tăng huyết áp độ I, II của viên nén Thanh can HV trên lâm sàng” với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá kết quả điều trị tăng huyết áp độ I, II của viên nén Thanh can HV
trên lâm sàng.
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của viên nén Thanh can HV
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………………………3
1.1. TĂNG HUYẾT ÁP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI …………………………………………..3
1.1.1. Khái niệm tăng huyết áp …………………………………………………………………3
1.1.2. Nguyên nhân tăng huyết áp……………………………………………………………..3
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của tăng huyết áp………………………………………………….4
1.1.3.1. Vai trò của hệ thần kinh giao cảm………………………………………………4
1.1.3.2 Vai trò của hệ Renin – Angiotensin – Aldosteron ………………………….5
1.1.3.3. Rối loạn chức năng tế bào nội mạc thành động mạch …………………..6
1.1.3.4. Thuyết về tác dụng phối hợp các yếu tố gây tăng huyết áp ……………6
1.1.4. Phân loại tăng huyết áp …………………………………………………………………..7
1.1.4.1. Phân độ tăng huyết áp ………………………………………………………………7
1.1.4.2.Phân chia giai đoạn bệnh …………………………………………………………..7
1.1.4.3 Phân loại tăng huyết áp theo thể bệnh…………………………………………8
1.1.5. Một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp ………………………………………………..8
1.1.6. Biến chứng của tăng huyết áp ………………………………………………………..10
1.1.7. Chẩn đoán tăng huyết áp……………………………………………………………….11
1.1.8. Điều trị tăng huyết áp……………………………………………………………………12
1.1.8.1. Mục tiêu và nguyên tắc điều trị tăng huyết áp ……………………………12
1.1.8.2. Phương pháp điều trị không dùng thuốc……………………………………12
1.1.8.3. Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc …………………………………………….13
1.2. TĂNG HUYẾT ÁP THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN …………………………………….16
1.2.1. Khái niệm……………………………………………………………………………………16
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh…………………………………………………..171.2.3. Nguyên tắc điều trị……………………………………………………………………….18
1.2.4. Biện chứng luận trị……………………………………………………………………….19
1.2.4.1. Thể can dương thượng cang…………………………………………………….19
1.2.4.2. Thể can thận âm hư ………………………………………………………………..20
1.2.4.3. Thể âm dương lưỡng hư………………………………………………………….21
1.2.4.4. Đàm thấp ………………………………………………………………………………21
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỐC YHCT ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC…………………………………………………………………………22
1.3.1. Trên thế giới………………………………………………………………………………..22
1.3.2. Tại Việt Nam……………………………………………………………………………….23
1.4. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC THANH CAN HV………………………………….24
1.4.1. Nguồn gốc – xuất sứ …………………………………………………………………….24
1.4.2. Thành phần bài thuốc……………………………………………………………………25
1.4.3. Công dụng …………………………………………………………………………………..25
1.4.4. Chủ trị…………………………………………………………………………………………25
1.4.5. Phân tích bài thuốc……………………………………………………………………….25
1.4.6. Các nghiên cứu về bài thuốc Thanh Can HV……………………………………26
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………27
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………..27
2.1.1. Thuốc nghiên cứu…………………………………………………………………………27
2.1.2. Thuốc đối chứng ………………………………………………………………………….27
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………28
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………..28
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn ……………………………………………………………………..28
2.2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn theo Y học hiện đại…………………………………..282.2.2.2 Tiêu chuẩn lựa chọn theo Y học cổ truyền …………………………………29
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ ……………………………………………………………………….30
2.2.3.1. Theo Y học hiện đại:………………………………………………………………30
2.2.3.2. Theo Y học cổ truyền:…………………………………………………………….30
2.3. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU…………………………………………………30
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………………………….30
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………30
2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ………………………………………………..30
2.4.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu………………………………………………………….31
2.4.4. Các bước tiến hành……………………………………………………………………….32
2.4.5. Phương pháp đánh giá kết quả ……………………………………………………….36
2.5. SAI SỐ VÀ CÁCH KHỐNG CHẾ SAI SỐ ………………………………………………39
2.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU …………………………………………………………39
2.7. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU………………………………………………………..39
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………………..40
3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN LÂM SÀNG ………………………………………..40
3.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu……………………………………………………..40
3.1.1.1. Đặc điểm về giới, tuổi, BMI và nghề nghiệp……………………………..40
3.1.1.2. Thời gian phát hiện bệnh và thái độ điều trị ………………………………42
3.1.1.3. Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp……………………………………….43
3.1.1.4. Biểu hiện tổn thương đối với một số cơ quan đích……………………..44
3.1.1.5. Phân loại tăng huyết áp theo Y học hiện đại………………………………45
3.1.1.6. Phân loại tăng huyết áp theo thể bệnh Y học cổ truyền……………….45
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA VIÊN NÉN THANH CAN HV……………………….46
3.2.1. Kết quả điều trị theo Y học hiện đại ……………………………………………….46
3.2.2. Kết quả điều trị theo Y học cổ truyền ……………………………………………..523.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC TRÊN LÂM SÀNG….55
3.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng……………………………………..55
3.3.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng ……………………………….56
3.3.3. Kết quả sinh hóa nước tiểu…………………………………………………………….57
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN…………………………………………………………………………….59
4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ TRÊN LÂM SÀNG …….59
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………………..59
4.1.1.1. Tuổi, giới, nghề nghiệp, BMI…………………………………………………..59
4.1.1.2. Đặc điểm tăng huyết áp ở đối tượng nghiên cứu ………………………..61
4.1.1.3. Biểu hiện tổn thương một số cơ quan đích ………………………………..64
4.1.2. Kết quả điều trị tăng huyết áp độ 1, 2 của viên nén Thanh Can HV trên
lâm sàng ………………………………………………………………………………………………64
4.1.2.1. Kết quả điều trị với chỉ số huyết áp ………………………………………….65
4.1.2.2. Kết quả hạ huyết áp theo thể bệnh y học cổ truyền …………………….68
4.1.2.3. Kết quả điều trị với tần số mạch ………………………………………………68
4.1.2.4. Kết quả điều trị với các triệu chứng lâm sàng ……………………………68
4.1.3. Phân tích viên nén Thanh can HV ………………………………………………….72
4.2. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA VIÊN NÉN THANH CAN HV.74
4.2.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng……………………………………..74
4.2.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng ……………………………….74
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………76
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………………..77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân độ tăng huyết áp theo VSH/VNHA năm 2018 [16] ……………………..7
Bảng 1.2: Phân loại giai đoạn THA theo VSH/VNHA năm 2018 [16]………………….7
Bảng 1.3: Công thức bài thuốc Thanh can HV …………………………………………………25
Bảng 1.4: Phân tích quân thần tá sứ………………………………………………………………..25
Bảng 2.1: Thành phần viên nén Thanh can HV………………………………………………..27
Bảng 2.2: Chẩn đoán THA độ 1, 2 theo VSH/VNHA năm 2018 ………………………..28
Bảng 2.3: Chẩn đoán thể bệnh theo YHCT [22], [38], [40] ……………………………….29
Bảng 2.4. Tứ chẩn ………………………………………………………………………………………..35
Bảng 2.5: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả hạ huyết áp theo HATB………………………..37
Bảng 3.1: Đặc điểm về giới của đối tượng nghiên cứu………………………………………40
Bảng 3.2: Tăng huyết áp phân bố theo nhóm tuổi …………………………………………….40
Bảng 3.3: Chỉ số nhân trắc học đối tượng nghiên cứu (BMI)……………………………..41
Bảng 3.4: Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ………………………………41
Bảng 3.5: Thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu ………………………………….42
Bảng 3.6: Thái độ điều trị THA của đối tượng nghiên cứu ………………………………..42
Bảng 3.7: Các yếu tố nguy cơ bệnh THA ………………………………………………………..43
Bảng 3.8: Biểu hiện tổn thương trên Điện tâm đồ …………………………………………….44
Bảng 3.9: Biểu hiện tổn thương trên X-Quang tim phổi…………………………………….44
Bảng 3.10. Phân loại THA theo YHHĐ…………………………………………………………..45
Bảng 3.11: Phân loại THA theo thể bệnh YHCT ……………………………………………..45
Bảng 3.12: Thay đổi trị số HATT qua các thời gian điều trị ………………………………46
Bảng 3.13: Thay đổi trị số HATTr qua các thời gian điều trị……………………………..47Bảng 3.14: Thay đổi trị số HATB qua các thời gian điều trị………………………………48
Bảng 3.15: Kết quả kiểm soát huyết áp theo HA mục tiêu sau điều trị ………………..49
Bảng 3.16: Thay đổi tần số mạch trước và sau điều trị………………………………………50
Bảng 3.17: Kết quả đo nước tiểu 24 giờ ………………………………………………………….51
Bảng 3.18: Triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị ……………………………………..52
Bảng 3.19: Thay đổi HATT, HATr, HATB theo thể bệnh YHCT ………………………54
Bảng 3.20: Một số tác dụng không mong muốn……………………………………………….55
Bảng 3.21: Một số thông số sinh hóa máu trước và sau điều trị………………………….56
Bảng 3.22: Các chỉ số huyết học trước và sau điều trị……………………………………….57
Bảng 3.23: Albumin nước tiểu……………………………………………………………………….57
Bảng 3.24: pH nước tiểu ……………………………………………………………………………….5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com