Đánh giá tác dụng điều trị viêm dạ dày mạn tính có H.P của cốm tan Sài Hồ Sơ Can kết hợp viên Tả Kim nang
Luận văn thạc sĩ y học cổ truyền Đánh giá tác dụng điều trị viêm dạ dày mạn tính có H.P của cốm tan Sài Hồ Sơ Can kết hợp viên Tả Kim nang.Viêm dạ dày mạn tính (VDDMT) là một bệnh lí hết sức phổ biến, có tới hơn một nửa dân số thế giới mắc phải căn bệnh này ở các mức độ khác nhau. [1]Ở Việt Nam, viêm dạ dày chiếm từ 80 đến 90% trong các trường hợp tới nội soi dạ dày tá tràng.Bệnh thường diễn biến âm thầm qua nhiều năm, tuy không gây đe dọa trực tiếp lên tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh do việc điều trị còn nhiều khó khăn, dễ tái phát và có thể đưa đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như: Loét dạ dày, ung thư dạ dày, xuất huyết…
Vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P) được cho là một trong những nguyên nhân thường gặp gây VDDMT. [2], [3], [4], [5] Sự phát hiện nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn H.P đã đưa đến một phương thức điều trị mới đó là phải sử dụng kháng sinh.VDDMT có H.P dương tính chiếm tỷ lệ 20-30% dân số ở các nước công nghiệp và 70-90% ở các nước đang phát triển. Cùng với sự gia tăng về mức sống và ý thức phòng bệnh thì tỉ lệ nhiễm H.P ở những nước phát triển đã giảm, nhưng ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm còn cao [6]: tỷ lệ nhiễm H.P ở lứa tuổi từ 15-75 là 56%- 75,2% với xét nghiệm huyết thanh học và tỷ lệ nhiễm trong các thể bệnh qua nội soi ở người lớn vào khoảng 53-89,5% tại một số bệnh viện thành phố lớn. Tỷ lệ nhiễm H.P trong viêm dạ dày mạn ở miền Bắc Việt Nam từ 53-72,8%; ở thành phố Hồ Chí Minh 64,7%. [7], [8]
Ngoài ra, sự hiện diện của H.P còn được cho là yếu tố thúc đẩy hình thành ung thư dạ dày. Sau những khám phá tiên phong của Marshall và Warren vào những năm 1982, rất nhiều nghiên cứu về sự tương quan giữa H.P và ung thư dạ dày đã được thực hiện. Cho tới năm 1994, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế tuyên bố H.P là chất gây ung thư loại I, hoặc là nguyên nhân gây ung thư ở người. [9]Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: diệt trừ sớm H.P cũng làm giảm tỉ lệ tiến triển thành ung thư ở những bệnh nhân có viêm loét dạ dày [10].Vì vậy, việc diệt trừ H.P ở những bệnh nhân có viêm dạ dày mạn tính là hết sức quan trọng.
Trong bối cảnh chung của tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, các phác đồ điều trị H.P truyền thống cũng đang cho thấy sự suy giảm hiệu quả trong điều trị. [11] Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu thêm các phác đồ mới, các loại thuốc bổ sung và thay thế để nâng cao hiệu quả điều trị- diệt trừ H.P trên những bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính.
Từ lâu YHCT đã có nhiều bài thuốc điều trị hiệu quả các bệnh lý đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm dạ dày mạn tính như bài Tả kim hoàn, Sài hồ sơ can thang, Bình vị tán, Hương sa lục quân,… Hơn nữa, có nhiều vị thuốc cho thấy tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩnH.P tương tự kháng sinh như Hoàng liên, Hoàng Cầm, Bản Lam Căn… [12]. Cốm tan Sài hồ sơ can và viên nang Tả kim là sản phẩm chuyển dạng của hai bài thuốc cổ phương Sài hồ sơ can thang và Tả kim hoàn. Để đánh giá toàn diện hiệu quả của hai bài thuốc sau khi chuyển dạng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Đánh giá tác dụng điều trị viêm dạ dày mạn tính có H.P của cốm tan Sài Hồ Sơ Can kết hợp viên Tả Kim nang” với mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng điều trị viêm dạ dày mạn tính có Helicobacter Pylori của cốm tan Sài Hồ Sơ Can kết hợp viên Tả Kim Nang trên lâm sàng
2. Khảo sát tác dụng không mong muốn của thuốc nghiên cứu
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1.VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH TRONG Y HỌC HIỆN ĐẠI 3
1.1.1. Giải phẫu- Sinh lý của dạ dày 3
1.1.2. Khái niệm viêm dạ dày mạn tính 6
1.1.3. Triệu chứng viêm dạ dày mạn tính 6
1.1.4. Nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn tính 7
1.1.5. Helicobacter pylori và viêm dạ dày mạn tính 7
1.1.6. Các phương pháp chẩn đoán H.P 10
1.1.7. Chẩn đoán viêm dạ dày mạn tính 11
1.1.8. Phân loại viêm dạ dày mạn tính 12
1.1.9. Điều trị viêm dạ dày mạn tính có H.P 16
1.2.VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN 18
1.2.1. Nguyên nhân 18
1.2.2. Cơ chế bệnh sinh 18
1.2.3. Phân loại thể bệnh và điều trị 19
1.3.TÌNH HÌNH CÁC NGHIÊN CỨU THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN CÓ KHẢ NĂNG DIỆT HELICOBACTER PYLORI 23
1.3.1. Nghiên cứu trên thực nghiệm 23
1.3.2. Các nghiên cứu trên lâm sàng 23
1.4. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU 26
1.4.1. Bài thuốc Sài hồ sơ can 26
1.4.2. Bài thuốc Tả kim hoàn 27
Chương 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. CHẤT LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 29
2.1.1. Chất liệu nghiên cứu 29
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu 30
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 31
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học hiện đại 31
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo Y học cổ truyền 31
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ 32
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 32
2.3.2. Cỡ mẫu 32
2.3.3. Quy trình nghiên cứu 33
2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 34
2.3.5. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị 35
2.4. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 39
2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU 39
2.6. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH 39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 41
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 41
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 42
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 42
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh 43
3.1.5. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị 43
3.1.6. Đặc điểm nội soi trước điều trị 44
3.1.7. Đặc điểm mô bệnh học trước điều trị 45
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 48
3.2.1. Kết quả cải thiện triệu chứng lâm sàng 48
3.2.2. Kết quả điều trị trên nội soi 49
3.2.3. Kết quả điều trị trên mô bệnh học 50
3.4. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN 53
3.4.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 53
3.4.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng 53
Chương 4: BÀN LUẬN 54
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 54
4.1.1. Tuổi 54
4.1.2. Giới 55
4.1.3. Nghề nghiệp 56
4.1.4. Thời gian mắc bệnh 56
4.1.5. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị 57
4.1.6. Đặc điểm nội soi trước điều trị 59
4.1.7. Đặc điểm mô bệnh học trước điều trị 60
4.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 63
4.2.1. Kết quả cải thiện triệu chứng lâm sàng 63
4.2.2. Kết quả điều trị trên nội soi 68
4.2.3. Kết quả điều trị trên mô bệnh học 69
4.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN 74
4.3.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 74
4.3.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng 74
KẾT LUẬN 75
KIẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MụC BảNG
Bảng 1.1. Đặc điểm mô học trên mỗi tiêu bản, cách cho điểm và phân độ 14
Bảng 1.2. Phác đồ diệt trừ Helicobacter pylori 17
Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá triệu chứng tiêu hóa 35
Bảng 2.2. Đặc điểm mô học trên mỗi tiêu bản, cách cho điểm và phân độ 37
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi 41
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 42
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo triệu chứng lâm sàng trước điều trị 43
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh YHCT 44
Bảng 3.5. Đặc điểm hình thái viêm trên nội soi của đối tượng nghiên cứu 45
Bảng 3.6. Tình trạng nhiễm H.P trên mô bệnh học 45
Bảng 3.7. Tình trạng viêm mạn tính trên mô bệnh học 46
Bảng 3.8. Tình trạng viêm hoạt động trên mô bệnh học của đối tượng nghiên cứu 46
Bảng 3.9. Tình trạng viêm teo trên mô bệnh học của đối tượng nghiên cứu 47
Bảng 3.10. Đặc điểm phân bố dị sản ruột 47
Bảng 3.11. Triệu chứng cơ năng sau điều trị của đối tượng nghiên cứu 48
Bảng 3.12. Kết quả nội soi của nhóm nhiên cứu trước và sau điều trị 49
Bảng 3.13. Kết quả điều trị trên nội soi giữa 2 nhóm sau điều trị 50
Bảng 3.14. Tình trạng nhiễm H.P trên mô bệnh học sau điều trị 50
Bảng 3.15. Tình trạng viêm mạn tính trên mô bệnh học sau điều trị 51
Bảng 3.16. Tình trạng viêm hoạt động trên mô bệnh học sau điều trị 52
Bảng 3.17. Kết quả đối với tình trạng viêm teo trên mô bệnh học 52
Bảng 3.18. Chỉ số huyết học trước và sau điều trị 53
Bảng 3.19. Chỉ số sinh hóa trước và sau điều trị 53
Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ diệt H.P của thuốc YHCT và phác đồ 3 thuốc 71
Bảng 4.2. Kết quả diệt H.P của một số nghiên cứu thuốc YHCT tại Việt Nam 71
DANH MụC BIểU Đồ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 42
Biều đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh 43
Biểu đồ 3.3. Phân bố vị trí viêm của đối tượng nghiên cứu 44
Biểu đồ 3.4: Phân bố tỷ lệ giảm tổng điểm triệu chứng lâm sàng “Theo Hội bệnh học tiêu hóa toàn quốc thuộc Hội Y học Trung Hoa’’ 49
DANH MụC HÌNH
Hình 1.1: Giải phẫu dạ dày 4
Hình 1.2: Cấu trúc niêm mạc dạ dày 5
Hình 1.3: Vi khuẩn Helicobacter pylori 8
Nguồn: https://luanvanyhoc.com