ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B MẠN TÍNH BẰNG VIÊN VIGAB KẾT HỢP TENOFOVIR

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B MẠN TÍNH BẰNG VIÊN VIGAB KẾT HỢP TENOFOVIR

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B MẠN TÍNH BẰNG VIÊN VIGAB KẾT HỢP TENOFOVIR .Viêm gan virus B là tình trạng viêm hoại tử tế bào gan do virus viêm gan B (hepatitis B virus: HBV) gây ra. Đây là một vấn đề y tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặc dù đã có vaccine phòng nhiễm HBV đặc hiệu, nhưng tỉ lệ nhiễm virus này đến nay còn rất cao. Ước tính trên thế giới có trên 240 triệu người nhiễm HBV mạn tính và hơn 780 000 người chết mỗi năm do hậu quả của nhiễm HBV cấp và mạn tính [1]. Theo đánh giá của tổ chức y tế thế giới (WHO) Việt Nam nằm trong vùng lưu hành cao của HBV và là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm HBV cao nhất thế giới [2]. Do tỉ lệ nhiễm HBV trong cộng đồng dân cư cao như vậy nên tỉ lệ viêm gan B cấp và mạn ở nước ta cũng rất cao, là nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan và ung thư gan nguyên phát.

Đã có những tiến bộ lớn từ các nghiên cứu gần đây về diễn tiến tự nhiên của bệnh cũng như từ các thử nghiệm lâm sàng của các thuốc ức chế virus Nucleos(t)ide. Trong các thuốc ức chế virus điều trị viêm gan B, Tenofovir đã được cho phép trong điều trị viêm gan virus B năm 2008. Trong các thử nghiệm lâm sàng Tenofovir có tác dụng ức chế virus mạnh hơn, tác dụng phụ ít hơn so với các thuốc Nucleos(t)ide khác. Tuy nhiên Tenofovir vẫn còn có một số tác dụng phụ như phát ban, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn, tăng enzym gan, đặc biệt là tác dụng phụ trên thận gây suy giảm chức năng thận.
Nền y học cổ truyền xưa cũng đã có nhiều kinh nghiệm điều trị bệnh bằng nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên. Trong những năm gần đây, việc kết hợp thuốc Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong điều trị bệnh lý gan mật nói chung và bệnh viêm gan B nói riêng đã đem lại hiệu quả điều trị khả quan và là hướng nghiên cứu mới của các nhà khoa học.
Xuất phát từ tình hình điều trị viêm gan B mạn tính hiện nay cũng như những nghiên cứu trong và ngoài nước, Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ công an đã nghiên cứu và đưa vào điều trị bài thuốc Y học cổ truyền dưới dạng viên nén VIGAB để điều trị viêm gan B mạn tính. Đây là đề tài cấp bộ đã được nghiệm thu của tác giả Phạm Bá Tuyến năm 2010. Qua nghiên cứu đã chứng minh: Trên thực nghiệm VIGAB không gây độc và không làm thay đổi các chỉ số sinh học cho động vật trên thực nghiệm; Trên lâm sàng: VIGAB có tác dụng cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là các triệu chứng trên tiêu hóa như tiêu chảy, nôn và buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, đây cũng chính là các tác dụng không mong muốn của Tenofovir, có tác dụng phục hồi chức năng gan, tăng cường miễn dịch, bước đầu đánh giá thấy có tác dụng ức chế HBV. Thuốc an toàn, không độc và không có tác dụng không mong muốn [3].
Năm 2013, để đánh giá toàn diện tác dụng của VIGAB, Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an đã tiến hành nghiên cứu đề tài cấp Bộ có tên: Đánh giá tác dụng điều trị viêm gan B mạn tính bằng viên VIGAB kết hợp Tenofovir. Đề tài này là một phần nghiên cứu trong khuôn khổ của đề tài cấp Bộ trên và học viên là thành viên chính tham gia nghiên cứu. Đề tài có mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu đề tài:
1. Đánh giá kết quả điều trị viêm gan B mạn tính bằng phác đồ kết hợp VIGAB và Tenofovir.
2. Tìm hiểu tác dụng không mong muốn của phác đồ điều trị viêm gan B mạn tính bằng VIGAB kết hợp Tenofovir.

MỤC LỤC ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B MẠN TÍNH BẰNG VIÊN VIGAB KẾT HỢP TENOFOVIR

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. KHÁI QUÁT BỆNH VIÊM GAN VIRUS B THEO YHHĐ 3
1.1.1. Dịch tễ học Viêm gan B …..3
1.1.2.Đặc điểm virus Viêm gan B 3
1.1.3. Đường lây truyền 6
1.1.4. Diễn tiến tự nhiên của nhiễm HBV mạn tính 7
1.1.5. Sinh lý bệnh viêm gan virus B mạn tính 9
1.1.6. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm gan virus B 11
1.1.7. Chẩn đoán 13
1.1.8. Điều trị viêm gan virus B 13
1.1.9. Phòng bệnh 18
1.2. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM GAN VIRUS B THEO YHCT 19
1.2.1. Khái niệm 19
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 21
1.2.3. Phân loại các thể lâm sàng theo YHCT 24
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 26
1.3.1. Một số nghiên cứu nước ngoài 26
1.3.2.Các nghiên cứu trong nước 27
1.4. TỔNG QUAN VỀ THUỐC NGHIÊN CỨU 28
1.4.1. Tổng quan về thuốc nghiên cứu VIGAB 28
1.4.2. Tổng quan về thuốc chứng tân dược Tenofovir 33
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU 35
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 36
2.2.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 36
2.2.2.Tiêu chuẩn loại trừ 37
2.3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 37
2.3.2. Cách thức tiến hành 37
2.3.3.Chỉ tiêu đánh giá 38
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU 40
2.5. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA ĐỀ TÀI 40
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BỆNH NHÂN NHÓM NGHIÊN CỨU VÀ NHÓM CHỨNG 41
3.1.1. Đặc điểm về giới 41
3.1.2. Đặc điểm về tuổi 42
3.1.3. Đặc điểm về thời gian phát hiện bệnh 43
3.1.4. HBV-DNA huyết thanh và enzym ALT ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng trước điều trị 43
3.1.5.Phân bố bệnh nhân theo 2 thể bệnh YHCT 44
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHÁC ĐỒ NGHIÊN CỨU 44
3.2.1. Kết quả điều trị qua một số chỉ số lâm sàng 44
3.2.2. Kết quả điều trị qua một số chỉ số cận lâm sàng 46
3.2.3. Đánh giá tác dụng của phác đồ phối hợp 2 thuốc trên các thể bệnh theo YHCT 56
3.2.4. Tác dụng không mong muốn của hai phác đồ 58
CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN 62
4.1. BÀN LUẬN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC BỆNH NHÂN NHÓM NGHIÊN CỨU VÀ NHÓM CHỨNG 62
4.1.1. Bàn luận về giới của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng 62
4.1.2. Bàn luận về tuổi của nhóm nghiên cứu và nhóm chứng 62
4.1.3. Bàn luận về thời gian mắc bệnh 63
4.1.4. Bàn luận về phân bố bệnh nhân theo hai thể bệnh YHCT 63
4.1.5. Bàn luận về HBV-DNA huyết thanh và enzym ALT trước điều trị ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng 64
4.2. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHÁC ĐỒ NGHIÊN CỨU 64
4.2.1. Bàn luận kết quả điều trị qua một số chỉ số lâm sàng 64
4.2.2. Bàn luận kết quả điều trị của phác đồ qua một số chỉ số cận lâm sàng 71
4.2.3. Đánh giá tác dụng của phác đồ phối hợp 2 thuốc trên các thể bệnh theo YHCT 78
Bảng 4.1: So sánh kết quả nghiên cứu của đề tài với một số nghiên cứu của các tác giả khác 82
KẾT LUẬN 85
KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Các thuốc điều trị viêm gan B 14
Bảng 1.2: Hướng dẫn điều trị của AASLD (2009) 15
Bảng 1.4: Thành phần và vai trò tác dụng của các vị thuốc 28
Bảng 1.5: Liều dùng của Tenofovir 34
Bảng 1.6: Triệu chứng các thể bệnh theo tứ chẩn 36
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng 41
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 42
Bảng 3.3:HBV-DNA huyết thanh và ALT ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng trước điều trị 43
Bảng 3.4: Phân bố bệnh nhân theo hai thể bệnh YHCT ở hai nhóm 44
Bảng 3.5: Biến đổi các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị 45
Bảng 3.6: Nồng độ AST, ALT huyết thanh trước điều trị và sau điều trị 3 tháng, 6 tháng 47
Bảng 3.7: Thay đổi về mức độ enzym AST, ALT sau điều trị 3 tháng 48
và 6 tháng 48
Bảng 3.8: Kết quả chỉ số Bilirubin toàn phần trước điều trị 50
Bảng 3.9: Chỉ số Bilirubin toàn phần trung bình trước và sau điều trị 51
Bảng 3.10: Mức độ Bilirubin toàn phần huyết thanh sau điều trị 51
Bảng 3.11: HBV-DNA huyết thanh trước và sau điều trị 3 tháng, 6 tháng ở hai nhóm 52
Bảng 3.12: Biến đổi về HBV-DNA huyết thanh sau điều trị 3 tháng, 6 tháng 54
Bảng 3.13: Tỷ lệ HBeAg và Anti-HBeAg trước và sau điều trị ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng 55
Bảng 3.14: Thay đổi enzym ALT, AST của 2 thể lâm sàng theo YHCT trước và sau điều trị ở nhóm nghiên cứu 56
Bảng 3.15: HBV-DNA huyết thanh trước và sau điều trị ở 2 thể bệnh YHCT nhóm nghiên cứu 57
Bảng 3.16: Tác dụng không mong muốn của hai phác đồ trên lâm sàng 59
Bảng 3.17: Các chỉ số huyết học trước và sau điều trị ở hai nhóm 60
Bảng 3.18: Kết quả các chỉ số chức năng thận trước và sau điều trị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Health Organization, (2014),
http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs204/en/.
2. Maddrey, W.C (2000),Hepatitis B, an Important Public Health Issue, 362-366.
3. Phạm Bá Tuyến (2010), Đánh giá tác dụng của viên VIGAB trên lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính, Đề tài nghiên cứu khoa học và Công nghệ cấp Bộ – Bộ Công an
4. Vũ Bằng Đình, Đặng Kim Thanh (2005), Viêm gan virus và những hậu quả, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 352-357..
5. Robert L. Carithers Jr.,Craig J. Mcclain (2010), Gastrointestinal and Liver Disease, 9th edition , Volume 2, section IX, chapter 78, pp 1287-1307
6. Nguyễn Mai Anh, Hồ Văn Cư, Nguyễn Anh Tuấn (2002),Tình hình nhiễm virus Viêm gan B ở cộng đồng qua điều trị tại một số tỉnh miền Bắc năm 2000, 2002. Tạp chí Y dược, số chuyên đề bệnh gan mật, 1-4.
7. Nguyen Tin, Thompson.V.J Alexander, Scott Bowden et al, (2010), “Hepatitis B surface antigen levels during the natural history of chronic hepatitis B”, A perspective in Asia.J.Hepatol, (4), 508-513.
8. H.M. Elgouhari et al, (2008), Hepatitis B infection: understanding ít epidemiology, course and diagnosis, Cleveclin J.Med(75).
9. Lok, A, S-F (2000), Hepatitis B infection – Pathogenesic and Management, 89-97.
10. Yim HJ, Lok AS (2006),“Natural history of chronic hepatitis B virus infec-tion: what we knew in 1981 and what we know in 2005. Hepatology;43:S173–81
11. Bộ môn miễn dịch – sinh lý bệnh Trường Đại học Y Hà Nội (2008), Sinh lý bệnh học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
12. Các bộ môn Nội Trường Đại học Y Hà Nội (2004),Bệnh học nội khoa Tập 2, Nhà xuất bản Y học, 154-166.
13. Bộ môn sinh lý học Đại học Y Hà Nội (2006), Sinh lý học tập 1, Chương 5, Tiêu hóa, 359-361
14. Đại học Y Hà Nội (2011),Điều trị học Nội khoa Tập I, nhà xuất bản Y học, 197 -199.
15. Học viện Quân y (2009),Bệnh học nội tiêu hóa, Nhà xuất bản Quân đội, 337 – 339, 349.
16. Phạm Thị Lệ Hoa, Phan Vĩnh Thọ, Nguyễn Văn Hảo (2008), Đặc điểm viêm gan siêu vi B mạn tính HBsAg (-) trên bệnh nhân nội trú tại bệnh viện nhiệt đới,Tạp chíY Học TP. Hồ Chí Minh, 131 – 136.
17. Harrison’s Principles of Internal Medicine 17 th Edition, Disorders of the Gastrointertinal”, Section 2, “Liver and biliary tract disease”, Chapter 30
18. Bộ Y tế (2014), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút B”, (Ban hành kèm theo Quyết định số: 5448/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2014của Bộ trưởng Bộ Y tế).
19. AASLD practice guidelines Update (2009) Chronic Hepatitis B.
20. Trịnh Thị Ngọc, Nguyễn Thị Liên Hương (2006), Đánh giá kết quả bước đầu sử dụng Adefovir để điều trị viêm gan B mạn tính,Tạp chí Y học Việt Nam số đặc biệt tháng 12/2006.
21. Stephen A.L., Masao O, Dong J.S(2012). Asia Pacific pocket guide to hepatitis B, APASL ; 7-10.
22. Lok AS, Mc Mahon BJ (2009), Chronic Hepatitis B, Hepatology, 50:661.
24. Khoa Y học cổ truyền Đại học Y Hà Nội (2001), Kim quỹ yếu lược, Nhà xuất bản Y học
25. Tuệ Tĩnh (1993), Nam dược thần hiệu, Nhà xuất bản Y học, 161 – 163.
26. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (2008),Hải Thượng Y tôn tâm lĩnh tập 1, Nhà xuất bản Y học, 30-31
27. Hoàng Bảo Châu (2010), Nội khoa học cổ truyền, Nhà xuất bản thời đại, 285-299.
28. Đại học Y Hà Nội (2005), Bài giảng Y học cổ truyền Tập II, Nhà xuất bản Y học, 103 -105.
29. Đại học Y Hà Nội,(2006), Nội khoa Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, 412-8.
30. Hy Lãn Hoàng Văn Vinh (2003), Phát hiện và chữa trị bệnh gan bằng Đông y, Nhà xuất bản Hà Nội, 44-46
31. Lai C-L et al (2006), Entecavir versus lamivudine for patients with HBeAg-negative chronic hepatitis B. N Engl J Med 354:1011, 362-366.
32. Tăng Chấn Đông và cộng sự (2001), Viên Diệp Hạ Châu điều trị viêm gan B mạn tính, Tạp chí đông y dược Nội Mông – Trung Quốc; 3: 5-6.
33. Nguyễn Công Thực (2000), Nghiên cứu tác dụng điều trị viêm gan virus B mạn tính của bài thuốc Long sài thang trên lâm sàng, Đại học Trung y dược Nam Kinh.
34. Vũ Xuân Nghĩa, Huỳnh Quang Thuận và cs (2012), Nghiên cứu mối liên quan giữa chỉ số hóa sinh với dấu ấn HBV trên bệnh nhân viêm gan B, Tạp chí Y học thực hành,12, 91- 92.
35. Phạm Đức Dương (2001), Đánh giá tác dụng điều trị của thuốc VG99 trong điều trị bệnh nhân viêm gan B mạn, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú ĐHY Hà nội, 29- 44.
36. Trịnh Thị Xuân Hoà (1998). Một số đặc điểm lâm sàng, siêu cấu trúc gan và hiệu quả điều trị của thuốc Haina ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính, Luận án tiến sỹ Y dược, Học viện Quân Y.
37. Đinh Công Hợp (1997), Đánh giá tác dụng của thuốc Ngũ vị tử làm giảm enzyme transaminase trên bệnh nhân viêm gan mạn hoạt động, Luận văn bác sỹ chuyên khoa II, trường Đại học Y Hà Nội.
38. Mai Thị Kim Loan (2002), Đánh giá tác dụng của bài thuốc Tiêu giao gia giảm đối với viêm gan mạn tính tiến triển qua một số chỉ tiêu lâm sàng, sinh hóa, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
39. Đỗ Tất Lợi (2004),Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 66-7, 89-90, 978-9, 506-7, 633-4, 506-7, 818-820, 887-9 .
40. Viện dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
41. Bộ Y tế (2006), Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, 227-8, 231-2, 236-7, 159, 181-2, 141.
42. Nguyễn Văn Dũng (2006), Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng gan của chè tan Livcol trên bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
43. Trịnh Thị Minh Liên (2001), Ý nghĩa lâm sàng và tiên lượng viêm gan B dựa vào một số thông số miễn dịch, Luận án tiến sĩ y khoa, ĐHY Hà nội, 1 – 10.
44. Baruch S Blunberg (2000).Sex diference in response to hepatitis B virus, Hepatitis, Vol2, No3,126.
45. Vũ Công Danh (2011), Nghiên cứu nồng độ HBsAg, HBV-DNA ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
46. Tulin Demir at al (2014),The association between Hepatitis B Virus (HBV)-DNA levels and Biochemical Markers, Viral Hepatitis Journal, 20(1):4-7.
47. Đỗ Tuấn Anh, Đỗ Thị Lệ Quyên và CS (2014), Đánh giá hiệu quả điều trị của Tenofovir ở bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính điều trị tại Bệnh viện 103, Tạp chí Y dược học Quân sự, 1, 99-104.
48. Nguyễn Văn Mùi, Hoàng Vũ Hùng (2010), Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị của Topflovir (Tenofovir) ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính hoạt động, Tạp chí Y dược học Quân sự, 8, 67-72.
49. 中国內科学(1992),湖南科学枝术出版术社,187- 196.
Sách Nội khoa Trung Quốc (1992), Nhà xuất bản Khoa học Kỹ Thuật Hồ Nam, 187-196.
50. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (2005), “Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng”, Nhà xuất bản Y học, trang 440.
51. Trần Văn Huy, Nguyễn Hoài Phong (2012), Nghiên cứu đáp ứng lâm sàng, sinh hóa và virus sau 12 tháng điều trị Tenofovir trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính, Tạp chí Y Dược học, 11, tr 15-21.
52. Trần Công Khánh (1999), Về cây chó đẻ răng cưa và diệp hạ châu đắng, Tạp chí dược liệu,4, tr16 – 18.
53. Chung RT, Podolsky DK (2008), Cirrhosis and its complications, Harrisson’s Principles of internal medicine, chap 289,p.1858.

Leave a Comment