ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA CALCITONIN TRONG GÃY XƯƠNG ĐỐT SỐNG MỚI DO LOÃNG XƯƠNG NGUYÊN PHÁT
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA CALCITONIN TRONG GÃY XƯƠNG ĐỐT SỐNG MỚI DO LOÃNG XƯƠNG NGUYÊN PHÁT
Nguyễn Văn Hậu1,, Trần Thị Tô Châu
Mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng giảm đau của Calcitonin đường tiêm dưới da và đường tiêm bắp ở bệnh nhân gãy xương đốt sống mới do loãng xương nguyên phát. 2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của 2 phương pháp này Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu mù đơn trên 69 trường hợp được chẩn đoán Gãy xương đốt sống mới do loãng xương nguyên phát có chỉ định dùng Calcitonin, có so sánh giữa 2 nhóm tiêm bắp và tiêm dưới da. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: nghiên cứu cho thấy sự cải thiện điểm đau VAS cột sống, điểm hạn chế vận động bằng bộ câu hỏi Roland Moris (RMD)1 xuất hiện ngay sau khi tiêm Calcitonin với p=0,00 và không có sự khác biệt về tác dụng của Calcitonin qua đường tiêm bắp và tiêm dưới da. Các tác dụng phụ ghi nhận: buồn nôn, nôn, chóng mặt. Những tác dụng phụ này thường xảy ra những ngày đầu và giảm dần rồi tự hết ở những ngày sau dù không điều trị gì. Trong số những bệnh nhân xuất hiện tác dụng phụ, nhóm tiêm bắp (22/26 bệnh nhân) có tỷ lệ cao hơn và mức độ nặng so với nhóm tiêm dưới da (4/26 bệnh nhân) với p=0,00. Tuy nhiên điểm đau VAS tại chỗ nhóm tiêm dưới da (VAS trung bình= 5,4) cao hơn có ý nghĩa thống kê so nhóm tiêm bắp (VAS trung bình=4,2). Kết luận: Tác dụng giảm đau Calcitonin xuất hiện ngay ngày đầu điều trị và không có khác biệt giảm đau nhóm tiêm bắp và tiêm dưới da. So với điều trị nội khoa thì tạo hình thân đốt sống có tỷ lệ cải thiện điểm đau tốt hơn. Nhóm tiêm dưới da ưu thế về tỷ lệ xuất tác dụng phụ ít hơn, nhưng điểm đau tại chỗ tiêm cao hơn nhóm tiêm bắp
Loãng xương là một bệnh lý của xương, đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương kèm theo hư biến cấu trúc xương làm cho xương giòn và trở nên dễ gẫy. Với tuổi thọ ngày càng cao, tỷ lệ mắc loãng xương cũng gia tăng ở mức báo động. Nhiều nghiên cứu trong 30 năm qua cho thấy ở những phụ nữ tuổi từ 60 tuổi trở lên, có khoảng 20% người mắc chứng loãng xương2. Hậu quả nghiêm trọng nhất của loãng xương là gẫy xương. Đây là hai vấn đề liên quan rất phổ biến ở những người lớn tuổi. Có khoảng 15 % bệnh nhân loãng xương có gãy xương, trong đó gãy xương đốt sống chiếm 33%. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh diễn biến một cách âm thầm, phần lớn các bệnhnhân gãy xương đốt sống do loãng xương không được phát hiện3. Chỉ khoảng 30% bệnh nhân gãy xương đốt sống do loãng xương có hiểu hiện lâm sàng. Gãy xương đốt sống mới gây ra đau lưng cấp, biến dạng cột sống, hạn chế vận động làm ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày. Trong đó, đau là triệu chứng phổ biến nhất. Đau xuất hiện đột ngột, có thể tự nhiên hoặc liên quan gắng sức hoặc chấn thương nhẹ
Nguồn: https://luanvanyhoc.com