Đánh giá tác dụng giảm đau của điện châm trong điều trị loét dạ dày – tá tràng thể Can khí phạm vị
Đau là dấu hiệu cảnh báo về những vấn đề bất ổn đối với sức khỏe con người và là dấu hiệu của nhiều loại bệnh. Đau cấp tính thường có nguyên nhân từ căn bệnh đột ngột, tình trạng viêm tấy hoặc tổn thương các mô. Thường thì đau cấp tính diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn với một mức độ trầm trọng, còn đau mạn tính thì diễn ra dai dẳng trong một khoảng thời gian lâu hơn. Những tín hiệu đau liên tục kích thích vào hệ thống thần kinh trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm sau.
Đau là một nhận thức phức tạp và có sự khác nhau giữa nhận thức về đau của người này so với người khác, kể cả những người có những chấn thương hoặc bệnh tật giống nhau.
Cơn đau nội tạng là cảm giác đau sâu ở bên trong mà không phải là cảm giác đau trên bề mặt cơ thể, gây khó chịu cho người bệnh. Rất nhiều bệnh nội tạng được biểu hiện ra bên ngoài bằng triệu chứng đau, trong đó có bệnh loét dạ dày – tá tràng, là một bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Với triệu chứng thường gặp trong loét dạ dày – tá tràng là đau có tính chất điển hình: đau vùng thượng vị, đau có thể có liên quan tới bữa ăn, đau có chu kỳ. Chính triệu chứng đau này làm ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần của người bệnh với các mức độ khác nhau. Giải quyết đau cũng chính là mang lại cho người bệnh chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Theo Y học cổ truyền, loét dạ dày – tá tràng được gọi là Vị quản thống, gồm hai thể bệnh chính là Can khí phạm vị và Tỳ Vị hư hàn. Song song với nền YHHĐ, Y học cổ truyền đã đóng góp rất nhiều bài thuốc, nhiều dạng thuốc giúp cho công việc điều trị giảm đau do loét dạ dày – tá tràng.
Mục đích của việc kiểm soát đau là nhằm cải thiện các chức năng, giúp người bệnh hoạt động trở lại bình thường. Để điều trị chứng đau này, có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau được đề cập đến như dùng thuốc giảm đau, sử dụng phương pháp xoa bóp, châm cứu, ngoại khoa, vật lý trị liêu.
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu điên châm giảm đau trong rất nhiều loại bênh nhưng cho đến nay chưa có một công trình nào mô tả cụ thể và cho kết quả nghiên cứu sâu về giảm đau bằng điên châm ở bênh nhân loét dạ dày – tá tràng. Bởi vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tác dụng giảm đau của điện châm trong điều trị loét dạ dày – tá tràng thể Can khí phạm vị” nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp điên châm trên bênh nhân loét dạ dày – tá tràng thể Can khí phạm vị.
2. Xác định sự thay đổi một số chỉ số sinh lý, sinh hóa sau điên châm ở bênh nhân loét dạ dày – tá tràng thể Can khí phạm vị.
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
Chương 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Sinh lý đau 3
1.1.1 Các khái niêm về đau 3
1.1.2 Khái niêm ngưỡng đau 4
1.1.3 Đường dẫn truyền cảm giác đau 4
1.1.4 Hê thống giảm đau trong não và tủy sống 6
1.2 Những nghiên cứu về đau và cơ chế giảm đau của điên châm …. 7
1.2.1 Trên thế’’ giới 7
1.2.2 Ở Viêt Nam 13
1.3 Đặc điểm sinh lý, bênh lý dạ dày – tá tràng theo YHHĐ 15
1.3.1 Vài đặc điểm giải phẫu và sinh lý của dạ dày – tá tràng 15
1.3.2 Sinh bênh học và các yếu tố gây loét dạ dày – tá tràng 16
1.4 Quan niêm về đau và cơ sở sinh bênh học của loét DD-TT theo 19
YHCT
1.4.1 Quan niêm về đau và điều trị giảm đau bằng điên châm 19
1.4.2 Sinh lý và bênh lý học của DD-TT 19
1.4.3 Cơ chế’ bênh sinh loét DD-TT 21
1.4.4 Nguyên nhân gây loét DD-TT 22
1.5 Chẩn đoán và điều trị 22
1.5.1 Chẩn đoán và điều trị theo YHHĐ 22
1.5.2 Chẩn đoán và điều trị theo YHCT 25
Chương 2 Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 27
2.1 Địa điểm nghiên cứu 27
2.2 Đối tượng nghiên cứu 27
2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 27
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ 27
2.2.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán 27
2.3 Phương pháp nghiên cứu 28
2.3.1 Phương tiên nghiên cứu 28
2.3.2 Phương pháp tiến hành 28
2.3.2.1 Hỏi bênh theo mẫu bênh án nghiên cứu 28
2.3.2.2 Phân loại mức đô đau 28
2.3.2.3 Thời điểm và cách đo ngưỡng đau 29
2.3.2.4 Phác đồ điều trị nôi khoa bằng thuốc theo YHHĐ 30
2.3.2.5 Phác đồ huyệt 30
2.3.2.6 Quy trình điện châm 32
2.3.2.7 Quy trình lấy mẫu xét nghiệm 34
2.3.4 Chỉ tiêu theo dõi và đánh giá 34
2.3.5 Tham số nghiên cứu 34
2.4 Xử lý số liệu 35
2.5 Y đức trong nghiên cứu 35
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 36
3.1 Môt số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 36
3.2 Kết quả điều trị 39
3.3 Sự biến đổi các chỉ số sinh lý 43
3.4 Sự biến đổi môt chỉ số sinh hóa 46
Chương 4 BÀN LUẬN 48
4.1 Bàn luận về đối tượng nghiên cứu 48
4.2 Bàn luận về kết quả điều trị 50
4.3 Sự biến đổi các chỉ số sinh lý 52
4.4 Sự biến đổi môt số chỉ số sinh hóa 53
KẾT LUẬN 56
KIẾN NGHỊ 57
Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1 Phụ lục 2
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích