Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout của viên nang “Thống Tiêu Kỳ HV”

Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout của viên nang “Thống Tiêu Kỳ HV”

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout của viên nang “Thống Tiêu Kỳ HV” .Bệnh gout đã được biết đến từ thời Hippocrate, thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, với tên gọi tiếng Latinh là Polagricorun, đầu thế kỷ XVII có nhiều tác giả nghiên cứu và mô tả ngày càng đầy đủ các triệu chứng của bệnh. Bệnh gout là một bệnh thường gặp nhất trong các bệnh khớp do rối loạn chuyển hoá gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ thể, là hậu quả của quá trình tăng acid uric trong máu. Đến cuối thế kỷ XVIII thì Schellc, Bergnen và Wollastow tìm thấy vai trò của acid uric trong nguyên nhân gây bệnh, do vậy bệnh gout còn được gọi là bệnh viêm khớp do acid uric (AU).
Những nghiên cứu gần đây về mặt dịch tễ và lâm sàng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh gout đã và đang gia tăng một cách nhanh chóng tại nhiều quốc gia do điều kiện kinh tế, xã hội phát triển hơn. Bệnh gout chiếm khoảng 2% dân số [40]. Ở các nước Âu – Mỹ bệnh gout chiếm tỷ lệ 5,8% tổng số các bệnh về khớp [41].


Ở Việt Nam, trước đây bệnh còn hiếm gặp, ít người biết đến, nhưng đến thập kỷ 90 cùng với quá trình phát triển của xã hội Việt Nam, đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng không được điều tiết, hiện nay ở cả thành thị và nông thôn, bệnh gout đã trở nên phổ biến hơn.
Theo một nghiên cứu đánh giá mô hình bệnh tật tại Khoa Cơ-Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai thì trong 10 năm (1991 – 2000) thì bệnh gout chiếm tỷ lệ 8% (so với trước đây là 1,5%) vươn lên đứng hàng thứ tư trong bệnh khớp nội trú thường gặp nhất [32].
Theo nghiên cứu của Trần Ngọc Ân và Tạ Diệu Yên thì trên 90% các bệnh nhân gout là nam giới [30], thường khởi phát ở nam giới tuổi trung niên (từ 30 – 40 tuổi). Khi nồng độ AU máu vượt quá 420 µmol/l với nam giới và ở nữ giới >360 µmol/l (độ hoà tan tối đa của AU trong máu), AU bị kết tủa dưới dạng hình kim ở các tổ chức [2], các tinh thể AU trở thành tác nhân gây viêm, do đó bệnh gout còn được gọi là viêm khớp do acid uric.
Điều trị gout bao gồm 2 biện pháp chính: Điều trị gout cấp và điều trị cơ bản bằng hạ acid uric máu, các thuốc chữa gout cấp là các thuốc kháng viêm, giảm đau trong đó Colchicine được coi là thuốc đặc hiệu, ngoài ra còn có các thuốc ức chế quá trình tổng hợp AU, tăng đào thải AU và hoà tan AU trong máu [3]. Các thuốc này điều trị có hiệu quả nhưng vẫn có chống chỉ định ở một số đối tượng nên việc có thêm một loại thuốc điều trị gout là rất cần thiết.
Việt Nam với nguồn dược liệu phong phú, đa dạng cùng với vốn lý luận cơ bản y học cổ truyền vững chắc được lưu truyền từ ngàn đời xưa, các thế hệ sau đang kế thừa và phát triển những tinh túy của y học cổ truyền, các thầy thuốc Y học cổ truyền đã đưa ra nhiều phương pháp và bài thuốc để điều trị bệnh và có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá tác dụng của thuốc Y học cổ truyền để điều trị bệnh gout.
Sản phẩm “Thống Tiêu Kỳ HV” được sử dụng dựa trên bài kinh nghiệm có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, khu phong, tiêu viêm, bổ can thận, lợi tiều trên lâm sàng rất có hiệu quả trong điều trị bệnh gout. Do vậy, nhằm góp phần cung cấp những bằng chứng khoa học trong hỗ trợ điều trị giảm đau đối với bệnh gout, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout của viên nang “Thống Tiêu Kỳ HV” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout của viên nang “Thống Tiêu Kỳ HV” trên một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của viên nang “Thống Tiêu KỳHV”

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………………………………………. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………… 3
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về bệnh gout ……………………………………….. 3
1.1.1. Sự phát hiện và nghiên cứu bệnh gout trên thế giới …………………… 3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh gout ở Việt Nam ……………………………. 3
1.2. Bệnh gout quan niệm của y học hiện đại………………………………………… 4
1.2.1. Định nghĩa ……………………………………………………………………………. 4
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh……………………………………………. 5
1.2.3. Các nguyên nhân và nguy cơ gây tăng acid uric máu…………………. 9
1.2.4. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán bệnh gout……. 14
1.2.5. Điều trị bệnh gout………………………………………………………………… 18
1.3. Bệnh gout – quan niệm của y học cổ truyền ………………………………….. 19
1.3.1. Bệnh danh, lịch sử bệnh, nguyên nhân gây bệnh……………………… 19
1.3.2. Biện chứng luận trị………………………………………………………………. 22
1.3.3. Một số bài thuốc thường dùng điều trị gout…………………………….. 22
1.4. Bài thuốc nghiên cứu …………………………………………………………………. 23
1.4.1. Tổng quan về “Thống Tiêu Kỳ HV”………………………………………. 23
1.4.2. Tác dụng của viên nang “Thống Tiêu Kỳ HV”. ………………………. 24
1.4.3. Các nghiên cứu liên quan đến viên nang “Thông tiêu kỳ HV” ….. 24
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, CHẤT LIỆU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ………………………………………………………………………………………….. 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 26
2.1.1. Cỡ mẫu ………………………………………………………………………………. 26
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu………………………………….. 26
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân……………………………………………….. 28
2.2. Chất liệu nghiên cứu………………………………………………………………….. 282.2.1. Sản phẩm nghiên cứu …………………………………………………………… 28
2.2.2. Thuốc nền điều trị sử dụng……………………………………………………. 28
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu………………………………………………… 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 31
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………… 31
2.4.2. Quy trình nghiên cứu……………………………………………………………. 31
2.4.3. Chỉ tiêu theo dõi ………………………………………………………………….. 32
2.4.4. Phương pháp đánh giá kết quả ………………………………………………. 34
2.4.5. Tiêu chuẩn đánh giá tác dụng không mong muốn của sản phẩm .. 35
2.5. Phương pháp xử lí số liệu…………………………………………………………… 37
2.6. Phương pháp khống chế sai số ……………………………………………………. 37
2.7. Y đức trong nghiên cứu ……………………………………………………………… 37
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………….. 39
3.1. Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu…………………………. 39
3.1.1. Phân bố theo giới của nhóm bệnh nhân nghiên cứu …………………. 39
3.1.2. Phân bố theo nhóm tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ………… 39
3.1.3 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp………………………………………. 40
3.1.4. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thể BMI của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 40
3.2. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu …………………….. 41
3.2.1. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh gout ……………………. 41
3.2.2. Yếu tố nguy cơ ……………………………………………………………………. 41
3.2.3. Vị trí khớp viêm trước điều trị ………………………………………………. 42
3.2.4. Số lượng khớp viêm trước điều trị. ………………………………………… 43
3.2.5. Hạt tophi trước điều trị…………………………………………………………. 43
3.2.6. Phân bố bệnh nhân theo YHCT …………………………………………….. 44
3.3. Đánh giá kết quả điều trị của thuốc ……………………………………………… 45
3.3.1. Kết quả chống viêm, giảm đau của thuốc ……………………………….. 45
3.3.2. Kết quả hạ acid uric máu của thuốc ……………………………………….. 483.3.3. Kết quả triệu chứng YHCT …………………………………………………… 49
3.3.4. Kết quả điều trị chung ………………………………………………………….. 49
3.4. Đánh giá tác dụng không mong muốn của thuốc …………………………… 50
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………….. 54
4.1. Bàn về đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu……………………………………….. 54
4.1.1. Giới tính……………………………………………………………………………… 54
4.1.2. Tuổi …………………………………………………………………………………… 55
4.1.3. Nghề nghiệp ……………………………………………………………………….. 55
4.1.4. Thời gian mắc bệnh……………………………………………………………… 56
4.1.5. Tổn thương khớp…………………………………………………………………. 57
4.1.6. Yếu tố nguy cơ ……………………………………………………………………. 58
4.1.7. Phân bố bệnh nhân theo chẩn đoán y học cổ truyền…………………. 62
4.2. Bàn về kết quả điều trị theo các chỉ tiêu theo dõi…………………………… 63
4.2.1. Tác dụng chống viêm giảm đau …………………………………………….. 63
4.2.2. Tác dụng hạ AU máu. ………………………………………………………….. 67
4.2.3. Tác dụng trên triệu chứng YHCT ………………………………………….. 68
4.2.4. Kết quả điều trị chung ………………………………………………………….. 69
4.3. Bàn về tác dụng không mong muốn trên lâm sàng, cận lâm sàng. …… 69
4.3.1. Tính an toàn của thuốc …………………………………………………………. 69
4.3.2. Tác dụng không mong muốn…………………………………………………. 70
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………… 71
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………….. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần dược liệu của viên nang “Thống Tiêu Kỳ HV”………. 23
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu theo dõi về cận lâm sàng……………………………………. 33
Bảng 3.1. Sự phân bố về giới tính ………………………………………………………. 39
Bảng 3.2. Sự phân bố bệnh nhân theo tuổi …………………………………………… 39
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ……………………………………. 40
Bảng 3.4. Đặc điểm về chỉ số khối cơ thế BMI …………………………………….. 40
Bảng 3.5. Phân bổ bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh gout ……………………. 41
Bảng 3.6. Các yếu tố nguy cơ của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ………………. 41
Bảng 3.7. Vị trí khớp viêm trước điều trị …………………………………………….. 42
Bảng 3.8. Số lượng khớp viêm trước điều trị………………………………………… 43
Bảng 3.9. Số lượng hạt tophi trước điều trị ………………………………………….. 43
Bảng 3.10. Phân bố bệnh nhân theo chẩn đoán YHCT ……………………………. 44
Bảng 3.11. Tổng điểm chủ chứng, thứ chứng YHCT trước điều trị ……………. 44
Bảng 3.12. So sánh mức độ giảm điểm đau trung bình VAS tại các thời điểm………… 45
Bảng 3.13. Số khớp viêm sau 15, 30 ngày điều trị…………………………………… 46
Bảng 3.14. Sự thay dổi CRP sau điều trị ……………………………………………….. 47
Bảng 3.15. Sự thay dổi tốc độ máu lắng sau điều trị………………………………… 47
Bảng 3.16. Thay đổi nồng độ AU máu ………………………………………………….. 48
Bảng 3.17. Tổng điểm chủ chứng, thứ chứng YHCT trước và sau điều trị…… 49
Bảng 3.18. Kết quả điều trị chung ………………………………………………………… 49
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thuốc lên chức năng gan thận ………………………… 50
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của thuốc lên một số chỉ số huyết học sau 30 ngày điều trị.51
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của thuốc lên một số chỉ số sinh hóa sau 30 ngày điều trị …52
Bảng 3.22. Các biểu hiện không mong muốn trên lâm sàng của thuốc ……….. 5

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment