Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của Cao lỏng Sóng rắn trên bệnh nhân Zona
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của Cao lỏng Sóng rắn trên bệnh nhân Zona.Bệnh Zona là một tình trạng viêm hạch thần kinh gây nên do một loại virus hướng da và thần kinh có tên là Varicella – Zoster Virus (VZA). Tổn thương trong bệnh Zona là những mụn nước, bọng nước, khu trú đặc biệt một bên cơ thể theo hướng đi của dây thần kinh, vì vậy bệnh Zona được xếp vào nhóm bệnh da có mụn nước do virus [1],[2]. Ở Mỹ, gần 100% người lớn có chứng cứ huyết thanh về việc nhiễm varicella zoster virus và đều có nguy cơ bị Zona. Hàng năm có hơn 500.000 bệnh nhân bị herpes zoster. Ở nước ta, theo nghiên cứu tại Bệnh viện da liễu Trung ương từ 1/2008 đến 12/2011 cho thấy nhóm bệnh dưới 15 tuổi chiếm tỉ lệ thấp 4,17%, bệnh nhân trên 50 tuổi chiếm tỉ lệ 43,53%, ngoài ra sự phân bố bệnh có thể gặp ở tất cả các thời gian trong năm, tăng lên vào các tháng mùa hè và đầu mùa thu[2].
Bệnh Zona cũng thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch do dùng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, hoá trị liệu điều trị ung thư, bệnh nhân HIV/AIDS… [4],[5]. Riêng bệnh nhân HIV/AIDS thì bệnh Zona chiếm tỷ lệ cao hơn (29,4/1000 người/ năm), thương tổn da nặng và lan toả hơn, đây cũng là một dấu hiệu chỉ điểm của HIV/AIDS [2].
Đau là một triệu chứng quan trọng trong bệnh Zona. Đau có thể xuất hiện trước (đau tiền triệu) hoặc cùng lúc có thương tổn trên da và có thể tồn tại nhiều tháng thậm chí nhiều năm sau khi thương tổn da đã hoàn toàn lành sẹo (đau sau Zona) [5],[6].
Các thương tổn da trong bệnh Zona thường khỏi sau 2-3 tuần [5]. Nhưng đau có thể còn kéo dài tuỳ thuộc vào tuổi, bệnh liên quan và thuốc điều trị sớm. Các thuốc điều trị đau Zona và đau sau Zona có nhiều loại như: Paracetamol, Neurontin, amitriptylin… tuy nhiên hiệu quả vẫn thất thường, có nhiều tác dụng phụ. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về điều trị Zona với mong muốn làm nhanh lành tổn thương và hạn chế đau Zona và đau sau Zona, song kết quả đạt được không đáng kể. Ở Việt Nam có nhiều cây thuốc trong dân gian được dùng để chữa bệnh có hiệu quả, cây Sóng rắn (Albizia) được phát hiện mọc hoang khá phổ biến tại Thái Nguyên cũng như một số vùng đất trung du như Phú Thọ, Vĩnh Phúc…Tại những vùng này, nhân dân đã dùng loại lá cây này để chữa các bệnh mụn rộp, Herpes, Zona (giời leo)…và một số bệnh ngoài da khác. Trong đó đáng chú ý là bài thuốc dùng lá cây Sóng rắn giã nhỏ đắp lên tổn thương mụn rộp để chữa bệnh giời leo (theo dân gian) được cho là rất hiệu quả. Đặc biệt ở Thái Nguyên cây Sóng rắn đã được nghiên cứu thực nghiệm độc tính cấp (LD50), độc tính bán trường diễn, phản ứng kích ứng da, tác dụng giảm đau chống viêm và bước đầu thăm dò lâm sàng trên một số bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên thấy có hiệu quả điều trị khả quan. Để tiếp tục khẳng định tác dụng của vị thuốc, hạn chế tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị cho bệnh nhân chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của Cao lỏng Sóng rắn trên bệnh nhân Zona” nhằm các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị của Cao lỏng Sóng rắn trên bệnh nhân Zona.
2. Tìm hiểu tác dụng không mong muốn của Cao lỏng Sóng rắn trong hỗ trợ điều trị Zona trên lâm sàng.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ ZONA THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI 3
1.1.1. Nguyên nhân 3
1.1.2. Cơ chế bệnh sinh 5
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng 5
1.1.4. Đau do bệnh Zona 8
1.1.5. Cận lâm sàng 10
1.1.6. Điều trị bệnh Zona 11
1.2. NGUYÊN NHÂN, CƠ CHẾ BỆNH SINH, CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ ZONA THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN 15
1.2.1. Sơ lược quan niệm viêm và đau theo YHCT 15
1.2.2. Quan niệm về Zona theo YHCT 16
1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh Zona theo YHCT 17
1.2.4. Các thể Zona theo YHCT 18
1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ BỆNH ZONA TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 18
1.3.1. Nghiên cứu điều trị bệnh Zona trên thế giới 18
1.3.2. Nghiên cứu điều trị bệnh Zona trong nước 20
1.4. TỔNG QUAN VỀ VỊ THUỐC NGHIÊN CỨU 22
CHƯƠNG 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. CHẤT LIỆU NGHIÊN CỨU 28
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 28
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo YHHĐ 28
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo YHCT 29
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 29
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 29
2.3.2. Mẫu nghiên cứu 30
2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu 30
2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 32
2.3.5. Phương pháp đánh giá 32
2.3.6. Xử lý số liệu 34
2.3.7. Đạo đức trong nghiên cứu 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 35
3.1.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo tuổi của 2 nhóm nghiên cứu 35
3.1.2. Phân bố theo giới 35
3.1.3. Phân bố thời gian bị bệnh của 2 nhóm nghiên cứu 36
3.1.4. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo dấu hiệu khởi phát 37
3.1.5. Phân bố vị trí tổn thương da của 2 nhóm nghiên cứu 37
3.1.6. Phân bố tính chất đau của 2 nhóm nghiên cứu 38
3.1.7. Các loại tổn thương cơ bản 39
3.1.8. Các dấu hiệu lâm sàng khác của 2 nhóm nghiên cứu 39
3.1.9. Bệnh kết hợp với Zona 40
3.1.10. Đặc điểm phân bố theo thể bệnh YHCT giữa hai nhóm 41
3.2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 41
3.2.1. Kết quả cải thiện mức độ đau 41
3.2.2. Kết quả cải thiện một số triệu chứng ngoài da 45
3.2.3. Tác dụng cải thiện giấc ngủ 47
3.2.4. Kết quả điều trị chung sau 10 ngày điều trị ở hai NNC 48
3.2.5. Kết quả điều trị theo thể bệnh YHCT ở nhóm Nghiên cứu 49
3.3. TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN 53
3.3.1. Một số tác dụng không mong muốn 53
3.3.2. Chỉ số huyết học của 2 nhóm nghiên cứu. 54
3.3.3. Chỉ số sinh hóa của 2 nhóm nghiên cứu. 55
Chương 4: BÀN LUẬN 56
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 56
4.1.1. Phân bố theo tuổi 56
4.1.2. Phân bố theo giới 56
4.1.3. Thời gian bị bệnh. 57
4.1.4. Dấu hiệu khởi phát bệnh 58
4.1.5. Vị trí tổn thương da 58
4.1.6. Tính chất đau 59
4.1.7. Các loại tổn thương cơ bản 60
4.1.8. Các dấu hiệu lâm sàng khác của hai nhóm nghiên cứu 61
4.1.9. Các bệnh kết hợp với Zona 61
4.1.10. Phân bố bệnh theo thể YHCT 62
4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ 63
4.2.1. Kết quả cải thiện mức độ đau 63
4.2.2. Hiệu quả phục hồi da 65
4.2.3. Tác dụng cải thiện giấc ngủ. 67
4.2.4. Kết quả điều trị chung 69
4.2.5. Kết quả điều trị theo thể bệnh YHCT ở nhóm Nghiên cứu 70
4.2.6. Tác dụng lâm sàng không mong muốn 72
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cách tính thang điểm đau Likert 33
Bảng 3.1. Sự phân bố về tuổi của 2 nhóm nghiên cứu 35
Bảng 3.2. Phân bố theo giới 35
Bảng 3.3. Phân bố thời gian bị bệnh của 2 nhóm nghiên cứu 36
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân theo dấu hiệu khởi phát bệnh 37
Bảng 3.5. Phân bố vị trí da bị tổn thương 37
Bảng 3.6. Phân bố tính chất đau của 2 nhóm nghiên cứu 38
Bảng 3.7. Các loại tổn thương cơ bản 39
Bảng 3.8. Các dấu hiệu lâm sàng khác của 2 nhóm nghiên cứu 39
Bảng 3.9. Một số bệnh kết hợp với Zona 40
Bảng 3.10. Đặc điểm phân bố theo thể bệnh YHCT 41
Bảng 3.11. Thay đổi thang điểm đau ở các thời điểm điều trị 41
Bảng 3.12. Mức chênh Likert ở các thời điểm so với N0 42
Bảng 3.13. So sánh thời gian hết đau của 2 nhóm 43
Bảng 3.14. Thời gian hết đau trung bình ở cả hai nhóm 44
Bảng 3.15. Kết quả cải thiện dát đỏ theo thời gian 45
Bảng 3.16. Kết quả cải thiện phù nề theo thời gian 45
Bảng 3.17. Thời gian khô tổn thương ở hai nhóm 46
Bảng 3.18. Thời gian hết các triệu chứng ngoài da 46
Bảng 3.19. Kết quả điều trị tác dụng cải thiện giấc ngủ 47
Bảng 3.20. Kết quả điều trị chung sau 10 ngày điều trị ở hai NNC 48
Bảng 3.21. Kết quả giảm đau theo thể bệnh YHCT ở NNC 49
Bảng 3.22. Kết quả cải thiện dát đỏ theo thời gian 50
Bảng 3.23. Kết quả cải thiện phù nề theo thời gian 50
Bảng 3.24. Thời gian khô tổn thương ở hai thể 51
Bảng 3.25. Kết quả cải thiện triệu chứng mất ngủ theo thể bệnh YHCT ở NNC 52
Bảng 3.26. Kết quả điều trị chung theo thể bệnh YHCT ở NNC 53
Bảng 3.27. Một số tác dụng không mong muốn 53
Bảng 3.28. Kết quả xét nghiệm chỉ số huyết học của hai nhóm nghiên cứu 54
Bảng 3.29. Kết quả xét nghiệm chỉ số sinh hóa của hai nhóm nghiên cứu 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Khánh Duy (2008), “Zona”, Giáo trình bệnh da và hoa liễu, NXB Quân đội nhân dân, 193 – 195.
2. Trần Văn Tiến, Vũ Huy Lượng (2012), Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng của bệnh Zona tại bệnh viện Da liễu trung ương từ 1/2008 đến 12/2011. Tạp chí Y học Việt Nam tháng 6 số 2/2012, tr 26 – 29.
3. Arnold H.L., Odom R.B., James W.D., (1990), Varicella- Zoster. Andrews Disease of the Skin, 447 – 453.
4. Kenneth Schmader (2006), “Treatment and Prevention Strategié for Herpes zoster and Postherpetic Neuralgia in Older Adults”, Clinical Geriatrics, Vol.14 – Issue 1 – January, 26 – 33.
5. 叶中锋(2000),带状疱疹汤药擦药结合33次治疗,广西东医杂志,23(4)50
Diệp Trung Phong (2000) “Thuốc thang kết hợp bôi ngoài điều trị 33 lượt điều trị Zona”, Tạp chí Đông y Quảng Tây 23(4)50
6. 陈达灿,禤国维(2000),皮肤性科专病中医临床诊治,人民卫生出版社,1-21
Trần Đạt Xán, Huyên Quốc Huy (2000), Điều trị lâm sàng Đông y các bệnh chuyên khoa Da liễu, Nhà xuất bản Y tế nhân dân, 1-21
7. Nguyễn Thị Lai (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm của Zona ở người cao tuổi và hiệu quả của Acyclovir trong điều trị Zona, Tạp chí Y học thực hành, số 10, 23 – 26.
8. Mary Ann E., Zagaria M.S., et al (2004), “Herpes Zoster or Shingles is painful”, U.S. Pharcmacist, Vol.29, No.12, 33 – 38.
9. Mounsey A.L., Matthew L.G., Slawson D.C., (2005), “Herpes Zoster and postherpetic neuralgia: prevention and management”, American Family Physician, Vol.72, No.6, 1075 – 1080.
10. Katz J., Cooper E.M., Walther R.R., et al (2004), “Acute Pain in Herpes Zoster and Its Impact on Health – Related Quality of life”, CID, Vol.39, No.3, 342 – 348.
11. Hood A.F., (2000), “Viral infection, Pathology of the skin”, Mc Graw Hill, 469 – 504.
12. Hoàng Văn Minh (2002), “Zona”, Chẩn đoán bệnh da liễu bằng hình ảnh và cách điều trị. NXB Y học tập I, 199 – 203.
13. Nguyễn Thị Lai (2001), Một số nhận xét lâm sàng qua 32 trường hợp Zona, công trình khoa học 1998 – 2001, Bệnh viện Hữu nghị, NXB Y học, 80 – 85..
14. Nguyễn Văn Chương (2004), “Đau thần kinh”, Thực hành lâm sàng thần kinh học, NXB Y học, tập II, 223 – 229.
15. Desmond R.A., Weiss H.I., Arrani R.B., et al (2002), “Clinical applications for change – point analysis of Herpes Zoster pain”, J of pain and symptome management, Vol.27, No.6, 510 – 516.
16. Dworkin RH, Johnson RW, Breuer J et al. (2007). “Recommendations for the management of herpes zoster”. Clin. Infect.Dis 44 Suppl 1: S1-26
17. Kenneth Schmader (2006), “Treatment and Prevention Strategié for Herpes zoster and Postherpetic Neuralgia in Older Adults”, Clinical Geriatrics, Vol.14-Issue 1- January, 26-33
18. Đặng Văn Em, Ngô Xuân Nguyệt (2005), Nghiên cứu một số tình hình và đặc điểm lâm sàng bệnh Zona điều trị nội trú tại Khoa Da liễu – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Tạp chí Y học thực hành số 3, 27 – 29
19. Hass N., Holle E., et al (2001), “Acute Herpes Zoster neuralgia : retrospective analysis of clinical aspects and therapeutic responsiveness”, Dermatology, Vol.202, No.4, 302 – 307.
20. Habif T., (2005), “Herpes Zoster (Shingles), Skindisease diagnosis and treatment”, Elsevier Mosby, 210 – 215.
21. Đào Văn Phan (2005), Dược lý học lâm sàng, NXB Y học, 206 – 210.
22. Strau S.E., Schmader K.E., Oxmas M.N., (2003), “Herpes Zoster”, Fitzpatrick’s Dermatology in General Medecine, Sixth edision, Vol.2, 2070 – 2080.
23. Khoa YHCT – Trường Đại học Y Hà Nội(2006), Bệnh ngũ quan Y học cổ truyền, nhà xuất bản Y học, 46 – 47.
24. 孙武(2000),菟丝子膏 治疗带状 疱 诊 49 例治疗效观察,现代中医结合杂志。
Tôn Vũ (2000), Đánh giá hiệu quả điều trị Zona bằng Cao Thỏ ti tử trên 49 bệnh nhân, Tạp chí Đông Tây Y kết hợ
25. 杨爱萍(2002),青黛 外敷 治疗带状疱 诊23 例体会,中国临床医生。
Dương Ái Bình (2002), 23 ví dụ điều trị bệnh Zona bằngThanh đại, Tạp chí Bác sĩ lâm sàng Trung Quốc..
26. 安武根(2002), 大黄巧治疗带状疱 诊,医药与保健。
An Vũ Căn (2002), Điều trị bệnh Zona bằng Đại hoàng, Tạp chí Y dược và sức khỏe.
27. 高文正(2001),生大黄加冰片外用治疗带状疱诊,河北中医
Cao Văn Chính (2001), Điều trị bệnh Zona bằng Sinh đại hoàng và miếng dán lạnh bên ngoài, Tạp chí Trung y Hà Bắc.
28. 刘成娟(2002), 外敷 王不流行治疗带状疱 诊效观察与护理,工企医刊。
Lưu Thành Quyên (2002), Đánh giá hiệu quả chăm sóc và điều trị bệnh Zona tại chỗ bằng Vương bất lưu hành, Chuyên san y học của Doanh nghiệ
29. Gnann J.W., Whitley R.J., (2002), “Herpes Zoster”, Clinical pratice, Vol.347, 340 – 346.
30. 朱永辉 (2004), 局部外用板蓝液治疗带状疱 诊,现代中西医结合杂志。
Chu Vĩnh Huy (2004), Điều trị bệnh Zona bằng dịch bôi Bản lam căn ở ngoài da, Tạp chí Đông Tây y kết hợ
31. 胡学球(2005), 海金沙汁治疗带状疱诊疗效观察,井冈山以专学报。
Hồ Học Cầu (2005), Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh Zona bằng dịch chiết Hải kim sa, Tạp chí Y học tỉnh Cương Sơn.
32. Rowbotham, Berry J.D, Petersen K.L., (2005), “A single dose of gabapentin reduce acute pain and allodynia in patients with herpes zoster” Neurology, Vol.65, No.3, 444 – 447
33. 王丽新(2007),紫草油治疗带状疱疹 30 例临床观察,吉林中医药。
Vương Lệ Tân (2007), Đánh giá tác dụng điều trị Zona bằngDầu tử thảo trên 30 bệnh nhân, Tạp chí Trung y dược Cát Lâm.
34. 刘国应(2007), 无花果治疗12则 , 农村新技术。
Lưu Quốc Ứng (2007), 12 cách điều trị bệnh với Quả sung, Tạp chí Kỹ thuật nông thôn mới.
35. Đặng Văn Em, Ngô Xuân Nguyệt (2005), Kinh nghiệm điều trị Amitriptyline trong điều trị bệnh Zona tại Khoa Da liễu – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Tạp chí Y học thực hành số 5, 19 – 21
36. Nguyễn Thị Lai (2005), Nghiên cứu một số đặc điểm của đau trong bệnh Zona ở người cao tuổi và hiệu quả điều trị của Neurontin, Tài liệu Hội nghị khoa học chuyên đề Da liễu các tỉnh phía Bắc, 49 – 57.
37. Vũ Ngọc Vương (2006), Bước đầu đánh giá tác dụng của điện châm trong điều trị bệnh Zona, Luận án Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội
38. Trần Thế Công (2007), Nghiên cứu tình hình đặc điểm lâm sàng và tác dụng giảm đau bằng phác đồ Acyclovir phối hợp Neurontin trên bệnh nhân Zona, Luận văn Thạc sỹ y học.
39. Nguyễn Lan Anh (2011), Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh Zona bằng kem lô hội AL – 04 kết hợp Acyclovir, Luận văn Thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội.
40. Nguyễn Thị Thu Hoài (2011), Nghiên cứu tình hình, đặc điểm lâm sàng, tác dụng giảm đau của phác đồ Acyclovir và Neurotin phối hợp với Amitriptilite, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học viện Quân Y.
41. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), “Sóng rắn”. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam tập II., NXB Khoa học và kỹ thuật, 1127 – 1128.
42. Đỗ Tất Lợi (2000). “Cây Sóng rắn”. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr 871 – 872.
43. R. Liu, S. Yu and Y. Pei (2009), “Chemical constituents from leaves of Albizia chinensis”, Zhongguo Zhong Yao Za Zhi, 34 (16), pp: 2063-6.
44. A. Chaudhary, P. Kaur, N. Kumar, … (2012), “Chemical fingerprint analysis of phenolics of Albizia chinensis based on ultra-performance LC-electrospray ionization-quadrupole time-of-flight mass spectrometry and antioxidant activity”, Nat Prod Commun, 6 (11), pp: 1617-20.
45. M. khatoon, E. Islam, R. Islam, … (2011), “Estimation of total phenol and in vitro antioxidant activity of Albizia procera leaves”, BMC Res Notes, 6, pp: 121.
46. Kumar, S. Kumar, S. Kohli, …(2011), “Antidiabetic activity of methanolic bark extract of Albizia odoratissima Benth. in alloxan induced diabetic albino mice”, Asian Pac J Trop Med, 4 (11), pp: 900-3.
47. V. Samoylenko, M. R. Jacob, S. I. Khan, …. (2009), “Antimicrobial, antiparasitic and cytotoxic spermine alkaloids from Albizia schimperiana”, Nat Prod Commun, 4 (6), pp: 791-6.
48. N. P. Babu, P. Pandikumar and S. Ignacimuthu (2009), “Anti-inflammatory activity of Albizia lebbeck Benth., an ethnomedicinal plant, in acute and chronic animal models of inflammation”, J Ethnopharmacol, 125 (2), pp: 356-60.
49. S. Y. Qiao, D. H. Yu, J. F. Guo and Y. M. Zhao (2007), “Studies on bioassay-guided anti-inflammatory fraction in bark of Albizia julibrissin combined determination with LC-MS-MS”, Zhongguo Zhong Yao Za Zhi, 32 (19), pp: 2021-5.
50. Nông Thị Anh Thư và cộng sự (2015), Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Sóng rắn (allbizzia myriophylla benth) thu hái ở Thái Nguyên, tạp chí khoa học công nghệ, số 143(13)/3 năm 2015, 49-54.
51. Nguyễn Thị Minh Thúy, Nguyễn Quý Thái, Đào Thanh Hoa (2016), Nghiên cứu tác dụng giảm đau và chống viêm cấp tại chỗ của Sóng rắn trên thực nghiệm, tạp chí Y học Việt Nam tập 447, tháng 10- số 1, 49-53.
52. Funai Y, Pickering AE, Uta D et al. (2014), Systemic dexmedetomidine augments inhibitory synaptic transmission in the superficial dorsal horn through activation of descending noradrenergic control: an in vivo patch-clamp analysis of analgesic mechanisms, Pain, 155(3), 617–628.
53. Đỗ Thị Phương, Lại Lan Phương (2006), Bước đầu đánh giá tác dụng điều trị lâm sàng của thuốc uống BSP2A và kem bôi tại chỗ ATZ1 đối với bệnh Zona, tạp chí Y học thực hành số 5 (542)/2006, 42-45.