Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị đau thần kinh hông to bằng viên nang Totcos

Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị đau thần kinh hông to bằng viên nang Totcos

Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị đau thần kinh hông to bằng viên nang Totcos.Đau thần kinh hông to là bệnh lý thần kinh ngoại vi phổ biến, hay gặp và ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh hoạt, lao động hàng ngày. Tỉ lệ thay đổi theo từng nước và vùng địa lý. Theo điều trị những năm gần đây có tới 70 – 85% dân số ít nhất một lần bị đau thắt lưng trong đời [1]. Tại Mỹ, phụ nữ dưới 45 tuổi bị hạn chế vận động do đau thần kinh hông to là nguyên nhân hàng đầu, là lý do đứng thứ hai khiến bệnh nhân đi khám bệnh, là nguyên nhân đứng thứ năm phải nằm viện, và đứng thứ ba trong số các bệnh phải phẫu thuật (Anderson 1999) [1], [2].
Tại Việt Nam, đau thần kinh hông to chiếm 11,2% số bệnh nhân vào điều trị tại khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (từ 1991 – 2000), nhiều thứ hai sau bệnh lý viêm khớp dạng thấp [3].

Theo Trần Ngọc Ân, đau thần kinh hông to chiếm 2% dân số, trong đó người trên 60 tuổi chiếm 17%. Đau thần kinh hông to chiếm tỷ lệ 41,45% trong nhóm bệnh thần kinh cột sống, là một trong 15 bệnh cơ xương khớp hay gặp nhất [4].
Có nhiều nguyên nhân gây đau thần kinh hông to, trong đó nguyên nhân tại cột sống thắt lưng là chủ yếu, phổ biến nhất là bệnh lý thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống thắt lưng [5].
Y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị đau thần kinh hông to như điều trị nội khoa, vật lý trị liệu,các phương pháp can thiệp ngoại khoa chủ yếu do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên chi phí điều trị khá cao và có nhiều tác dụng không mong muốn.
Các phương pháp điều trị đau thần kinh hông to bằng Y học cổ truyền mang lại hiệu quả cao như châm cứu, điện châm, xoa bóp bấm huyệt và thuốc cổ truyền. Song song với các thuốc tân dược là các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược, được bào chế trên dây chuyền hiện đại tạo ra các sản phẩm YHCT ngày càng đảm bảo chất lượng, đa dạng với nhiều hình thức cao đặc, cốm tan, viên nang mềm, viên nang cứng…, bảo quản và sử dụng dễ dàng, thuận tiện.
Viên nang cứng Totcos là sản phẩm của công ty Cổ phần công nghệ cao Traphaco, được sản xuất theo công nghệ bào chế kĩ thuật cao, có tác dụng điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Đây là sản phẩm được chuyển dạng từ viên hoàn cứng Didicera – một chế phẩm từ lâu đã nằm trong danh mục thuốc thiết yếu YHCT của Bộ Y tế. Totcos được chuyển dạng thành viên nang cứng sẽ có nhiều ưu điểm hơn so với dạng hoàn cứng như: lượng dược liệu trong 1 viên nang cứng tương đương với 1 túi hoàn cứng, không sử dụng đường nên có thể dùng cho người bệnh mắc đái tháo đường, bảo quản dễ dàng hơn, thuận tiện cho người sử dụng, người bệnh sẽ giảm được số lượng viên thuốc uống trong ngày, do vậy tính tuân thủ trong điều trị cao hơn.
Các nghiên cứu đánh giá chế phẩm YHCT ở dạng viên nang trong điều trị hiện nay còn khá ít, do vậy để chứng minh hiệu quả của sản phẩm, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị đau thần kinh hông to bằng viên nang Totcos” nhằm hai mục tiêu sau:
Mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị giảm đau, cải thiện vận động cột sống thắt lưng ở bệnh nhân đau thần kinh hông to của viên nang Totcos trên thể phong hàn thấp kết hợp Can Thận hư và thể Huyết ứ.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp điều trị trên lâm sàng và cận lâm sàng.

 

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ  …………………………………………………………    1
Chương 1: TỔNG QUAN  ………………………………………………    3
1.1. Tình hình mắc đau TKHT ở nước ngoài và Việt Nam  …………    3
1.1.1. Tỷ lệ mắc đau TKHT ở nước ngoài  …………………………….    3
1.1.2. Tỷ lệ mắc đau TKHT ở Việt Nam ………………………………    3
1.2. Đau thần kinh hông to theo YHHĐ  ………………………………    4
1.2.1. Đặc điểm giải phẫu TKHT  ……………………………………..    4
1.2.2. Khái niệm về đau TKHT ……………………………………….    5
1.2.3. Chẩn đoán ………………………………………………………    11
1.2.4. Điều trị  ………………………………………………………….    13
1.3. Đau thần kinh hông to theo YHCT  ………………………………    16
1.3.1. Bệnh danh ………………………………………………………    16
1.3.2. Nguyên nhân gây bệnh  …………………………………………    16
1.3.3. Các thể lâm sàng và điều trị  ……………………………………    16
1.4. Các nghiên cứu điều trị đau TKHT trong và ngoài nước ………..    19
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài  ……………………………    19
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước  ………………………………    20
1.5. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu  …………………………    22
1.5.1. Tổng quan về viên nang cứng Totcos   …………………………    22
1.5.2. Tổng quan về Điện châm   ………………………………………    24
1.5.3. Phương pháp XBBH   ……………………………………………    26
1.5.4. Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của Totcos  ………    26
Chương 2: CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG, PP NGHIÊN CỨU …………    28
2.1. Chất liệu nghiên cứu   ………………………………………………    28
2.2. Đối tượng nghiên cứu   ……………………………………………    30
2.3. Phương pháp nghiên cứu  …………………………………………    32
2.4. Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá   …………………………………    33
2.5. Phương pháp xử lý số liệu  ………………………………………….    35
2.6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu  …………………………………    35
2.7. Đạo đức nghiên cứu  ………………………………………………    35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  ………………………………..    37
3.1. Đặc điểm chung của BN nghiên cứu   ……………………………..    37
3.1.1. Phân bố theo tuổi     ……………………………………………..    37
3.1.2. Phân bố theo giới tính   ………………………………………….    37
3.1.3. Phân bố theo nghề nghiệp   ………………………………………    38
3.1.4. Phân bố về thời gian mắc bệnh   …………………………………    39
3.1.5. Phân bố về tính chất khởi phát bệnh   ……………………………    39
3.1.6. Phân bố theo nguyên nhân gây bệnh   …………………………..    40
3.1.7. Phân bố theo thể bệnh YHCT   ………………………………….    40
3.2. Đặc điểm các chỉ số lâm sàng trước điều trị   ……………………..    41
3.2.1. Mức độ đau theo thang điểm VAS   …………………………….    41
3.2.2. Đặc điểm về hội chứng cột sống   ……………………………….    41
3.3. Kết quả điều trị    ……………………………………………………    42
3.3.1. Kết quả giảm đau theo điểm VAS   ……………………………..    42
3.3.2. Cải thiện triệu chứng tại CSTL  …………………………………    44
3.3.3. Cải thiện độ giãn CSTL trước và sau điều trị   …………………    45
3.3.4. Cải thiện hội chứng rễ theo Lassegue, Walleix, Bonnet, Neri…    45
3.3.5. Cải thiện tầm vận động trước và sau điều trị   …………………..    47
3.3.6. Cải thiện chức năng SHHN    ………..…………………………….    49
3.3.7. Kết quả điều trị chung   …………………………………………    50
3.3.8. Kết quả điều trị chung theo thể YHCT   ………………………..    51
3.4. Tác dụng không mong muốn………………………………………    52
3.4.1. Trên lâm sàng    …………………………………………………    52
3.4.2. Trên cận lâm sàng    …………………………………………….    53
Chương 4: BÀN LUẬN     ……………………………………………….    55
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân   ……………………………………    55
4.2. Đánh giá kết quả điều trị    ……………………………………………    62
4.3. Kết quả điều trị chung     …………………………………………….    75
4.4. Kết quả điều trị theo thể bệnh YHCT     …………………………….    76
4.5. Tác dụng không mong muốn    ………………………………………    78
KẾT LUẬN     ……………………………………………………………    79
KIẾN NGHỊ    ……………………………………………………………    80
Tài liệu tham khảo    
Phụ lục 1: Tiêu chuẩn cơ sở Totcos    
Phụ lục 2: Qui trình sản xuất viên nang Totcos    
Phụ lục 3: Thang điểm Owestry Disablity Index    
Phụ lục 4: Phân loại nghề nghiệp theo Bộ LĐ-TB-XH    
Danh sách bệnh nhân nghiên cứu    
Mẫu bệnh án nghiên cứu    

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm theo tuổi     …………………………………….    37
Bảng 3.2: Đặc điểm về nguyên nhân gây bệnh   …………………….    40
Bảng 3.3: Đặc điểm mức độ đau theo thang điểm VAS ………………..    41
Bảng 3.4: Đặc điểm hội chứng cột sống theo nghiệm pháp Schober, Lassugue, Walleix, tay đất    …………………………………………    
41
Bảng 3.5: Đặc điểm tầm vận động CSTL trước điều trị   ……………    42
Bảng 3.6: Cải thiện mức độ đau trước và sau điều trị   ………………    43
Bảng 3.7: Cải thiện triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị   ……    44
Bảng 3.8: Cải thiện độ giãn CSTL theo chỉ số Schober   ……………    45
Bảng 3.9: Cải thiện hội chứng rễ theo nghiệm pháp Lassegue  ……    45
Bảng 3.10: Cải thiện về hệ thống điểm Walleix   ……………………    46
Bảng 3.11: Cải thiện theo nghiệm pháp Bonnet và Neri  ……………    46
Bảng 3.12: Cải thiện động tác gấp CSTL bằng NP tay đất  …………    47
Bảng 3.13: Cải thiện động tác duỗi (ngửa) trước và sau điều trị  ……    47
Bảng 3.14: Cải thiện động tác nghiêng trước và sau điều trị   ………    48
Bảng 3.15: Cải thiện động tác xoay trước và sau điều trị  …………..    48
Bảng 3.16: Cải thiện điểm SHHN trước và sau điều trị  ……………    49
Bảng 3.17: Cải thiện mức độ SHHN trước, sau điều trị …………….    49
Bảng 3.18: Kết quả chung theo thể YHCT sau điều trị  ……………    51
Bảng 3.19: Biến đổi trên các chỉ số mạch, HA   …………………….    52
Bảng 3.20: Biến đổi trên các chỉ số huyết học ……………………..    53
Bảng 3.21: Biến đổi trên các chỉ số sinh hóa   ………………………    54

 

Leave a Comment