Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị Đau vùng cổ gáy của cồn xoa bóp CMO Tuệ Tĩnh

Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị Đau vùng cổ gáy của cồn xoa bóp CMO Tuệ Tĩnh

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị Đau vùng cổ gáy của cồn xoa bóp CMO Tuệ Tĩnh.Đau vùng cổ gáy (mã số ICD 10: M54.2) là tình trạng đau cấp hoặc mạn tính tại cột sống cổ (có thể có lan) thường xuất hiện sau khi thay đổi thời tiết, hay sau một động tác đột ngột, sai tư thế của cột sống cổ; hoặc cũng có khi xuất hiện kín đáo, thường kèm theo co cứng cơ và hạn chế vận động cột sống cổ. Đau vùng cổ gáy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, song phần lớn lại là biểu hiện của một số bệnh cơ xương khớp.
Đau vùng cổ gáy gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi trong đó những người trong độ tuổi lao động là hay gặp nhất, nhất là những người lao động nặng. Mặc dù đau vùng cổ gáy thường không gây biến chứng nhưng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình cũng như xã hội [1].


Đau vùng cổ gáy là biểu hiện đau liên quan đến thời tiết và các bệnh lý tại cột sống cổ làm khởi phát hoặc làm tăng các triệu chứng. Ví dụ như đau do lạnh, do sai tư thế cột sống cổ, do lao động ở trạng thái tĩnh, do thoái hóa cột sống cổ, do stress,…
Theo nguyên nhân gây đau vùng cổ gáy, việc điều trị chủ yếu là điều trị nội khoa, ngoại khoa và vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Việc điều trị phẫu thuật được cân nhắc khi điều trị nội hoa không có kết quả hoặc chèn ép thần kinh thể hiện trên lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh [2],[3].
Đối với y học hiện đại, hiện nay có nhiều thuốc có tác dụng giảm đau khá tốt, tuy nhiên các loại thuốc này có không ít tác dụng phụ như gây bệnh dạ dày, tim mạch, suy chức năng gan, thận,…[4].
Theo y học cổ truyền (YHCT), đau vùng cổ gáy nằm trong phạm vi của Chứng tý và có bệnh danh là Lạc chẩm thống. Điều trị chứng Tý theo Y học cổ truyền bao gồm khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, bổ can thận. Dựa trên các pháp điều trị đó, có thể lựa chọn nhiều phương pháp điều trị trong hai nhóm dùng thuốc và không dùng thuốc gồm châm cứu, xoa bóp (XB), bấm huyệt (BH), cấy chỉ,…[5],[6]. Ở nước ta từ nhiều năm trước, trong Y học cổ truyền XB, BH là những phương pháp dễ thực hiện, ít xảy ra tai biến, được ứng dụng với ưu điểm giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều bệnh nhân, không yêu cầu các thiết bị hiện đại, dễ phổ biến, hiệu quả cao và đã được nhiều nghiên cứu khẳng định tác dụng trong điều trị các bệnh cơ xương khớp, thần kinh,…
Cồn thuốc CMO Tuệ Tĩnh bao gồm các vị thuốc khu phong hàn, trừ thấp, hoạt huyết, rất phù hợp với các chứng tý nguyên nhân do hàn tà gây ra. Trên lâm sàng, cồn CMO Tuệ Tĩnh đã được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân đau vùng cổ gáy và có kết quả khả quan. Tuy nhiên, tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh chưa có nhiều nghiên cứu để đánh giá tác dụng của bài thuốc một cách hệ thống. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị Đau vùng cổ gáy của cồn xoa bóp CMO Tuệ Tĩnh”.
Với mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá tác dụng hỗ trợ điều trị Đau vùng cổ gáy thể Phong hàn thấp của
cồn xoa bóp CMO Tuệ Tĩnh trên một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của cồn xoa bóp CMO Tuệ Tĩnh

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………… 3
1.1. Giải phẫu sinh lý và chức năng của cột sống cổ………………………….. 3
1.1.1. Giải phẫu……………………………………………………………………………. 3
1.1.2. Chức năng …………………………………………………………………………… 6
1.1.3. Các vận động của cột sống cổ………………………………………………. 7
1.1.4. Các vị trí nhận cảm đau ở vùng cổ gáy và cơ chế gây đau ……. 7
1.2. Quan niệm đau vùng cổ gáy theo Y học hiện đại………………………… 9
1.2.1. Khái niệm…………………………………………………………………………… 9
1.2.2. Nguyên nhân………………………………………………………………………. 9
1.2.3. Chẩn đoán………………………………………………………………………… 10
1.2.4. Điều trị……………………………………………………………………………… 13
1.2.5. Phòng bệnh ………………………………………………………………………. 14
1.3. Quan niệm đau vùng cổ gáy theo Y học cổ truyền ……………………. 15
1.3.1. Bệnh danh ………………………………………………………………………… 15
1.3.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh ……………………………………… 15
1.3.3. Các thể bệnh lâm sàng………………………………………………………. 16
1.4. Tổng quan về phƣơng pháp xoa bóp bấm huyệt……………………….. 17
1.4.1. Đại cƣơng …………………………………………………………………………. 17
1.4.2. Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt………………………………………. 18
1.4.3. Chỉ định và chống chỉ định của xoa bóp bấm huyệt……………. 19
1.4.4. Thủ thuật xoa bóp bấm huyệt……………………………………………. 20
1.5. Tổng quan về cồn thuốc CMO Tuệ Tĩnh………………………………….. 22
1.5.1. Thành phần của cồn thuốc xoa bóp CMO Tuệ Tĩnh…………… 22
1.5.2. Nguồn gốc xuất xứ của cồn thuốc CMO Tuệ Tĩnh ……………… 22
1.5.3. Chỉ định và chống chỉ định………………………………………………… 22
1.5.4. Tác dụng và cách dùng ……………………………………………………… 221.5.5. Phân tích các thành phần trong chế phẩm cồn thuốc CMO Tuệ
Tĩnh…………………………………………………………………………………………… 23
1.5.6. Các kết quả nghiên cứu về cồn CMO Tuệ Tĩnh trên thực
nghiệm ………………………………………………………………………………………. 23
1.6. Tình hình nghiên cứu về điều trị đau vùng cổ gáy ……………………. 25
1.6.1. Trên thế giới……………………………………………………………………… 25
1.6.2. Tại Việt Nam…………………………………………………………………….. 26
Chƣơng 2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU…………………………………………………………………………………………………. 28
2.1. Chất liệu nghiên cứu ……………………………………………………………….. 28
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu………………………………………………………………. 29
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ……………………………. 29
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHCT ……………………………. 29
2.2.3. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân…………………………………………… 30
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………………………………. 30
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………………. 30
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………… 30
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu:………………………………………………………….. 30
2.4.3. Phƣơng tiện nghiên cứu…………………………………………………….. 30
2.4.4. Quy trình nghiên cứu………………………………………………………… 31
2.4.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu …………………………………………………….. 35
2.4.6. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị …………………………………. 35
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ……………………………………………………….. 40
2.6. Phƣơng pháp khống chế sai số…………………………………………………. 41
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………………………….. 41
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN………………………………………………………………….. 42
4.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………. 42
4.1.1. Tuổi………………………………………………………………………………….. 42
4.1.2. Giới ………………………………………………………………………………….. 43
4.1.3. Nghề nghiệp ……………………………………………………………………… 454.1.4. Thời gian đau trƣớc điều trị………………………………………………. 45
4.2. Kết quả điều trị……………………………………………………………………….. 46
4.2.1. Kết quả giảm đau sau điều trị……………………………………………. 46
4.2.2. Hiệu quả giảm hội chứng rễ………………………………………………. 51
4.2.3. Hiệu quả cải thiện tầm vân động cột sống cổ ……………………… 52
4.2.4. Hiệu quả cải thiện hoạt động sinh hoạt hàng ngày sau điều trị . 53
4.2.5. Kết quả chung sau điều trị ………………………………………………… 54
4.3. Tác dụng không mong muốn……………………………………………………. 55
4.3.1. Trên lâm sàng …………………………………………………………………… 55
4.3.2. Trên cận lâm sàng …………………………………………………………….. 56
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 57
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment