Đánh giá tác dụng hỗ trợ giảm đau, liền xương của điện châm sau mổ kết hợp xương đinh nội tủy do gãy thân hai xương cẳng chân
Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá tác dụng hỗ trợ giảm đau, liền xương của điện châm sau mổ kết hợp xương đinh nội tủy do gãy thân hai xương cẳng chân.Gãy thân hai xương cẳng chân là loại gãy xương phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi, người già nguyên nhân chủ yếu là tai nạn sinh hoạt, người trẻ nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông và tai nạn lao động. Tại các thành phố lớn và trung tâm công nghiệp hay gặp gãy xương do tai nạn giao thông và tai nạn lao động. Trong tai nạn giao thông hay bị gãy cẳng chân và bàn chân [1], [2].
Hiện nay có rất nhiều phương pháp từ bảo tồn đến phẫu thuật để trả lại chức năng bình thường cho chân, nhằm phục hồi hình thái giải phẫu của xương bị gãy cho được hoàn hảo, nhờ đó phục hồi chức năng hoàn toàn cho xương gãy trong đó việc kết hợp xương bằng đinh nội tủy đem lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân. Tuy nhiên vấn đề giảm đau và rút ngắn thời gian liền xương giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh vẫn là một thách thức đối với y học. Y học hiện đại điều trị gãy xương có ưu điểm là cố định vững chắc nhưng có nhược điểm là chậm liền xương do đặc điểm giải phẫu của vùng này là da sát xương [3], mạch máu càng xuống thấp càng nghèo nàn, sự nuôi dưỡng ổ gãy kém nên mục đích hướng tới là lưu thông mạch máu, tăng cung cấp máu cho ổ gãy để máu đem đến ổ gãy nhiều chất và nhiều tế bào để tạo can xương, phù hợp với cấu tạo tự nhiên và phù hợp với nhiệm vụ sinh học của xương [4]. Bên cạnh đó rất cần sự hỗ trợ của các biện pháp làm tăng quá trình liền xương cũng như hỗ trợ giảm đau sau phẫu thuật nhằm giảm bớt tác dụng phụ của các dòng thuốc chống viêm giảm đau gây ra do sử dụng lâu dài. Trong khi đó, Y học cổ truyền có nhiều ưu điểm nổi trội trong việc hoạt huyết, hóa ứ, giúp khí huyết lưu thông, chỉ thống tiêu viêm bằng các phương pháp không dùng thuốc như xoa bóp bấm huyệt, điện châm, cấy chỉ, khí công dưỡng sinh, liệu pháp hồng ngoại… Bởi vậy, việc kết hợp nhuần nhuyễn những ưu điểm của hai nền y học là phương pháp điều trị toàn diện mang lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân.
Tuy vậy hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu hệ thống và hoàn chỉnh nào về tác dụng của phương pháp điện châm trên những bệnh nhân sau phẫu thuật kết hợp xương bằng đinh nội tủy. Chính vì vậy với mục đích tìm một phương pháp kết hợp giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị trên lâm sàng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng hỗ trợ giảm đau, liền xương của điện châm sau mổ kết hợp xương đinh nội tủy do gãy thân hai xương cẳng chân” với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng hỗ trợ giảm đau, liền xương của điện châm sau mổ
kết hợp xương đinh nội tủy do gãy thân hai xương cẳng chân.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phác đồ điều trị
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………… 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu hai xương cẳng chân……………………………………….. 3
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu về xương cẳng chân và hệ thống mạch máu
nuôi xương ……………………………………………………………………………….. 3
1.1.2. Đặc điểm về phần mềm ………………………………………………………….. 4
1.1.3. Đặc điểm của mô xương …………………………………………………………. 4
1.2. Đại cương về gãy thân hai xương cẳng chân…………………………………… 5
1.2.1. Cơ chế và phân loại gãy xương ……………………………………………….. 5
1.2.2. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng gãy thân hai xương cẳng chân 6
1.2.3. Quá trình liền xương………………………………………………………………. 6
1.3. Điều trị gãy thân hai xương cẳng chân …………………………………………… 9
1.3.1. Điều trị gãy thân hai xương cẳng chân trong y học hiện đại………… 9
1.3.2. Điều trị gãy thân hai xương cẳng chân trong y học cổ truyền………. 9
1.3.3. Các nghiên cứu điều trị gãy xương bằng YHHĐ kết hợp YHCT ở
Việt Nam………………………………………………………………………………… 11
1.4. Tổng quan về phương pháp điện châm sử dụng trong nghiên cứu……. 11
1.4.1. Đại cương về phương pháp điện châm ……………………………………. 12
1.4.2. Một số tác dụng của phương pháp điện châm ………………………….. 12
1.4.3. Công thức huyệt trong nghiên cứu …………………………………………. 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 19
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân ……………………………………………… 19
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân ……………………………………………….. 19
2.2. Chất liệu, phương tiện thiết bị nghiên cứu…………………………………….. 202.2.1. Chất liệu nghiên cứu…………………………………………………………….. 20
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu ………………………………………………………… 20
2.3. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………. 20
2.4. Địa điểm nghiên cứu………………………………………………………………….. 20
2.5. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 20
2.6. Cỡ mẫu và chọn mẫu …………………………………………………………………. 20
2.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu………………………………………………………………. 21
2.8. Quy trình nghiên cứu. ………………………………………………………………… 22
2.8.1. Quy trình châm và kích thích bằng máy điện châm ………………….. 22
2.8.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ………………………… 23
2.9. Xử lý số liệu……………………………………………………………………………… 28
2.10. Khía cạnh đạo đức của đề tài …………………………………………………….. 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 30
3.1. Tác dụng giảm đau, liền xương của điện châm sau mổ kết hợp xương
đinh nội tủy do gãy thân hai xương cẳng chân ………………………………….. 30
3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu……………………………… 30
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu………………………….. 30
3.1.3. Đánh giá tình trạng đau sau khi điện châm ……………………………… 32
3.1.4. Đánh giá kết quả xa ……………………………………………………………… 35
3.1.5. Kết quả trên phim XQ…………………………………………………………… 38
3.2. Theo dõi một số tác dụng không mong muốn của phương pháp………. 39
3.2.1. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng …………………………….. 40
3.2.2. Tác dụng không mong muốn trên cận lâm sàng……………………….. 44
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 45
4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu…………………. 45
4.1.1. Phân bố về tuổi của bệnh nhân ………………………………………………. 45
4.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới………………………………….. 464.1.3. Nguyên nhân gãy xương……………………………………………………….. 46
4.1.4. Đặc điểm về vị trí và kiểu gãy xương……………………………………… 47
4.2. Kết quả lâm sàng……………………………………………………………………….. 48
4.2.1. Tình trạng đau……………………………………………………………………… 51
4.2.2. Mức độ sưng nề …………………………………………………………………… 53
4.3. Tác dụng liền xương của điện châm …………………………………………….. 54
4.3.1. Thời gian liền xương và trục xương ……………………………………….. 54
4.3.2. Kết quả phục hồi chức năng ………………………………………………….. 55
4.3.3. Kết quả xa …………………………………………………………………………… 55
4.3.4. Kết quả X-quang………………………………………………………………….. 55
4.4. Tác dụng không mong muốn ………………………………………………………. 56
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….. 58
KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Nguồn: https://luanvanyhoc.com