Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động của phương pháp cận tam châm trên người bệnh liệt nửa người sau can thiệp vỡ dị dạng động tĩnh mạch

Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động của phương pháp cận tam châm trên người bệnh liệt nửa người sau can thiệp vỡ dị dạng động tĩnh mạch

Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động của phương pháp cận tam châm trên người bệnh liệt nửa người sau can thiệp vỡ dị dạng động tĩnh mạch.Dị dạng động tĩnh mạch não (Brain Arteriovenous Malformation – AVM) là một dạng tổn thương bẩm sinh của hệ thống mạch máu thần kinh trung ương. Đó là sự tập hợp bất thường của mạch máu trong não, trong đó máu từ các động mạch đổ trực tiếp vào búi mạch bất thường, đến các tĩnh mạch dẫn lưu không thông qua hệ thống mao mạch ở giữa[1].
Dị dạng động tĩnh mạch não (DDĐTMN) là một trong những nguyên nhân thường gặp gây xuất huyết não tự phát. Nguy cơ xuất huyết hàng năm từ  2 – 4%, mỗi đợt xuất huyết có 30% nguy cơ tử vong và 25% tàn phế suốt đời. Bên cạnh đó, các triệu chứng do bệnh lí này gây ra như co giật, đau đầu kéo dài cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh[2].


Hầu hết các DDĐTMN được cho là một bất thường bẩm sinh. Phần lớn các khối DDĐTMN nằm ở trên lều tiểu não với hình dạng điển hình như một hình nón với đỉnh hướng về phía não thất. Biểu hiện thường gặp nhất của DDĐTMN là xuất huyết não và co giật. Bên cạnh đó, các triệu chứng như đau đầu, các dấu hiệu thần kinh khu trú cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hằngngày của người bệnh.
Phục hồi chức năng vận động trên người bệnh đột quỵ xuất huyết do DDĐTMNvỡ là rất quan trọng. Bên cạnh thành tựu của YHHĐ trong phục hồi chức năng cho bệnh nhân, YHCT cũng có đóng góp to lớn đặc biệt là châm cứu. Nhiều phương pháp châm cứu đã được áp dụng như dùng hào châm, mãng châm, laser châm để châm các huyệt vị toàn cơ thể hoặc 1 số vùng nhất định như đầu châm, nhĩ châm, diện châm, tỵ châm. Cùng với các phương pháp và kỹ thuật châm cứu truyền thống đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn độ, Nhật Bản, Hàn Quốc thì hiện nay ở Trung Quốc đang đưa phương pháp cận tam châm vào điều trị phục hồi di chứng liệt nửa người. Đây là một phương pháp mới do giáo sư Cận Thụy (Trường đại học Trung y dược Quảng Châu – Trung Quốc) sáng lập ra. Phương pháp này được tổng hợp từ những tinh hoa của các thế hệ thầy thuốc châm cứu đi trước và hơn 50 năm kinh nghiệm lâm sàng của giáo sư. Phương pháp này đã mang lại hiệu quả nhất định trong thực tế lâm sàng.
Ở Việt Nam phương pháp chọn huyệt Cận tam châm đã được tác giả Phạm Thị Ánh Tuyết, Phạm Hải Dương nghiên cứu và đạt được kết quả tốt.
Để nghiên cứu rõ hơn về phương pháp châm cứu mới này trong phục hồi chức năng vận động trên bệnh nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động của phương pháp cận tam châm trên người bệnh liệt nửa người sau can thiệp vỡ dị dạng động tĩnh mạch” với hai mục tiêu sau:
1.    Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động của phương pháp cận tam châmkết hợp phương pháp Bobath trên người bệnh liệt nửa người sau can thiệp vỡ dị dạng động tĩnh mạch.
2.    Khảo sát một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Đại cương về dị dạng động tĩnh mạch não    3
1.1.1.    Lịch sử nghiên cứu dị dạng động tĩnh mạch não    3
1.1.2.    Định nghĩa    5
1.1.3.    Nguyên nhân    6
1.1.4.    Phân loại dị dạng mạch máu não    6
1.1.5.    Biểu hiện lâm sàng    7
1.1.6.    Xuất huyết não do DDĐTMNvỡ    8
1.2.    Phục hồi chức năng    10
1.2.1.    Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người    10
1.2.2.    Mục tiêu, nguyên tắc PHCN    10
1.3.    Đại cương về DDĐTMN vỡ theo y học cổ truyền    12
1.3.1.    Chứng trúng phong    12
1.3.2.    Chứng bán thân bất toại    14
1.4.    Phương pháp châm cứu điều trị liệt nửa người do XHN sau can thiệp DDĐTMN    16
1.4.1.    Châm cứu điều trị liệt nửa người    16
1.4.2.    Phác đồ diều trị liệt nửa người    17
1.4.3.    Tình hình nghiên cứu phục hồi vận động ở bệnh nhân liệt nửa người trên thế giới và Việt Nam    17
1.5.    Phương pháp chọn huyệt cận tam châm    19
1.5.1.    Đại cương    19
1.5.2.    Cơ sở lý luận chọn huyệt cận tam châm    20
1.5.3.    Một số công trình nghiên cứu về phương pháp chọn huyệt Cận tam châm    21
1.5.4.    Phác đồ huyệt châm cứu điều trị liệt nửa người sau can thiệp vỡ dị dạng động tĩnh mạch theo công thức huyệt Cận tam châm    23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    25
2.1. Chất liệu – phương tiện nghiên cứu    25
2.1.1 Chất liệu nghiên cứu    25
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu    27
2.2. Đối tượng nghiên cứu    28
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    28
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ    28
2.3. Phương pháp nghiên cứu    29
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu    29
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu    29
2.3.3. Quy trình nghiên cứu    30
2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu    30
2.3.5. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị    32
2.3.6. Phương pháp xử lí số liệu    32
2.3.7. Phương pháp khống chế sai số    33
2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu    33
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu    33
2.6 Sơ đồ nghiên cứu    34
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    35
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    35
3.2. Kết quả can thiệp    41
3.3. Kết quả điều trị chung và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị    45
3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị    47
3.5. Tác dụng không mong muốn    49
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    50
4.1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu    50
4.1.1. Đặc điểm về tuổi    50
4.1.2. Đặc điểm về giới tính    51
4.1.3. Triệu chứng khởi phát của đối tượng nghiên cứu    52
4.1.4. Phân bố vị trí dị dạng    53
4.2. Đặc điểm về chức năng và vận động của đối tượng nghiên cứu    53
4.2.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo thang điểm mRS (Rankin)    53
4.2.2. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo thang điểm FIM    54
4.2.3. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo chỉ số Bathel    54
4.3. Kết quả điều trị    55
4.3.1. Sự thay đổi thang điểm mRS (Rankin) trước và sau điều trị    55
4.3.2. Sự thay đổi thang điểm FIM trước và sau điều trị    56
4.3.3. Sự thay đổi chỉ số Barthel trước và sau điều trị    58
4.3.4. Kết quả điều trị chung    59
4.3.5. Kết quả điều trị theo tuổi    60
4.3.6. Kết quả điều trị theo giới tính    62
4.3.7. Ảnh hưởng của phương pháp can thiệp tới kết quả điều trị    62
4.3.8. Sự thay đổi các triệu chứng lâm sàng theo YHCT    63
4.3.9. Tác dụng không mong muốn    64
4.4. Hạn chế của nghiên cứu    65
KẾT LUẬN    66
KIẾN NGHỊ    67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng tham gia nghiên cứu    35
Bảng 3.2. Phân bố triệu chứng khởi phát của đối tượng nghiên cứu    36
Bảng 3.3. Phân bố vị trí dị dạng động tĩnh mạch trên MRI    36
Bảng 3.4. Đặc điểm về phương pháp can thiệp    36
Bảng 3.5. Đặc điểm phân bố mức độ lâm sàng của đối tượng nghiên cứu theo thang điểm Barthel    37
Bảng 3.6. Đặc điểm phân bố mức độ lâm sàng của đối tượng nghiên cứu theo thang điểm Rankin    38
Bảng 3.7. Đặc điểm phân bố mức độ lâm sàng của đối tượng nghiên cứu theo thang điểm FIM    39
Bảng 3.8. Đặc điểm phân bố một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu    40
Bảng 3.9. Sự thay đổi mức độ liệt theo thang điểm Rankin    41
Bảng 3.10. Mức độ chuyển độ liệt theo thang điểm Rankin sau    42
Bảng 3.11. Mức độ chuyển độ liệt theo thang điểm Barthel sau điều trị 28 ngày    42
Bảng 3.12. Mức độ chuyển độ liệt theo thang điểm FIM sau điều trị 28 ngày    43
Bảng 3.13. Kết quả điều trị chung    45
Bảng 3.14. Sự thay đổi của một số triệu chứng theo YHCT trước và sau điều trị    46
Bảng 3.15. Kết quả điều trị theo giới tính    47
Bảng 3.16. Kết quả điều trị theo tuổi    47
Bảng 3.17 Ảnh hưởng của vị trí DDĐTMN lên kết quả điều trị    48
Bảng 3.18 Ảnh hưởng của phương pháp can thiệp tới kết quả điều trị    48

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu    35
Biểu đồ 3.2. Phân bố bên liệt của đối tượng nghiên cứu    37
Biểu đồ 3.3. Phân bố mức độ lâm sàng của đối tượng nghiên cứu theo thang điểm Rankin tại D0    38
Biểu đồ 3.4. Sự thay đổi điểm Barthel trung bình giữa hai nhóm trước và sau điều trị    43
Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi điểm FIM trung bình giữa hai nhóm trước và sau điều trị    44
Biểu đồ 3.6. So sánh kết quả điều trị chung    45

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Hình ảnh dị dạng động tĩnh mạch não    6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Greenberg M. S (2006). Handbook of Neurosurgery, Thieme, New York, USA.
3.    Kim E. L et al (2004). The relationship of coexisting extranidal aneurysm to intracranial hemorrage in patients haboring brain arteriovenous malformations. Neurosurgery, 54 (6), 1349-1358.
4.    Sinclair J et al (2005). Visual field preservation after curative multimodality treatment of occipital lobe arteriovenous malformation. Neurosurgery, 57 (4), 655-667.
5.    Warlow C Al-Shahi R (2005). Arteriovenous Malformation of the brain: Ready to randomize? Journal of Neurology, Neurosurgery, Psychiatry, 76, 1327-1329.
6.    Friedman W. A et al (2003). Analysis of factors predictive of Success or Complications in Arteriovenous malformation Radiosurgery. Neurosurgery, 52 (2), 296-308.
7.    Stiver S. I et al (2000). Micro – arteriovenous malformation: Significant hemorrhage from small arteriovenous shunts. Neurosurgery, 32, 836-866.
8.    Phạm Gia Triệu, Nguyễn Thường Xuân (1961). Nhân hai trường hợp mổ u mạch Tạp chí y học Việt Nam, 2, 97-103.
9.    Nguyễn Thế Hào, Lê Hồng Nhân (2000). Đánh giá kết quả trên điều trị phẫu thuật dị dạng động tĩnh mạch não nhân 16 trường hợp mổ tại Bệnh viện Việt Đức từ 1-1999 đến 1-2000. Ngoại khoa, 6, 34-37.
10.    Nguyễn Thế Hào, Lê Hồng Nhân (2004). Sự phối hợp giữa túi phình động mạch não và dị dạng động tĩnh mạch não. Tạp chí thông tin Y học, 10, 29-32.
11.    Nguyễn Thanh Bình (1999), Nhận xét 35 trường hợp dị dạng mạch não về hướng chẩn đoán và điều trị, Luận văn tôt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội.
12.    Phùng Kim Đạo (2003), Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và mạch não số hóa xóa nền của 43 BN XHN do dị dạng mạch não, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
13.    Phan Văn Đức, Lê Văn Thính (2006) , “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của 47 bệnh nhân AVM“ Y học lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, tr 6-9.
14.    Lê Hồng Nhân (2002), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật dị dạng động tĩnh mạch trên lều tiểu não. Luận văn thạc sĩ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
15.    Mohr J P, Kejda-Scharler J, Pile-Spellman J (2013), “Diagnosis and treatment of arteriovenous malformations”, Curr Neurol Neurosci Rep, 13 (2), pp. 324.
16.    Caranfa J T, Baldwin M T, Rutter C E, Bulsara K R (2019), “Synchronous cerebral arteriovenous malformation and lung adenocarcinoma carcinoma brain metastases: A case study and literature review”, Neurochirurgie, 65 (1), pp. 36-39.
17.    Hofman M, Jamroz T, Kolodziej I, Jaskolski J, et al (2018), “Cerebral arteriovenous malformations – usability of Spetzler-Martin and Spetzler- Ponce scales in qualification to endovascular embolisation and neurosurgical procedure”, Pol J Radiol, 83 pp. e243-e247.
18.    Khandelwal A, Chaturvedi A, Singh G P, Mishra R K (2018), “Intractable brain swelling during cerebral arteriovenous malformation surgery due to contralateral acute subdural haematoma”, Indian J Anaesth, 62 (12), pp. 984-987.
19.    Li W, Sun Q, Duan X, Yi F, et al (2018), “Etiologies and risk factors for young people with intracerebral hemorrhage”, Zhong Nan Da Xue Xue Bao Yi Xue Ban, 43 (11), pp. 1246-1250.
20.    McCormick W F (1966), “The pathology of vascular (“arteriovenous”) malformations”, J Neurosurg, 24 (4), pp. 807-816.
21.    Stapf, C., H. Mast, R.R. Sciacca, et al. (2006), Predictors of hemorrhage in patients with untreated brain arteriovenous malformation. Neurology. 66(9): 1350-5.
22.    da Costa, L., M.C. Wallace, K.G. Ter Brugge, et al. (2009), The natural history and predictive features of hemorrhage from brain arteriovenous malformations. Stroke. 40(1): 100-5.
23.    Gross, B.A. and R. Du (2013), Natural history of cerebral arteriovenous malformations: a meta-analysis. J Neurosurg. 118(2): 437-43.
24.    Can, A., B.A. Gross, and R. Du (2017), The natural history of cerebral arteriovenous malformations. Handb Clin Neurol. 143: 15-24.
25.    Jae H. Choi, MD; Henning Mast, MD; Robert R Sciacca, EngScD; Adreas Hartmann, MD; Alexander V, Khaw, MD; Jay P. Mohr, MD Ralph L. Sacco, MD; Christian Stapf, MD (2006). Clinical Outcome After Frist and Recurrent Hemorrhage in Patients With Untreated Brain Arteriovenous Malfomation. Stroke (37): p1243-1247
26.    Nguyễn Minh Hiện (2013). Đột quỵ não, Nhà xuất bản Y học, 139 – 140 
27.    Trần Văn Chương (2010). Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, Nhà Xuất Bản Y Học, Hà Nội.
28.    Hoàng Bảo Châu (2006), Nội khoa học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 18 – 37.
29.    Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Bài giảng Y học cổ truyền, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tập II, 151 – 3.
30.    Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội (2007), “Y học cổ truyền”, Nhà xuất bản y học Hà Nội, 214 – 7.
31.    Trần Văn Kỳ (2011), Từ Điển Y Học Cổ Truyền Hán-Việt-Anh, Nhà xuất bản Y học.
32.    Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội (2003), Nội khoa Y học cổ truyền (dùng cho đối tượng sau đại học). Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 336-64.
33.    Viện Nghiên Cứu Trung Y (2008), Chẩn đoán phân biệt chứng trạng trong Đông Y, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, Hà Nội, 120-1, 123-8.
34.    Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội (2008). Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 220 – 4, 336 – 8.
35.    Bộ Y tế (2008). Quy trình số 29 : Điện châm điều trị liệt nửa người do tai biến mạch máu não.
36.    Jin JJ và Xu YL (2005). Effect of acupuncture combined with modern rehabilition technique at early stage on life self-care ability and metal state of the patient of stroke. Zhongguo Zhen Jiu, 25 (5), 304-306.
37.    Bùi Vinh Sơn (2006). Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến chảy máu não bằng điện mãng châm, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
38.    Wang BQ, Zhou P và Zhu YP (2005). Observation on therapeutic effect of scalp acupuncture combined with body acupuncture on stroke. Zhongguo Zhen Jiu, 25 (4), 240 – 242.
39.    Vũ Thường Sơn (2001). Diễn biến bệnh nhân liệt do TBMMN điều trị tại khoa nội trú viện Châm cứu (1991- 2000). Tạp chí châm cứu số 3/2001, 3, 20.
40.    Trần Văn Chương (2003). Nghiên cứu phương pháp phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não, Luận án tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội.
41.    Đoàn Chí Cường (2017). Đánh giá hiệu quả phục hồi vận động của phương pháp điện châm kết hợp thủy châm trên bệnh nhân liệt nửa người do đột quị não. Tạp chí nghiên cứu Y học.
42.    Phạm Thị Ánh Tuyết (2015). Hiệu quả điều trị của phương pháp Cận tam châm trên bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não sau giai đoạn cấp. Tạp chí nghiên cứu Y học
43.    Phạm Hải Dương (2017). Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp Cận tam châm trên bệnh nhân liệt nửa người do xuất huyết não sau giai đoạn cấp, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội.
44.    彭增福 (2000). 靳三针疗法, 上海科学技术出版社, 3 – 9, 38 – 9.
(Chai Tie Fu (2000). Cận tam châm liệu pháp, Nhà xuất bản khoa học công nghệ Thượng Hải, 3- 9, 38- 9)
45.    贾超, 韩德雄, 姜桂美(2008). “靳三针”治疗中风后偏瘫临床研究的系统回顾与进展,《针灸临床杂志》, 24 (12), 43 – 44.
(Jia Chao, Han Dexiong, Jiang Guimei (2008). Tổng quan và tiến bộ của Cận tam châm trong điều trị chứng liệt nửa người sau đột quỵ, Tạp chí châm cứu lâm sàng, 24(12), 43- 44).
46.    柴铁劬 (2009). 靳三针- 临证配穴法, 人民卫生出版社, 1- 90.
(Peng Zeng Fu (2009). Cận tam châm – Phương pháp phối huyệt lâm sàng, Nhà xuất bản sức khỏe nhân dân, 1- 90).
47.    Wang Ying, Han Wei và Guo Tie (2010). Clinical observations on the efficacy of Jin three needles in treating post – stroke hemiplegia. Shanghai J Acu – mox, 29 (10), 
48.    Han DX, Zhuang LX và Zhang Ying (2011). Evaluation on efficacy of Jin’s” Sanzhen” therapy combined with rehabilitation training for hemiplegia of stroke patients by Fugl-Meyer scale. Zhen ci yan jiu= Acupuncture research/[Zhongguo yi xue ke xue yuan Yi xue qing bao yan jiu suo bian ji], 36 (3), 209-214.
49.    Xu SP, Zhuang LX và Zhang Y (2009). Effect of Jin three needle therapy on cognitive function and activity of daily living in patient of hemiplegia after stroke: a multi – central randomized controlled study. Zhongguo Zhen Jiu, 29 (9), 689 – 694.
50.    孙焜, 沈巍, 韩德雄 (2010). 靳三针”对中风后偏瘫患者肢体运动功能和日常生活活动能力的影响. 《中医杂志》, 51 (6), 524 – 527.
(Sun Kun, Shen Wei, Han Dexiong (2010). Đánh giá hiệu quả chức năng vận động của chân và hoạt động hàng ngày của Cận tam châm trên bệnh nhân liệt nửa người sau đột quỵ, Tạp chí Trung Y, 51 (6), 524 –527).
51.    郎建英, 庄礼兴, 贾超 (2011). “靳三针”结合康复疗法治疗缺血性中风痉挛性偏瘫的临床疗效观察. 广州中医药大学学报, 28 (4), 369 – 373.
(Lang Jian Ying, Zhuang Li, Jia Chao (2011). Đánh giá hiệu quả lâm sàng của Cận tam châm kết hợp phục hồi chức năng điềutrị liệt nửa người thể liệt cứng do nhồi máu não, Học viện Trung Y dược Quảng Châu, 28(4), 369 –373).
52.    Phan Anh Phong (2008). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân xuất huyết não do vỡ dị dạng động tĩnh mạch não tại khoa cấp cứu, bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội.
53.    Stapf, C., H. Mast, R.R. Sciacca, et al. (2003). The New York Islands AVMStudy: design, study progress, and initial results. Stroke. 34(5): e29-33. 
54.    Phùng Kim Đạo (2003). Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và mạch não số hóa xóa nền của 43 bệnh nhân xuất huyết não, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 
55.    Nathan Todnem (2019) A Retrospective Cohort Analysis of Hemorrhagic Arteriovenous Malformations Treated with Combined Endovascular Embolization and Gamma Knife Stereotactic Radiosurgery. World Neurosurgery, Vol 122, 713-722.
56.    Nguyễn Ngọc Cương. Đánh giá kết quả điều trị nút mạch dị dạng động tĩnh mạch não đã võ bằng dung dịch kết tủa không ái nước (PHIL), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
57.    Nguyễn Thị Thu Hà (2015). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của xuất huyết não trên 51 bệnh nhân tại bệnh viện đại học Y Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa, Đại học Y Hà Nội.
58.    Lương Thúy Hiền (2008). Một số đặc điểm lâm sàng của 4804 bệnh nhân tai biến mạch máu não. Tạp chí y học Việt Nam, 342-344, 43-46.
59.    Lê Anh Tuấn (2005). Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch máu não tại Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội.
60.    Phạm Gia Khải và cộng sự (2004). Tình hình tai biến mạch máu não tại viện tim mạch Việt Nam từ 1/1996 – 12/2002. Tạp chí y học Việt Nam, 8, 3 – 11.
61.    Yamada, S., Y. Takagi, K. Nozaki, et al. (2007), Risk factors for subsequent hemorrhage in patients with cerebral arteriovenous malformations. J Neurosurg. 107(5):965-72 
62.    Murthy, S.B., A.E, Merkler, S.S. Omran, et al. (1997), Risk of Intracerebral hemorrhage from arteiovenous malformations Neurology. 88(20): 1882-1888.
63.    Ruiz-Sandoval, J.L., C. Cantu, and F. Barinagarrementeria Intracerebral hemorrhage in Young people: analysis of risk factors, location,cause, and prognosis. Stroke. 30(3):537-41.
64.    Phạm Quỳnh Trang (2021). Kết quả điều trị dị dạng động tĩnh mạch não vỡ bằng phối hợp nút mạch và phẫu thuật, Luận án tiến sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
65.    Lawton M.T (2014), Seven AVMs – Tenets and techniques for resection,
Thieme Publisher.
66.    Nguyễn Công Doanh (2011). Nghiên cứu phục hồi chức năng nhồi máu não động mạch não giữa giai đoạn cấp bằng bài “Thông mạch dưỡng não ẩm” và điện châm, Luận án tiến sĩ, Trường đại học Y Hà Nội.
67.    Bùi Vinh Sơn (2006). Đánh giá tác dụng phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến chảy máu não bằng điện mãng châm, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment