Đánh giá tác dụng phục hổi thương tổn hệ miễn dịch sau chiếu xạ của Đông trùng hạ thảo Nam-Sâu chít giai đoạn thực nghiệm

Đánh giá tác dụng phục hổi thương tổn hệ miễn dịch sau chiếu xạ của Đông trùng hạ thảo Nam-Sâu chít giai đoạn thực nghiệm

Luận án Đánh giá tác dụng phục hồi thương tổn hệ miễn dịch sau chiếu xạ của Đông trùng hạ thảo Nam-Sâu chít giai đoạn thực nghiệm.Suy giảm miễn dịch là tình trạng hê thống miễn dịch của cơ thể hoạt đông yếu, không đáp ứng yêu cầu khi cần chống lại các vi sinh gây bênh hay các tế’ bào bênh lý xuất hiên trong cơ thể dẫn đến hậu quả cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn từ nhẹ đến nặng hoặc ung thư … và có thể tử vong. Trên lâm sàng, tình trạng bênh lý liên quan đến suy giảm miễn dịch, đặc biệt suy giảm miễn dịch thứ phát rất phổ biến như nhiễm khuẩn cấp và mạn tính; nhiễm đôc hoá chất và tia xạ; các bênh ung thư; AIDS; bỏng; thiếu protein… Muốn điều trị hữu hiêu các bênh lý đó không thể không sử dụng kết hợp các biên pháp kích thích miễn dịch môt cách hợp lý bên cạnh điều trị nguyên nhân [2], [86].

Hiên nay, y học hiên đại cho ra đời nhiều loại hoá dược (thuốc hoá học) có tác dụng kích thích miễn dịch đã đem lại những kết quả điều trị tốt. Tuy nhiên, phần lớn những thuốc này có thể có tác dụng không mong muốn. [72], [108], [111], [129].

Trong Y học cổ truyền không có bênh danh suy giảm miễn dịch nhưng những triêu chứng lâm sàng của hôi chứng này có nhiều điểm tương đồng được mô tả trong phạm trù chứng “hư lao”. Theo quan niêm y học cổ truyền thì các bênh lý hư lao đều do “chính khí” suy yếu mà thành và viêc điều trị được thực hiên trên nguyên tắc “phù chính”, nghĩa là sử dụng các vị thuốc, bài thuốc có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể (thuốc bổ) để đẩy lùi bênh tật và đã đem lại những kết quả hết sức khả quan.

Trên thế’ giới cũng như ở Viêt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các thuốc kích thích miễn dịch, điều biến miễn dịch có nguồn gốc từ thảo môc và đông vật [15], [21], [50], [75], [80], [100], [106], trong đó ở Trung Quốc có đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis (Berk) Sacc) [24], [92], [97], [98], [159], [160].

Tuy vậy, đông trùng hạ thảo Trung Quốc phải nhập ngoại với giá thành rất đắt (khoảng 1000 USD/100g). Việt Nam không có đông trùng hạ thảo, song có một loại sâu sống trong thân cây chít được sử dụng trong nhân dân gọi là đông trùng hạ thảo nam – sâu chít. Sâu này có tên khoa học là Brihaspa atrostigmella Moore 1868 thuộc Bộ Cánh vảy (Lepidoptera), sống trong cây chít (Thysanoloeae maxima O. Kuntza), họ lúa Poaceae (Gramineae), phân bố tại các vùng rừng núi phía bắc Việt Nam, là nguyên liệu trong nước rẻ tiền hơn. Tuy nhiên, thành phần hoá học, hoạt tính sinh học, độc tính và tác dụng dược lý thực nghiệm đối với tổn thương hệ miễn dịch của sâu chít đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu. Tại Việt Nam việc định danh cho sâu chít chưa đầy đủ và chính xác, do đó rất khó khăn trong khi tra cứu tài liệu, trao đổi thông tin khoa học. Vì vậy sâu chít còn thiếu những chứng cứ khoa học để sử dụng trên lâm sàng.

Với hy vọng góp phần bổ sung một vị thuốc y học cổ truyền vào danh sách các thuốc phục hồi thương tổn hệ miễn dịch, chúng tôi tiến hành đề tài trong giai đoạn này với các mục tiêu:

1. Xác định thành phần hoá học và một sô’ hoạt tính sinh học của sâu chít.

2. Xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của sâu chít.

3. Đánh giá tác dụng phục hồi thương tổn hệ miễn dịch sau chiếu xạ của sâu chít giai đoạn thực nghiệm.

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục
Những chữ viết tắt trong luận án Danh mục các bảng Danh mục các biểu đổ Danh mục các sơ đổ Danh mục các ảnh
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Quan niệm của y học hiện đại về miễn dịch và suy giảm miễn 3 dịch
1.1.1. Miễn dịch và đáp ứng miễn dịch 3
1.1.2. Suy giảm miễn dịch 5
1.1.3. Điều trị miễn dịch và các chất điều biến miễn dịch 12
1.2. Quan niệm của y học cổ truyền về chính khí, tà khí và hư lao 19
1.2.1. Chính khí và tà khí 19
1.2.2. Hư lao 21
1.3. Tình hình nghiên cứu các thuốc điều biến miễn dịch của y học cổ 28
truyền trên thế’” giới và trong nước
1.3.1. Trên thế’ giới 28
1.3.2. Ở Việt Nam 35
CHƯƠNG 2. CHẤT LIÊU, Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 39
2.1. Chất liệu nghiên cứu 39
2.2. Đối tượng nghiên cứu 39
2.3. Phương pháp nghiên cứu 40
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu thành phần hoá học và một số hoạt 40
tính sinh học của SC
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn 44
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu tác dụng phục hồi thương tổn hê 44
miễn dịch sau chiếu xạ của SC
2.3.4. Xử lý số liêu 55
2.3.5. Mô hình nghiên cứu tổng quát 55
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 57
3.1. Thành phần hóa học và hoạt tính sính học của sâu chít 57
3.1.1. Thành phần hoá học của sâu chít 57
3.1.2. Kết quả một số hoạt tính sinh học của SC 61
3.2. Kết quả nghiên cứu độc tính của sâu chít 62
3.2.1. Kết quả nghiên cứu độc tính cấp 62
3.2.2. Kết quả nghiên cứu độc tính bán trường diễn 62
3.3. Tác dụng phục hổi thương tổn hệ miễn dịch sau chiếu xạ của 68
sâu chít
3.3.1. Trọng lượng và mô bênh học các cơ quan miễn dịch 68
3.3.2. Kết quả phục hồi số lượng tế bào tuỷ xương, bạch cầu máu 77
ngoại vi và colony tế bào lách nội sinh
3.3.3. Kết quả tác dụng kích thích phục hồi các đáp ứng miễn dịch 86
sau chiếu xạ của SC
3.3.4. Tỷ lê sống sót và trọng lượng cơ thể 94
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 97
4.1. Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của sâu chít 98
4.1.1. Thành phần hoá học của SC 98
4.1.2. Một số hoạt tính sinh học của SC 102
4.2. Độc tính của sâu chít 104
4.2.1. Độc tính cấp 104
4.2.2. Độc tính bán trường diễn 105
4.3. Nghiên cứu tác dụng phục hổi thương tổn hệ miễn dich sau chiếu 108 xạ của sâu chít
4.3.1. Lựa chọn tia xạ, liều chiếu và phương pháp sử dụng thuốc 108
4.3.2. Tác dụng bảo vệ, kích thích phục hồi mô học các cơ quan miễn 111 dịch dưới ảnh hưởng của tia xạ
4.3.3. Tác dụng kích thích phục hồi chức năng tạo máu của SC 118
4.3.4. Tác dụng phục hồi các đáp ứng miễn dịch của SC 121
4.3.5. Tác dụng nâng cao sức khoẻ chung của chuột bị chiếu xạ 128
4.3.6. Tác dụng kích thích phục hồi miễn dịch của SC theo quan 132 điểm của YHcT
KẾT LUẬN 135
KIẾN NGHỊ 137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 138
TÀI LIÊU THAM KHẢQ 139

Leave a Comment