ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RỐI LOẠN LIPID MÁU THỂ ĐÀM THẤP TẠI BỆNH VIỆN YHCT- BỘ CÔNG AN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG RỐI LOẠN LIPID MÁU THỂ ĐÀM THẤP TẠI BỆNH VIỆN YHCT- BỘ CÔNG AN.Vào “Ngày tim mạch thế giới” 29-9-2017, Tổ chức Y tế thế giới đã công bố con số hơn 17,7 triệu người chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến tim mạch trên toàn thế giới [40]. Đây là nguyên nhân hàng đầu, chiếm 31% tổng số ca tử vong toàn cầu. Trong các bệnh lí liên quan đến tim mạch thì xơ vữa động mạch chiếm một tỷ lệ không hề nhỏ và một trong các yếu tố nguy cơ trực tiếp dẫn đến xơ vữa động mạch chính là hội chứng rối loạn lipid máu [39,40].
Hiện nay, vấn đề rối loạn lipid máu là một trong những mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe trên thế giới, như ở Mỹ có Chương trình giáo dục về cholesterol quốc gia (NCEP), ở châu Âu có Hiêp hội xơ vữa động mạch châu Âu (EAS),…Các tổ chức này thường xuyên đưa ra các hướng dẫn về quản lí và điều trị rối loạn lipid máu.
Cũng theo tổ chức Y tế thế giới, 75% số ca tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình – nước ta là một nước nằm trong nhóm này [40]. Do đó vấn đề dự phòng và điều trị các bệnh tim mạch mà nhất là các bệnh xơ vữa động mạch là rất quan trọng và cấp thiết. Một trong những biện pháp dự phòng có hiệu quả tình trạng xơ vữa động mạch chính là điều trị có hiệu quả hội chứng rối loạn lipid máu.
Y học hiện đại đã tìm ra và chứng minh được hiệu quả của rất nhiều loại thuốc trong việc điều chỉnh rối loạn lipid máu như nhóm statin, nhóm fibrat, nhóm resin,…[33]. Bên cạnh tác dụng ổn định lipid máu, các nhóm thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn và một hạn chế khác là chi phí điều trị cũng khá tốn kém. Do đó nhiều bệnh nhân rối loạn lipid máu hiện nay đang sử dụng các phương pháp và bài thuốc y học cổ truyền để điều trị. Nhiều công trình trong và ngoài nước cũng đã chứng minh hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu của các bài thuốc nổi tiếng như: “Giáng chỉ ẩm”, “Nhị trầnthang”, “Lục quân tử thang”, …[13,15] hay các chế phẩm mới như viên nén “ Hạ mỡ”, cao lỏng Đại an,…[17, 24].Vì vậy có thể khẳng định y học cổ truyền hoàn toàn có khả năng điều chỉnh rối loạn lipid máu.
Phương pháp cấy chỉ có thể coi là một dạng châm cứu đặc biệt. Phương pháp này đã xuất hiện ở nước ta từ những năm 1960 [23].và đã được áp dụng rộng rãi trong việc điều trị hen phế quản, đau nhức xương khớp, phục hồi vân động,… Hiện nay tại một số bệnh viện trong và ngoài nước đang áp dụng cấy chỉ để điều trị rối loạn lipid máu và đã đạt được nhiều thành công[23], nhưng lại chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này được công bố rộng rãi, do vậy đề tài nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
– Đánh giá hiệu quả của phương pháp cấy chỉ trong điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân thể đàm thấp.
– Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp cấy chỉ
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 3
1.1 VẤN ĐỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI ……….. 3
1.1.1 Lipid và sự chuyển hóa lipid ……………………………………………………….. 3
1.1.2 Hội chứng rối loạn lipid máu ………………………………………………………. 5
1.1.3 Biến chứng và hậu quả ……………………………………………………………….. 8
1.1.4 Điều trị……………………………………………………………………………………….. 8
1.2 VẤN ĐỀ RỐI LOẠN LIPID MÁU TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN …… 10
1.2.1Các khái niệm và nguyên lý cơ bản của rối loạn Lipid máu theo Y học
cổ truyền…………………………………………………………………………………………… 10
1.2.2 Các nguyên nhân gây ra đàm…………………………………………………….. 12
1.2.3 Các thể đàm ẩm theo Y học cổ truyền ………………………………………. 13
1.2.4 Sự tương đồng giữa chứng đàm ẩm của y học cổ truyền và hội chứng
rối loạn lipid máu của y học hiện đại …………………………………………………. 14
1.2.4 Điều trị chứng đàm thấp theo Y học cổ truyền ……………………….. 15
1.2.5 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về tác dụng của các bài thuốc Y
học cổ truyển trong điều trị rối loạn lipid máu…………………………………… 19
1.3. PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ………………………………………………………… 21
1.3.1Sơ lược về học thuyết kinh lạc ……………………………………………………. 21
1.3.2 Châm cứu…………………………………………………………………………………. 22
1.3.3 Cấy chỉ……………………………………………………………………………………… 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 26
2.1 Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………… 26
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………… 26
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ……………………………………………… 26
2.2 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………… 26
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………… 26
2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu …………………………………………………………………… 26
2.2.3 Kỹ thuật thu thập thông tin ………………………………………………………. 27
2.2.4 Các tiêu chuẩn đánh giá ……………………………………………………………. 27
2.2.5 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………. 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 30
3.1 Các đặc điểm của bệnh nhân rối loạn lipid máu…………………………… 30
3.2 Các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân RLLPM………………………………….. 31
3.3 Các chỉ số lipid máu trước điều trị……………………………………………….. 32
3.4 Phân loại bệnh nhân……………………………………………………………………. 33
3.5 Đặc điểm bệnh nhân RLLPM theo YHCT……………………………………. 34
3.6 Các chỉ số lipid máu sau điều trị (D30)………………………………………… 35
3.7 Sự thay đổi các triệu chứng của thể đàm thấp sau điều trị ……………. 36
3.8 Sự thay đổi chỉ số BMI sau điều trị ………………………………………………. 37
3.9 Các tác dung không mong muốn của phương pháp cấy chỉ …………… 37
3.10 Đánh giá hiệu quả sau điều trị rllpm bằng phương pháp cấy chỉ………. 38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 39
4.1Một số đặc điểm chung của bệnh nhân rối loạn Lipid máu…………….. 39
4.1.1Tuổi…………………………………………………………………………………………… 39
4.1.2Giới tính ……………………………………………………………………………………. 39
4.2 Các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân RLLPM………………………………….. 40
4.2.1Chỉ số khối cơ thể (BMI) ……………………………………………………………. 40
4.2.2 Thói quen sinh hoạt (lối sống)……………………………………………………. 40
4.3. Các chỉ số Lipid máu trước điều trị …………………………………………….. 41
4.4 Phân lọai……………………………………………………………………………………… 41
4.4.1Theo phân loại của De Gennes……………………………………………………. 41
4.4.2 Phân loại theo EAS……………………………………………………………………. 41
4.5 Đặc điểm bệnh nhân theo Y học cổ truyền……………………………………. 42
4.6 Đánh giá tác dụng điều trị qua các chỉ số lipid máu………………………. 42
4.6.1Chỉ số cholesterol toàn phần ………………………………………………………. 42
4.6.2 Chỉ số triglyceride …………………………………………………………………….. 43
4.6.3 Chỉ số HDL-C …………………………………………………………………………… 43
4.6.4 Chỉ số LDL-C……………………………………………………………………………. 43
4.7 Sự thay đổi chỉ số khối cơ thể (BMI) và huyết áp động mạch ………… 44
4.8 Đánh giá tác dụng dựa trên sự thay đổi các triệu chứng đàm thấp……… 44
4.9 Đánh giá tác dụng điều trị của phương pháp cấy chỉ trên bệnh nhân
RLLPM ……………………………………………………………………………………………. 45
4.10 Các tác dụng không mong muốn ………………………………………………… 46
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 47
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………………. 49
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………. 53
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại RLLPM theo Fredrickson ………………………………………… 6
Bảng 1.2. Phân loại RLLPM theo De Gennes, tương ứng với các typ RLLPM
của Fredrickson …………………………………………………………………………………… 6
Bảng 1.3. Phân loại RLLPM theo EAS …………………………………………………… 7
Bảng 1.4. Đánh giá rối loạn lipid máu theo NCEP ATPIII (2001)………………. 9
Bảng 1.5. Sự giống nhau giữa rối loạn chuyển hóa lipid và đàm thấp……….. 15
Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi của các đối tượng nghiên cứu ……………………………. 30
Bảng 3.2 Phân loại BMI của các bệnh nhân trước điều trị ……………………….. 31
Bảng 3.3 Thói quen sinh hoạt và tiền sử mắc bệnh nội khoa khác…………….. 32
Bảng 3.4 Các chỉ số lipid của các bệnh nhân trước khi điều trị ………………… 32
Bảng 3.5 Phân loại bệnh nhân RLLPM theo De Gennes…………………………. 33
Bảng 3.6 Phân loại bệnh nhân RLLPM theo EAS…………………………………… 33
Bảng 3.7 Các biểu hiện bênh lí của đàm thấp…………………………………………. 34
Bảng 3.8 Sự thay đổi Cholesterol toàn phần của bệnh nhân trước và sau điều trị…35
Bảng 3.9 Sự thay đổi Triglycerid của bệnh nhân trước và sau điều trị ……… 35
Bảng 3.10 Sự thay đổi nồng độ HDL- c của bệnh nhân trước và sau điều trị 35
Bảng 3.11 Sự thay đổi nồng độ LDL-C của bệnh nhân trước và sau điều trị. 36
Bảng 3.12 Sự thay đổi các triệu chứng của thể đàm thấp…………………………. 36
Bảng 3.13 Sự thay đổi BMI sau khi điều trị …………………………………………… 37
Bảng 3.14 Sự thay đổi huyết áp động mạch của bệnh nhân sau điều trị …….. 37
Bảng 3.15 Các tai biến xảy ra sau khi cấy chỉ ………………………………………… 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Văn Ánh (2006), “Nghiên cứu tác dụng điều trị rối loạn lipid máu
của viên Cholestin”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Viện YHCTQĐ.
2 Trương Quốc Bảo, Hải Ngọc (2000), Chữa bệnh nội khoa bằng y học cổ
truyền Trung Quốc, Viện nghiên cứu y học dân tộc Thượng Hải, Nhà xuất
bản Thanh Hóa.
3 Bộ Công an (2016), “Thông tư quy định tuyển sinh vào các trường Công
an nhân nhân”.
4 Bộ Y tế (2009), Lão khoa Y học cổ truyền.
5 Bộ Y tế (2013), “Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh
chuyên ngành Châm cứu”.
6 Bộ Y tế (2014), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết- chuyển hóa”.
7 Bộ môn hoá sinh Trường Đại học Y Hà Nội (2012), “Chuyển hoá lipid và
lipoprotein”, Hoá sinh, Nhà xuất bản Y học.
8 Bộ môn sinh lý Trường Đại học Y Hà Nội (2016) “Chuyến hóa lipid”,
Sinh lý học, Nhà xuấy bản Y học.
9 Bộ môn Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Bài giảng Y
học cổ truyền 2 tập, Nhà xuất bản Y học.
10 Bộ môn Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Châm cứu,
Nhà xuất bản y học.
11 Hoàng Bảo Châu (1997),”Đàm thấp”, Nội khoa YHCT, Nhà xuất bản Y
học.
12 Lê Thị En (2010), “Đánh giá tác dụng điều trị rối loạn lipid máu của bài thuốc
TMP1”, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
13 Phan Việt Hà (1998), “So sánh tác dụng điều trị hội chứng rối loạn lipid
máu của bài thuốc Giáng chỉ ẩm với Lipanthyl”, Luận văn thạc sỹ Y học,
Viện Y học cổ truyền Quân đội.
50
14 Vũ Việt Hằng (2013), “Nghiên cứu tác dụng của chế phẩm “Giáng chỉ tiêu
khát linh” điều trị rối loạn lipid máu trên động vật đái tháo đường typ 2
thực nghiệm”, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
15 Đỗ Quốc Hương, Trần xuân Thảo (2010), “Đánh giá tác dụng bài thuốc
“Lục quân tử thang” trong điều trị hội chứng RLLP máu, trên một số chỉ
tiêu lâm sàng và cận lâm sàng”, Y học thực hành .
16 Nguyễn Thùy Hương (1993), “Tìm hiểu mối liên quan giữa chuyển hóa
lipid và đàm ẩm”, Một số vấn đề lý luận về Lão khoa cơ bản, Nhà xuất
bản Y học.
17 Nguyễn Thùy Hương, Nguyễn Minh Trang, Hoàng Thị Liên và cs. (2013),
“Nghiên cứu tác dụng của viên nén “Hạ mỡ” trong điều trị hội chứng rối
loạn lipid máu”, Y học thực hành.
18 Hà Thị Thanh Hương (2012), “Nghiên cứu độc tính bán trường diễn và hiệu
quả điều trị hội chứng rối loạn lipid máu nguyên phát của cốm tan Tiêu phì
linh”, Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
19 Nguyễn Nhược Kim (1996), “Đàm và phương pháp điều trị đàm qua các
bài thuốc cổ phương”, Tạp chí Y học cổ truyền số 11, tr 7 – 8.
20 Dương Thị Mộng Ngọc, Hà Thị Hồng Linh, Lý Bá Tước và cs. (2012),
“Đánh giá hiệu quả điều trị của viên nang cứng “Ruvintat” trên bệnh nhân
rối loạn chuyển hóa lipid”, Y Học TP. Hồ Chí Minh.
21 Nhà xuất bản Y học (2012), Hải Thượng Y tông tâm lĩnh.
22 Nhà xuất bản Y học (2004), Tuệ Tĩnh toàn tập..
23 Lê Thúy Oanh (2010), Cấy chỉ, Nhà xuất bản Y học.
24 Tạ Thu Thủy (2016), “Đánh giá tác dụng điều trị hội chứng rối loạn lipid
máu của cao lỏng Đại an”, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà
Nội
Nguồn: https://luanvanyhoc.com