Đánh giá thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da

Đánh giá thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da

Đánh giá thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da
Vũ Hoàng Phương, Khương Hải Yến
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá sự thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da. 90 bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da theo chương trình được đánh giá phân tích khí máu động mạch và điện giải đồ trước mổ và sau mổ tại Trung tâm Gây mê & Hồi sức ngoại khoa – Bệnh viện Việt Đức từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020. Nồng độ Na giảm (139,96 ± 1,94 vs 134,03 ± 1,91), Clo tăng (102,61 ± 2,62 vs 106,76 ± 2,95) cũng như chỉ số HCO3 giảm (23,50 ± 4,01 vs 19,77 ± 6,30); BE giảm (-0,09 ± 1,22 vs -1,66 ± 1,29) ở thời điểm sau mổ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm trước mổ đặc biệt ở nhóm phẫu thuật kéo dài > 2 giờ. Chỉ số lactat sau mổ cũng cao hơn có ý ngĩa thống kê so với trước mổ (1,25 ± 0,79 vs 1,65 ± 0,41; p < 0,05). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự thay đổi có ý nghĩa về 1 số chỉ số trong điện giải đồ và khí máu động mạch sau phẫu thuật tán sỏi thận qua da.

Sỏi  tiết  niệu  là  bệnh  thường  gặp  trên  thế giới và ở nước ta, tỉ lệ sỏi thận chiếm 70-75%, sỏi bể thận chiếm khoảng 33% có thể gây ra nhiều biến chứng và những tổn thương nghiêm trọng cho đường tiết niệu. Hiện nay, tán sỏi qua da (TSQD) được coi là lựa chọn hàng đầuđểđiều trị sỏi thận lớn (kích thước từ 2cm trở lên) và sỏi san hô với những ưuđiểm mất máu ít, mức độđau giảm, phục hồi nhanh, giảm thời gian nằm viện.1 Quá trình bơm rửa nước thực hiện trong quá trình tán sỏi thận nhằm mục đíchbơm rửa máu chảy ra từ chỗ đặt ống nong ở tổ chức nhu mô thận, làm giảm nhiệt độ ở đầu que đốt lazer tạo điều kiện thuận lợi cho qúa trình tán sỏi, tránh gây tổn thương mô xung quanh do nhiệt sinh ra. Tuy nhiên, quá trình bơm rửa này làm hấp thu dịch rửa vào cơ thể có thể trực tiếp qua các tĩnh mạch hoặc qua phúc mạc, có thể dẫn đến quá tải tuần hoàn, rối loạn điệngiải, rối loạn huyết động.2,3 Tác giả Malhotra và cộng sự nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi khối lượng nước rửa hấp thụ, thời gian và tốc độ chảy của dịch rửa trong TSQD.4 Ở Việt Nam, trong những năm gần đây phương pháp tán sỏi thận qua da đang ngày càng phổ biến và vẫn còn rất ít nghiên cứu tìm hiểu mức độ thay đổi về khí máu, nước điện giải và thăng bằng kiềm toan trên những bệnh nhân tán sỏi qua da sử dụng dụng dung dịch NaCl 0,9% làm dung  dịch  rửa  trong  quá  trình  tán  sỏi.  Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sự thay đổi khí máu động mạch và điện giải đồ trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật tán sỏi thận qua da”.

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment