ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI PHÁT ÂM Ở TRẺ 4-6 TUỔI ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN VA ĐỘ III VÀ IV
ĐÁNH GIÁ THAY ĐỔI PHÁT ÂM Ở TRẺ 4-6 TUỔI ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN VA ĐỘ III VÀ IV
Đào Hoa Phượng1, Phạm Thị Bích Đào2,3, Trần Văn Tâm3, Phạm Anh Dũng3
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Trường Đại Học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
VA quá phát làm giảm luồng hơi đi lên mũi trong quá trình phát âm làm rối loạn cộng hưởng âm, trẻ sẽ gặp khó khăn khi phát âm mũi /m/, /n/, /ŋ/, trong tiếng Việt là /m/,/n/,/ng,/nh/;trẻ nói giọng mũi kín do luồng hơi khi lên đến vòm chỉ thoát được một phần hốc mũi, hoặc đẩy hơi vào hốc mũi cũng như qua các lỗ thông xoang rất chậm do có sự cản trở từ họng mũi của VA. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá sự thay đổi phát âm ở trẻ VA quá phát độ III, IV ở trẻ 4-6 tuổi. Nghiên cứu thực hiện trên 36 trẻ được phẫu thuật nạo VA quá phát độ III, IV tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 8 năm 2021. Kết quả cho thấy, trẻ em nam chiếm 61,1%, nữ chiếm 38,9%, tuổi 4 tuổi chiếm11,1%, 5 tuổi chiếm 47,6%, 6 tuổi chiếm 41,3%. Lý do nhập viện gồmngủ ngáy chiếm 38,9%, viêm tai giữa tái phát 27,8%, nói giọng mũi kín 19,3%, ngừng thở khi ngủ 13.9%.VA độ III chiếm 80,6%, độ IV chiếm 19,4%. Đánh giá phát âm trước nạo VA: không phát âm được âm /m/ 21,3%,/n/ 34,6%, /ng/ 59,6%, /nh/ 61,2%;sau khi nạo VA 2 tuần: không phát âm được âm /m/5,6%,/n/ 8,3%, /ng/ 11,1%, /nh/ 8,3%. Đánh giá chất lượng âm qua phân tích âm trung tính là nguyên âm /a/ trước khi tiến hành phẫu thuật VA lần lượt là Shimmer 3,6%, Jitter 1,6%, HNR 21,005 dB; F0 135 ± 1,7Hz và sau khi nạo VA Shimmer 3,0%, Jitter 0,9%, HNR 17,943 dB; F0 119 ± 1,2 Hz.
VA là Amydal vòm (Végétations Adénoides-VA), tổchức lympho nằm ởhọng mũi, thuộc vòng Waldeyer. VA phát triển mạnh ởtuổi từ6 tháng đến 6 tuổi, thoái triển khi trẻ15 tuổi và hiếm khi thấy ởngười trưởng thành1. Trong một nghiên cứu đánh giá hệthống vềtỷlệquá phát VA đã chỉra rằng tỷlệVA quá phát là 34,5%2. VA quá phát độIII, IVgây bít tắc, che lấp cửa mũi sau từởmức độ> 50% cho đến hoàn toàn dẫn đến cản trởđường thở, giảm thông khí, giảm độrộng của khoang họng mũi, giảm độrung của các cấu trúc họng mũi và khoang mũi từđó ảnh hưởng tới cấu âm và cộng hưởng do đó ảnh hưởng tới giọng3.SallyK. Gallena cho rằng trẻsẽgặp khó khăn khi phát âm /m/, /n/, / ŋ/ trẻnói giọng mũi kín do luồng hơi khi lên đến vòm chỉthoát được một phần hốc mũi, hoặc đẩy hơi vào hốc mũi cũng như qua các lỗthông xoang rất chậm do có sựcản trởtừhọng mũi của VA 4. Những khó khăn khi phát âm này gây tác động không tốt đến sức khoẻtâm thần, kết quảhọc tập của trẻđặc biệt những trẻlứa tuổi tiền học đường và học đường, đang hoàn thiện kỹnăng nói và giao tiếp4. VA quá phát tác động trực tiếp đến việc phát âm và gây ảnh hưởng tới một sốmôn học như tập đọc, ngoại ngữ, thanh nhạc,…khiến trẻgiảm sút thành tích học tập và gây tâm lý tựti cho trẻ5. Việc phát hiện và can thiệp VA sẽgiúp trẻgiải quyết những vấn đềnêu trên, hoàn thiện kỹnăng phát âm, tựtin giao tiếp, hòa nhập và học tập6. Việc phát hiện và can thiệp VA sẽgiúp trẻgiải quyết những vấn đềnêu trên, hoàn thiện kỹnăng phát âm, tựtin giao tiếp, hòa nhập và học tập. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu:Đánh giá sựthay đổi phát âm ởtrẻ4 đến 6 tuổi có VA quá phát độIII-IV
Nguồn: https://luanvanyhoc.com