Đánh giá thời gian chờ và điều kiện đặt nội khí quản khi khởi mê sử dụng propofol-TCI hoặc etomidat truyền bơm tiêm điện ở người cao tuổi

Đánh giá thời gian chờ và điều kiện đặt nội khí quản khi khởi mê sử dụng propofol-TCI hoặc etomidat truyền bơm tiêm điện ở người cao tuổi

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp những người có tuổi trên 60 là người cao tuổi. Tuổi thọ trung bình của con người trên thế giới ngày càng tăng. từ 46,4 tuổi năm 1950-1955 đến 66,0 tuổi năm 2000-2005, và dự đoán là 69 tuổi năm 2010-2015. Tỷ lệ người trên 70 tuổi năm 1950-1955 dưới 1%, tăng lên 57% năm 2010-2015. Ở nước ta, tuổi thọ trung bình là 68,6 (2003) và là 69 (2004), số người trên 60 tuổi chiếm gần 10% dân số. Số người cao tuổi tăng đi kèm với sự tăng về nhu cầu chăm sóc y tế cũng như chi phí cho dịch vụ y tế. Ở Mỹ, năm 1996 có khoảng 72 triệu ca bệnh, 47% trong số đó trên 65 tuổi; năm 2004, có 47 triệu ca phẫu thuật, 33% trong số đó người cao tuổi [3], [11].

Gây mê hồi sức ở người cao tuổi gặp nhiều khó khăn hơn ở người trẻ. Bởi những biến đổi về sinh lý và bệnh lý. Đa số người cao tuổi có bệnh lý phối hợp. Tần suất những biến chứng và tai biến cao, có thể gặp trước, trong hay sau gây mê phẫu thuật. Giai đoạn khởi mê là giai đoạn có nhiều biến động. Sự thay đổi huyết động trong giai đoạn khởi mê và đặt ống NKQ khi chưa có đủ điều kiện thích hợp ở người cao tuổi làm tăng tỷ lệ tai biến, đôi khi kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng khó khắc phục. Thay đổi huyết động có thể là trụy tim mạch khi mê quá sâu hay tăng vọt mạch, huyết áp khi mê chưa đủ làm tăng nguy cơ thiếu máu vành, tăng nguy cơ tai biến mạch não hay nặng thêm bệnh phối hợp kèm theo. Sự thay đổi này nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của bác sỹ gây mê, cách dùng thuốc mê, cũng như cách phối hợp với các thuốc khác. Đặt ống NKQ khi chưa đủ thời gian chờ và chưa có điều kiện tốt làm tăng nguy cơ co thắt, tăng tiết đờm rãi, tổn thương dây thanh âm, tăng biến đổi huyết động và đồng nghĩa với chất lượng của cuộc gây mê chưa tốt.

Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều thuốc tốt được tìm ra cũng như nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại đã được áp dụng trong gây mê giúp giảm thiểu tai biến. Thuốc mê tĩnh mạch được sử dụng phổ biến hiện nay phải kể đến là propofol, etomidat. Do có nhiều ưu điểm như khởi mê nhanh, tỉnh nhanh, êm dịu, ít gây co thắt thanh quản, ít ảnh hưởng chức năng gan, thận… nên propofol là lựa chọn của hầu hết bác sỹ gây mê. Tuy thế propofol thường gây đau khi tiêm và tụt huyết áp mạnh, nhất là giai đoạn khởi mê, ở bệnh nhân cao tuổi hay có bệnh lý tim mạch kèm theo. Etomidat được tìm ra năm 1964, bắt đầu sử dụng ở châu Âu năm 1972, ở Mỹ năm 1983, là một thuốc mê tĩnh mạch ít ảnh hưởng đến huyết động, thường được lựa chọn để khởi mê ở bệnh nhân có rối loạn hay có nguy cơ rối loạn huyết động [11].

Việc lựa chọn cách thức sử dụng thuốc gây mê khi khởi mê có vai trò quan trọng trong việc giảm thay đổi huyết động cũng như mang lại điều kiện tốt khi đặt NKQ. Propofol-TCI là cách thức ít gây thay đổi huyết động nhất đối với việc sử dụng propofol đã và đang được áp dụng khi khởi mê hiện nay. Tuy nhiên liệu cách thức gây mê này đã khắc phục được tình trạng tụt huyết áp ở người cao tuổi khi khởi mê bằng propofol? Đây là câu hỏi còn đang bàn cãi. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm hai mục tiêu:

1. Đánh giá sự thay đổi nhịp tim, huyết áp khi khởi mê sử dụng propofol-TCI hoặc etomidat truyền bơm tiêm điện ở người cao tuổi.

2. Đánh giá thời gian chờ và điều kiện đặt nội khí quản khi khởi mê sử dụng propofol-TCI hoặc etomidat truyền bơm tiêm điện ở người cao tuổi.

MỤC LỤC

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1. Người cao tuổi và gây mê hồi sức 3

1.1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý liên quan đến gây mê hồi sức 3

1.1.2. Đáp ứng dược học của thuốc trên người cao tuổi 6

1.2. Thuốc dùng trong khởi mê 8

1.2.1. Propofol 8

1.2.2. Etomidat 14

1.3. Gây mê tĩnh mạch có kiểm soát nồng độ đích 22

1.3.1. Khái niệm 22

1.3.2. Mô hình dược động học 24

1.3.3. Ứng dụng 25

1.4. Thời gian chờ và điều kiện đặt NKQ 26

1.5. Theo dõi độ mê dựa vào chỉ số lưỡng phổ 27

1.6. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 28

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 32

2.1. Đối tượng 32

2.2. Thời gian, địa điểm 32

2.3. Phương pháp 33

Chương 3: KẾT QUẢ 40

3.1. Một số đặc điểm bệnh nhân 40

3.1.1. Giới, tuổi, cân nặng, BMI 40

3.1.2. Phân loại ASA, nhóm bệnh phẫu thuật 41

3.1.3. BIS tại các thời điểm 42

3.1.4. Lượng thuốc đã dùng để đạt BIS dưới 60 trong khởi mê 43

3.2. Sự thay đổi nhịp tim và huyết áp động mạch khi khởi mê 43

3.2.1. Sự thay đổi nhịp tim 43

3.2.2. Sự thay đổi huyết áp động mạch tâm thu 45

3.2.3. Sự thay đổi huyết áp động mạch tâm trương 47

3.2.4. Sự thay đổi huyết áp động mạch trung bình 49

3.2.5. Sự thay đổi huyết áp động mạch ở bệnh nhân tiền sử THA 51

3.2.6. Điều trị tụt huyết áp động mạch trong khi khởi mê 52

3.3. Thời gian chờ và điều kiện đặt NKQ 53

3.3.1. Thời gian từ khi bắt đầu khởi mê đến khi BIS<60 53

3.3.2. Thời gian chờ đặt NKQ 53

3.3.3. Thời gian khởi mê 54

3.3.4. Điều kiện đặt NKQ 54

Chương 4: BÀN LUẬN 55

4.1. Một số đặc điểm bệnh nhân 55

4.2. Sự thay đổi nhịp tim và huyết áp động mạch khi khởi mê 59

4.2.1. Sự thay đổi nhịp tim 60

4.2.2. Sự thay đổi huyết áp 62

KẾT LUẬN

KIÉN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment