Đánh giá thông tin về tương tác của thuốc điều trị ung thư sử dụng tại Viện Huyết học
Luận văn Đánh giá thông tin về tương tác của thuốc điều trị ung thư sử dụng tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương trong các cơ sở dữ liệu tra cứu thường dùng. Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào và có thể phát sinh ở mọi cơ quan trong cơ thể. Ung thư đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu về tỷ lệ mắc và tử vong trên toàn thế giới, với khoảng 14 triệu ca mới mắc và khoảng 8,2 triệu bệnh nhân tử vong vào năm 2012 [59]. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, số bệnh nhân mắc ung thư có xu hướng ngày càng gia tăng với khoảng 75.000 bệnh nhân tử vong do căn bệnh này mỗi năm [56]. Hiện nay, bốn phương pháp chủ yếu được sử dụng trong điều trị ung thư bao gồm: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu và liệu pháp sinh học, trong đó, hoá trị liệu là phương pháp được sử dụng phổ biến trong tất cả các thể bệnh ung thư [6].
Việc sử dụng hóa trị liệu luôn tiềm tàng nguy cơ cao xảy ra phản ứng có hại cho bệnh nhân do bản thân thuốc điều trị ung thư gây ra hoặc do hậu quả của tương tác khi phối hợp nhiều loại thuốc gây độc tế bào và thuốc điều trị hỗ trợ [42], [49]. Kết quả từ một nghiên cứu cho thấy có khoảng 11% số bệnh nhân ung thư phải nhập viện liên quan đến phản ứng có hại (ADR) và khoảng 2% liên quan đến tương tác thuốc (TTT) [20]. Theo phân tích của một tổng quan về tần suất xuất hiện tương tác thuốc trong điều trị ung thư, có khoảng một phần ba số bệnh nhân ung thư điều trị ngoại trú có khả năng gặp tương tác [39]. Điều này cho thấy TTT thực sự là một vấn đề quan trọng cần được kiểm soát để giảm thiểu tác dụng bất lợi trên bệnh nhân.
Các cơ sở dữ liệu (CSDL) tra cứu TTT hiện nay rất phong phú, bao gồm cả cách sách chuyên khảo lẫn phần mềm duyệt tương tác trực tuyến và ngoại tuyến. Chính sự đa dạng của các nguồn thông tin và đặc biệt là sự bất đồng giữa các tài liệu này gây nhiều khó khăn cho bác sỹ, dược sỹ trong việc lựa chọn nguồn thông tin phù hợp và chính xác [10], [50]. Trong quá trình xây dựng danh sách TTT có ý nghĩa lâm sàng (YNLS) của thuốc ung thư sử dụng qua đường uống, một nhóm nghiên cứu đã tiến hành so sánh hai phần mềm là DF 2008 và MM, nhận thấy rằng các CSDL này bất đồng về cả mức độ liệt kê, mức độ nặng và mức bằng chứng [53].
Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương là viện chuyên khoa đầu ngành trong việc khám, cấp cứu, điều trị các bệnh máu và cơ quan tạo máu, trong đó có cả ung thư máu. Hoá trị liệu hiện là liệu pháp thường được sử dụng nhất cho các bệnh nhân mắc bệnh lý ác tính cơ quan tạo máu [8].
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá thông tin về tương tác của thuốc điều trị ung thư sử dụng tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương trong các cơ sở dữ liệu tra cứu thường dùng”, với các mục tiêu:
1. Đánh giá sự đồng thuận về khả năng liệt kê tương tác và nhận định TTT có YNLS giữa các CSDL và trong từng CSDL dựa vào mức độ can thiệp y khoa hoặc dựa vào mức độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác.
2. Xây dựng danh mục TTT cần chú ý của các thuốc điều trị ung thư được sử dụng tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương và hướng dẫn xử trí các cặp tương tác này trong thực hành lâm sàng.
3. Xác định tần suất xuất hiện tương tác trong bệnh án nội trú tại 4 khoa sử dụng thuốc điều trị ung thư tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương thông qua danh mục TTT cần chú ý đã xây dựng.
Từ kết quả của nghiên cứu, chúng tôi hy vọng đưa ra các đề xuất trong việc lựa chọn CSDL tra cứu TTT của thuốc điều trị ung thư. Đồng thời, chúng tôi mong muốn Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương có thể thiết kế được bảng cảnh báo tương tác cần chú ý dành cho các khoa sử dụng thuốc điều trị ung thư, góp phần giảm thiểu hậu quả của TTT bất lợi cho bệnh nhân trong thực hành lâm sàng.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Khái niệm và phân loại tương tác thuốc 3
1.1.1. Khái niệm tương tác thuốc 3
1.1.2. Phân loại tương tác thuốc 3
1.1.2.1. Tương tác dược động học 3
1.1.2.2. Tương tác dược lực học 4
1.1.3. Dịch tễ tương tác thuốc 4
1.1.4. Tầm quan trọng của tương tác thuốc 5
1.1.5. Yếu tố nguy cơ gây tương tác thuốc 6
1.2. Kiểm soát tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng 6
1.2.1. Phần mềm hỗ trợ kê đơn cho bác sĩ 6
1.2.1.1. Các cơ sở dữ liệu tương tác thuốc thường dùng 7
1.2.1.2. Sự chênh lệch giữa các cơ sở dữ liệu thường dùng trong tra cứu
tương tác thuốc 14
1.2.2. Bảng cảnh báo về những tương tác nghiêm trọng 15
1.3. Tổng quan về thuốc điều trị ung thư và nguy cơ tương tác thuốc 17
1.3.1. Sơ lược bệnh lý ung thư 17
1.3.2. Các phương pháp điều trị ung thư 17
1.3.3. Nguy cơ gặp tương tác thuốc trong điều trị ung thư 19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.1. Cơ sở dữ liệu 20
2.1.2. Thuốc
2.1.3. Bệnh án điều trị nội trú 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1. Đánh giá sự đồng thuận về khả năng liệt kê tương tác giữa các cơ sở dữ liệu và nhận định tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng giữa các cơ sở dữ liệu và trong từng cơ sở dữ liệu dựa vào mức độ can thiệp y khoa hoặc
dựa vào mức độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác 21
2.2.1.1. Đánh giá sự đồng thuận về khả năng liệt kê tương tác giữa các cơ sở dữ liệu 21
2.2.1.2. Đánh giá sự đồng thuận trong việc nhận định mức độ có ý nghĩa
lâm sàng của tương tác thuốc giữa các cơ sở dữ liệu và trong từng cơ sở dữ liệu dựa vào mức độ can thiệp y khoa hoặc dựa vào mức độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác 22
2.2.2. Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý của các thuốc điều trị
ung thư được sử dụng tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, hướng dẫn xử trí các cặp tương tác này trong thực hành lâm sàng 23
2.2.3. Xác định tần suất xuất hiện tương tác trong bệnh án nội trú tại 4 khoa sử dụng thuốc điều trị ung thư tại Viện Huyết học và Truyền máu
Trung ương bằng danh mục tương tác thuốc cần chú ý đã xây dựng 24
2.3. Xử lý số liệu 24
Chương 3. KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. Đánh giá sự đồng thuận về khả năng liệt kê tương tác giữa các cơ sở dữ liệu và nhận định tương tác có ý nghĩa lâm sàng giữa các cơ sở dữ liệu và trong từng cơ sở dữ liệu dựa vào mức độ can thiệp y khoa hoặc dựa vào mức
độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác 25
3.1.1. Đánh giá sự đồng thuận về khả năng liệt kê tương tác giữa các cơ sở dữ liệu 25
3.1.2. Đánh giá sự đồng thuận về nhận định tương tác có ý nghĩa lâm sàng giữa các cơ sở dữ liệu và trong từng cơ sở dữ liệu dựa vào mức độ can thiệp y khoa hoặc dựa vào mức độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác 27
3.1.2.1. Đánh giá sự đồng thuận trong việc nhận định tương tác có ý nghĩa
lâm sàng giữa các cơ sở dữ liệu dựa vào mức độ can thiệp y khoa hoặc dựa vào mức độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác 27
3.1.2.2. Đánh giá sự đồng thuận trong việc nhận định tương tác có ý nghĩa
lâm sàng trong từng cơ sở dữ liệu dựa vào mức độ can thiệp y khoa hoặc dựa vào mức độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác 32
3.2. Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý của các thuốc điều trị ung
thư được sử dụng tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương và hướng dẫn xử trí các cặp tương tác này trong thực hành lâm sàng 33
3.3. Xác định tỷ lệ xuất hiện những tương tác trong danh mục tương tác thuốc đã được xây dựng trong bệnh án nội trú tại các khoa sử dụng thuốc điều trị
ung thư của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương 36
Chương 4. BÀN LUẬN 38
4.1. Đánh giá sự đồng thuận về khả năng liệt kê tương tác giữa các cơ sở dữ
liệu và nhận định tương tác có ý nghĩa lâm sàng giữa các cơ sở dữ liệu và trong từng cơ sở dữ liệu dựa vào mức độ can thiệp y khoa hoặc dựa vào mức độ nặng và mức độ y văn ghi nhận về tương tác 38
4.2. Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý của các thuốc điều trị ung
thư được sử dụng tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương và hướng dẫn xử trí các cặp tương tác này trong thực hành lâm sàng 41
4.3. Xác định tỷ lệ xuất hiện những tương tác trong danh mục tương tác thuốc
đã được xây dựng trong bệnh án nội trú tại các khoa sử dụng thuốc điều trị ung thư của Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương 42
Chương 5. KÉT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 45
5.1. Kết luận 45
5.2. Đề xuất 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hệ số ICC đánh giá đồng thuận về liệt kê cặp tương tác giữa 4 CSDL.
Phụ lục 2: Hệ số ICC đánh giá sự bất đồng giữa các CSDL trong nhận định cặp TTT có YNLS theo định nghĩa 1.
Phụ lục 3: Hệ số ICC đánh giá sự bất đồng giữa các CSDL trong nhận định cặp TTT có YNLS theo định nghĩa 2.
Phụ lục 4: Bảng so sánh tương tác thuốc có YNLS theo hai định nghĩa của SDI.
Phụ lục 5: Bảng so sánh tương tác thuốc có YNLS theo hai định nghĩa của MM.
Phụ lục 6: Bảng so sánh tương tác thuốc có YNLS theo hai định nghĩa của DF.
Phụ lục 7: Sự chênh lệch giữa các CSDL trong nhận định các cặp tương tác ở mức độ cao nhất.
Phụ lục 8: Hướng dẫn xử trí tương tác của các thuốc điều trị ung thư tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.