Đánh giá thực trạng chăm sóc Catheter mạch máu của điều dưỡng bệnh viện Bưu điện

Đánh giá thực trạng chăm sóc Catheter mạch máu của điều dưỡng bệnh viện Bưu điện

Đánh giá thực trạng chăm sóc Catheter mạch máu của điều dưỡng bệnh viện Bưu điện.Truyền dịch, truyền máu, truyền thuốc…là một trong những chỉ định quan trọng của bác sĩ trong điều trị. Đặc biệt trong ngoại khoa, hồi sức, thời gian truyền kéo dài…nhằm bù khối lượng tuần hoàn, điện giải, dinh dưỡng cho người bệnh. Catheter mạch máu là dụng cụ từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong bệnh viện. Catheter mạch máu có nhiều kích cỡ to, nhỏ, dài, ngắn phù hợp với mạch máu của người bệnh cần đặt, thường ở tay, cổ… Điều dưỡng viên là người trực tiếp thực hiện kỹ thuật này. Đây là một kỹ thuật đòi hỏi sự tuân thủ các bước của quy trình từ thiết lập đường truyền đến lưu giữ  Catheter đảm bảo sao cho đường truyền chắc chắn, không tuột, không chệch khỏi lòng mạch, bệnh nhân có thể cử động dễ dàng…Đó cũng chính là đảm bảo tính ưu việt của việc sử dụng Catheter mạch máu thay thế cho đường truyền qua kim bướm hay kim truyền bằng kim loại.

Việc tiếp cận mạch máu bằng Catheter tĩnh mạch ngoai vi là một phương tiện thiết yếu trong chăm sóc y tế hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có một số biến chứng ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Các biến chứng thường gặp khi đặt Catheter tĩnh mạch ngoại vi là nhiễm khuẩn và tắc Catheter (3). Trong đó, viêm tĩnh mạch là biến chứng thường gặp nhất, một vấn đề ảnh hưởng có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng và cũng là nguyên nhân làm kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị
Tại Mỹ, mỗi năm các bệnh viện và phòng khám mua trên 150 triệu các thiết bị đưa vào mạch máu để truyền thuốc, dịch, máu… Có hơn 200.000 trường hợp nhiễm khuẩn huyết. Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn này đều liên quan đến các loại khác nhau của các thiết bị mạch máu [2]  trong đó chiếm phần lớn là catheter mạch máu.
Ở Việt nam, những nghiên cứu về nhiễm khuẩn và các tai biến khác về Catheter mạch máu  còn ít (Bệnh viện Việt đức,  Bệnh viện Nhi Trung ương…). Chưa có số liệu cụ thể về các trường hợp nhiễm khuẩn liên quan đến các loại thiết bị mạch máu như trên. Nhất là việc chăm sóc Catheter mạch máu của điều dưỡng có liên quan đến an toàn người bệnh.
Tại bệnh viện Bưu điện với 400 giường bệnh trong đó có 150 giường ngoại khoa. Năm 2011 có trên 10.000 ca mổ trong đó số ca mổ ngoai khoa chiếm 60%. Số người bệnh nội trú sử dụng Catheter mạch máu rất lớn , Số điều dưỡng lâm sàng là…. Trong đó điều dưỡng lâm sàng khoa ngoại là (…%). Bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải…Vì vậy việc tuân thủ quy trình kỹ thuật chuyên môn để đảm bảo an toàn người bệnh luôn là một thách thức với công tác điều dưỡng, nhất là điều dưỡng ngoại khoa. Theo kết quả đi buồng hàng ngày, một trong những vấn đề đáng quan tâm là quy trình chăm sóc Catheter mạch máu chưa được tuân thủ, còn xảy ra không ít các trường hợp: 
–    Tắc kim
–    Tuột kim
–    Nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm
–    Viêm tĩnh mạch
–    … .
Nhiều điều dưỡng còn chưa nắm vững quy trình kỹ thuật chăm sóc Catheter mạch máu , thời gian lưu Catheter tối đa là bao nhiêu ngày phải thay mới vẫn chưa thống nhất… Bệnh viện chưa có nghiên cứu nào cung cấp bằng chứng cho một kế hoạch can thiệp khả thi. Đó chính là lí do chúng tôi tiến hành nghiên cứu Đánh giá thực trạng chăm sóc Catheter mạch máu của điều dưỡng bệnh viện Bưu điện nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá tinh trạng nhiễm khuẩn liên quan đến thời gian lưu Catheter mạch máu ngoại vi.
 2. Đánh giá kỹ năng thực hành chăm sóc Catheter mạch máu của điều dưỡng bệnh viện Bưu điện 

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.        Một số  khái quát về Catheter mạch máu    3
1.1.        Một số loại Catheter mạch máu thường dùng:    3
1.2.     Chỉ định đặt Catheter mạch máu  và chăm sóc    3
1.3.     Vị trí đặt của Catheter mạch máu ngoại vi:    4
1.3.1     Giải phẫu vùng cánh tay trước    4
1.3.2     Giải phẫu vùng khuỷu trước    5
1.3.3     Giải phẫu vùng căng tay trước    5
3.     Nguy cơ thường gặp khi đặt Catheter mạch máu    7
4.     Một số lưu ý về kỹ thuật khi dùng kim luồn tĩnh mạch    7
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    9
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    9
2.2.    Thời gian và địa điểm nghiên cứu:    9
2.3.     Thiết kế nghiên cứu    9
2.4.     Phương pháp và công cụ thu thập thông tin    9
2.5.      Chỉ số đánh giá:    9
2.6.     Phương pháp xử lý số liệu: Bảng tính Excel, phần mềm SPSS.    9
2.7.     Thông báo kết quả nghiên cứu:    10
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ  VÀ BÀN LUẬN    11
CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ    12
MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU    13

Leave a Comment