Đánh giá thực trạng chảy máu sau đẻ tại khoa Phụ sản bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên trong 2 năm 2010-2011
Luận văn chuyên khoa II Đánh giá thực trạng chảy máu sau đẻ tại khoa Phụ sản bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên trong 2 năm 2010-2011.Chảy máu sau đẻ (CMSĐ) là một trong 5 tai biến sản khoa, đứng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong mẹ. CMSĐ là một tai biến thường gặp trong các cuộc đẻ. Đó là một tai biến nguy hiểm có thể gặp ở bất kỳ thai phụ nào, cả thai phụ có nguy cơ thấp cũng như thai phụ có nguy cơ cao. Theo thống kế của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 585.000 trường hợp tử vong mẹ, 99% trong số đó là ở các nước đang phát triển là nguyên nhân hàng đầu CMSĐ (31%) [47],[51],[52].
Tại Pháp: Theo nghiên cứu của Cohen R.W, Olivennes, tỷ lệ tử vong mẹ do CMSĐ chiếm 28% trong tổng số tử vong do các biến chứng sản khoa [81].
Tại Việt Nam: Theo Nguyễn Đức Vy tỷ lệ CMSĐ chiếm tới 67,4% các tai biến sản khoa và tử vong mẹ do nguyên nhân này là 66,8% trong số tử vong do biến chứng sản khoa [50].
Theo nghiên cứu Phạm Thị Hải CMSĐ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 2004-2007 tỷ lệ tử vong mẹ là 1,02% [25].
Theo Bùi Thị Thoan nghiên cứu về “Thực trạng tai biến sản khoa tại tỉnh Thái Bình 6/2008 đến 5/2009″thì tỷ suất chết mẹ/100.000 trẻ sơ sinh sống là 73,9/100.000 trường hợp sinh sống [44] và một số tác giả khác cũng có kết quả tương tự [21[, [22] [30].
Theo nhận xét tình hình tử vong mẹ giai đoạn 2009-2010 của Vụ Sức khòe Bà mẹ – Trẻ em Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong mẹ do CMSĐ là 2,4% .Một số Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản và một số bệnh viện các tỉnh thì tỷ suất chết mẹ vào khoảng 44,3%/100.000 ca đẻ sống [6], [8], [9].
Có nhiều nguyên nhân có thể gây CMSĐ như: Đờ tử cung, sót rau, chấn thương đường sinh dục, rối loạn đông máu… nếu phát hiện sớm các nguyên nhân gây CMSĐ có biện pháp xử trí đúng và kịp thời thì sẽ hạ thấp tỷ lệ tử vong mẹ do CMSĐ [22], [76], [80].
Gần đây các nhà sản khoa đã có nh ng nghiên cứu và nh ng phương pháp dự phòng tích cực ở giai đoạn 3 của cuộc chuyển dạ đẻ để đề phòng nguy cơ đờ tử cung nhằm giảm tỷ lệ CMSĐ [9], [17], [18], [19], [53].
Ở Việt Nam tỷ lệ thiếu máu ở phụ n đặc biệt là phụ n mang thai còn cao. Vì vậy dù lượng máu mất không nhiều cũng có thể đe doạ tới tính mạng của thai phụ đã bị thiếu máu.
Trong 60 năm CSSKSS của khoa sản Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (BVĐKTƯTN) đã xử trí thành công nhiều trường hợp bị CMSĐ nhưng cũng có nh ng trường hợp không thành công dẫn đến tử vong mẹ do CMSĐ. Tuy nhiên, do tính chất cấp cứu và mức độ nguy hiểm của CMSĐ đây vẫn là một nguy cơ nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng và ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ, cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào về CMSĐ tại khoa Phụ sản BVĐKTƯTN. Để làm cơ sở cho Lãnh đạo bệnh viện và Sở Y tế chỉ đạo về chuyên môn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá thực trạng chảy máu sau đẻ tại khoa Phụ sản bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên trong 2 năm 2010-2011”.
Nghiên cứu nhằm mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ, nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến CMSĐ tại khoa Phụ sản BVĐKTƯTN trong 2 năm 2010 – 2011.
Đánh giá phương pháp xử trí CMSĐ tại khoa Phụ sản BVĐKTƯTN trong 2 năm 2010 – 2011.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Khái niệm chảy máu sau đẻ 3
1.2. Một số đặc điểm giải phẫu và sinh lý liên quan tới CMSĐ 4
1.3. Các nguyên nhân gây CMSĐ 7
1.4. Chẩn đoán CMSĐ 13
1.5. Các hậu quả của CMSĐ 16
1.6. Các phương pháp xử trí CMSĐ 17
1.7. Đề phòng CMSĐ 22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25
2.2. Đối tượng nghiên cứu 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 34
3.2. Tỷ lệ chảy máu sau đẻ, nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến CMSĐ tại khoa Phụ sản BVĐKTƯTN năm 2010 – 2011 39
3.3. Đánh giá phương pháp xử trí chảy máu sau đẻ 45
Chương 4. BÀN LUẬN 50
4.1. Tỷ lệ, nguyên nhân và một số yếu tố liên quan đến CMSĐ tại khoa Phụ sản BVĐKTƯTN trong năm 2010-2011 50
4.2. Đánh giá các phương pháp xử trí CMSĐ tại khoa Phụ sản BVĐKTƯTN 64
KẾT LUẬN 70
KHUYẾN NGHỊ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN
DANH SÁCH BỆNH NHÂN
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 34
Bảng 3.2:Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số lần sinh 35
Bảng 3.3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số lượng thai 36
Bảng 3.4: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trọng lượng thai 37
Bảng 3.5: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo cách kết thúc thai nghén 38
Bảng 3.6: Tỷ lệ chảy máu sau đẻ tại khoa Phụ sản BVĐKTƯTN năm 2010-2011 ..39
Bảng 3.7:Thời gian phát hiện chảy máu sau đẻ 40
Bảng 3.8:Phân loại nguyên nhân gây chảy máu sau đẻ 40
Bảng 3.9:Mối liên quan gi a tuổi của thai phụ và chảy máu sau đẻ 41
Bảng 3.10: Mối liên quan gi a số lần sinh và chảy máu sau đẻ 42
Bảng 3.11: Mối liên quan gi a cách kết thúc thai nghén và CMSĐ 42
Bảng 3.12: Mối liên quan gi a số lượng thai và chảy máu sau đẻ 43
Bảng 3.13: Mối liên quan gi a trọng lượng thai và chảy máu sau đẻ 43
Bảng 3.14: Mối liên quan gi a đờ tử cung và số lần sinh 44
Bảng 3.15: Mối liên quan gi a đờ tử cung và trọng lượng thai 44
Bảng 3.16:Liên quan gi a cách kết thúc thai nghén đường dưới và rác TSM, âm đạo, cổ tử cung 45
Bảng 3.17:Tỷ lệ thành công các PP xử trí CMSĐ 45
Bảng 3.18: Kết quả xử trí chảy máu sau đẻ do đờ tử cung 46
Bảng 3.19: Kết quả xử trí CMSĐ do rách cổ tử cung, âm đạo, TSM 46
Bảng 3.20: Kết quả xử trí chảy máu sau đẻ do rau tiền đạo 47
Bảng 3.21: Kết quả xử trí chảy máu sau đẻ do rau cài răng lược 47
Bảng 3.22: Kết quả xử trí chảy máu sau đẻ do rau bong non 48
Bảng 3.23:Tỷ lệ điều trị CMSĐ bằng PP truyền dịch truyền máu 48
Bảng 3.24:Tình trạng sàn phụ sau điều trị chảy máu sau đẻ 49
Bảng 4.1: So sánh tỷ lệ CMSĐ tại BVĐKTƯTN với các địa phương khác 50
Bảng 4.2: So sánh tỷ lệ CMSĐ do đờ tử cung với các tác giả khác 57
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi 34
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số lần sinh 35
Biểu đồ 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số lượng thai 36
Biểu đồ 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trọng lượng thai 37
Biểu đồ 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo cách kết thúc thai nghén. ..38
Biểu đồ 3.6.Tỷ lệ CMSĐ sau đẻ qua các năm nghiên cứu 39
Nguồn: https://luanvanyhoc.com