Đánh giá thực trạng công tác chăm sóc bà mẹ trước sinh theo chuẩn quốc gia về sức khỏe sinh sản tại các trạm y tế phường, quận cầu giấy, Hà Nội

Đánh giá thực trạng công tác chăm sóc bà mẹ trước sinh theo chuẩn quốc gia về sức khỏe sinh sản tại các trạm y tế phường, quận cầu giấy, Hà Nội

Đánh giá thực trạng công tác chăm sóc bà mẹ trước sinh theo chuẩn quốc gia về sức khỏe sinh sản tại các trạm y tế phường, quận cầu giấy, Hà Nội.Hiện nay trên thế giới có khoảng 1,5 tỷ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ với hơn 200 triệu phụ nữ mang thai và sinh con hàng năm. Có 40% trong số đó có những biến chứng liên quan đến thai nghén và sinh đẻ, 15% có những biến chứng đe doạ đến tính mạng mẹ và con và cần được chăm sóc. [50], [52]

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới trung bình cứ mỗi phút có một phụ nữ tử vong do các biến chứng liên quan đến thai nghén và sinh nở, tức là có khoảng 1.600 phụ nữ tử vong mỗi ngày và hơn nửa triệu phụ nữ chết hàng năm do các nguyên nhân trên. Đáng chú ý là 99% các trường hợp tử vong mẹ xảy ra ở các nước đang phát triển. Tương ứng với mỗi trường hợp tử vong mẹ có khoảng 20 trường hợp phụ nữ mắc các biến chứng nhiễm trùng, chấn thương và bệnh tật liên quan đến thai nghén, tương đương với 10 triệu ca mỗi năm [51].
Chăm sóc trước sinh có tác dụng phát hiện, điều trị và phòng tránh được một số bệnh có tính chất mãn tính (thiếu máu, sốt rét, cao huyết áp…). Chăm sóc trước sinh đặc biệt có hiệu quả đối với sức khoẻ bà mẹ và thai nhi ở các nước đang phát triển. Một nghiên cứu về 718 trường hợp tử vong mẹ tại Ai Cập cho thấy 92% trong số những trường hợp trên có thể tránh được nếu chăm sóc bà mẹ có chất lượng [52]. Ở Việt Nam tỷ suất tử vong mẹ ở mức khá cao 165/100.000 trẻ đẻ sống và tỷ lệ này cao hơn ở miền trung và miền núi phía bắc. Có sự chênh lệch về sức khỏe bà mẹ giữa người giàu, nghèo; giữa vùng núi và vùng đồng bằng; giữa các dân tộc kinh và dân tộc thiểu số và thay đổi theo từng vùng nghiên cứu: Ở Cao Bằng là 411/100.000, Quảng ngãi là 199/100.000, Đắc Lắc 178/100.000… [48]. Tử vong mẹ xảy ra trước sinh chiếm đến 25% và phần lớn các trường hợp này đều có thể phòng tránh được thông qua việc thực hiện tốt chăm sóc trước sinh [46].
Những số liệu trên cho thấy mặc dù Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng nhưng tai biến sản khoa vẫn là vấn đề sức khỏe nổi cộm và cấp bách đòi hỏi can thiệp cần thiết nhằm giảm tử vong mẹ còn 70/100.000 trẻ đẻ sống vào năm 2010 như mục tiêu mà Bộ Y tế đề ra. Bảo đảm tốt dịch vụ chăm sóc trước sinh là một trong những việc làm quan trọng để góp phần đạt mục tiêu đó.
Chăm sóc bà mẹ trước sinh tốt sẽ góp phần làm giảm đáng kể các tai biến sản khoa, tử vong mẹ và con, đồng thời nâng cao sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ sơ sinh sau này. Công tác CSSK bà mẹ trước sinh được thực hiện tốt tại các tuyến y tế cơ sở sẽ làm giảm tỉ lệ tử vong mẹ liên quan đến thai nghén. Việt Nam phấn đấu trong giai đoạn 2001 – 2010 đạt tỷ lệ phụ nữ được khám thai trước sinh là 90%, tỷ lệ được khám thai trước sinh 3 lần trong thời kỳ thai nghén là 60% … [2].
Theo thống kê năm 2006 – 2008 của Trung tâm Y tế (TTYT) quận cầu Giấy đều vượt chỉ tiêu về chăm sóc SKSS. Tỷ lệ phụ nữ có thai được quản lý thai nghén trong năm 2008 đạt 99,5%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 3 lần trên 3 thai kỳ đạt 100%. Các chỉ số chăm sóc phụ nữ có thai trên địa bàn quận đạt khá cao so với CQG. Tuy nhiên qua đánh giá nhanh về vấn đề chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trước khi sinh với những đối tượng là bà mẹ có con dưới 12 tháng tại phường Yên Hòa, Quan Hoa, Dịch Vọng và Nghĩa Tân, quận cầu Giấy cho thấy, hầu hết các bà mẹ nói rằng họ không sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại trạm y tế. Đánh giá nhanh đối với đối tượng cán bộ y tế CSSKSS phường họ nói rằng: do không quản lý được các bà mẹ cho nên họ báo cáo trên các bà mẹ đến khám và thông qua cộng tác viên thực chất quản lý và chăm sóc chưa được thực hiện tốt như báo cáo. Lý do các cán bộ y tế đưa ra là vì họ cho rằng tại địa bàn họ có nhiều bệnh viện lớn (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, bệnh viện E, bệnh viện 19/8…) và còn có nhiều cơ sở dịch vụ y tế khác cho nên bà mẹ đến khám và chăm sóc trước sinh tại các địa điểm đó là chủ yếu, dẫn đến việc bà mẹ đến khám và chăm sóc trước sinh tại trạm y tế phường rất hạn chế. Đây là thực trạng chung của địa phương. Vì vậy chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trước khi sinh tại quận cầu Giấy vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại và bất cập mà cần phải làm rõ và khắc phục. Vì vậy, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:
1.    Thực trạng kết quả thực hiện chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước sinh tại các trạm y tế phường tại quận cầu Giấy như thế nào? Kết quả đó có đáp ứng chuẩn quốc gia về dịch vụ chăm sóc sửc khỏe sinh sản không?
2.    Chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trước sinh tại các trạm y tế theo chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thế nào?
Để trả lời những câu hỏi trên và xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương về chăm sóc bà mẹ trước sinh, đồng thời đáp ứng những mong muốn của các cơ quan y tế địa phương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá: Đánh giá thực trạng công tác chăm sóc bà mẹ trước sinh theo chuẩn quốc gia về sức khỏe sinh sản tại các trạm y tế phường, quận cầu Giấy, Hà Nội, năm 2009. Đánh giá được căn cứ theo chuẩn quốc gia về y tế xã và theo chuẩn kỹ thuật (theo quy trình kỹ thuật được quy định trong chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản).
Chúng tôi nhận thấy thực hiện nghiên cứu này trong bối cảnh hiện nay là cần thiết vì Cầu Giấy là một quận lớn của thành phố Hà nội, với vị trí gần trung tâm thành phố do vậy hiện tượng sử dụng dịch vụ y tế vượt tuyến thường xuyên xảy ra trong khi các bệnh viện của thành phố và trung ương đang bị quá tải. Nghiên cứu này sẽ tìm ra những vấn đề tồn tại trong công tác chăm sóc bà mẹ trước sinh tại các trạm y tế phường và để giúp các trạm y tế cải thiện chất lượng dịch vụ, qua đó có thể giúp giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIÉNG VIỆT

1.    Bộ Y tế (1996), Quỉ định về trang thiết bị cho trạm y tế, số 1419/BYT-QĐ, ngày 23/8/1996.
2.    Bộ Y tế (2001), Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001- 2010, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
3.    Bộ Y tế (2002), Chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001- 2010, Quyết định số 370/2002/QĐ-B YT, ngày 07/02/2002.
4.    Bộ Y tế (2003), Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Hà Nội.
5.    Bộ Y tế (2003), Kể hoạch quốc gia về làm mẹ an toàn tại Việt Nam 2003 – 2010.
6.    Bộ Y tế (2003), Thực trạng làm mẹ an toàn ở Việt Nam, Hà Nội
7.    Bộ Y tế (2004), Hướng dẫn theo dõi, giám sát và đảnh giả dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội.
8.    Bộ Y tế (2005), Tìm hiểu khả năng tiếp cận, sử dụng và chất dịch vụ chăm sóc bà mẹ trong giai đoạn thai nghén và sinh đẻ khu vực Tây Nguyên, 2004, Báo cáo kết quả đề tài cấp Bộ, Hà Nội.
9.    Bộ Y tế (2005), tài liệu đào tạo Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
10.    Bộ Nội Vụ – Bộ Y tế (2007), Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở nhà nước, số: 08/2007/TTLT-BYT-BNV, ngày 05/06/2007.
11.    Bộ Y tế (2008), Kẻ hoạch phát triển sự nghiệp Y tế năm 2008.
12.    Bộ Y tế (2008), Sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
13.    Cục    Thống kê Bộ Y tế (2003), Điều tra Y tế Quốc gia 2001-2002, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
14.    Dự án VIE/01/P10-BỘ Y tế (2006), Bảo cáo điều tra ban đầu thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ CSSKSS tại 7 tỉnh tham gia chương trình quốc gia 7 do UNFPA tài trợ, Hà Nội.
15.    Đại học Y tế Công cộng, Bộ môn sức khỏe sinh sản(2004), Bài giảng sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
16.    Đại học Y tế Công cộng (2004), Bài giảng bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
17.    Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Sản (1999), Bài giảng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
18.    Viện Vệ sinh Y tế công cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (2002), Báo cáo khoa học Hội nghị khoa học kỹ thuật y tế công cộng và y học dự phòng, thành phố Hồ Chí Minh.
19.    Bùi Thị Thu Hà và cộng sự (2007), Nghiên cứu về sức khỏe sinh sản tại Việt Nam, Báo cáo rà soát các nghiên cứu giai đoạn 2000 – 2006, Hà Nội.
20.    VŨ    Thu Hà (2008,), Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc thai nghén tại 3 trạm y tế xã, huyện Gia Lâm, Hà Nội, năm 2008, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
21.    Vương Tiến Hòa (2001), Sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
22.    Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển (1994), Định hướng dân sổ và phát triển, Cairo, Ai Cập.
23.    Nguyễn Đăng Hồng (2005), Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới Chăm sóc trước sinh cho phụ nữ huyện Yên Phong, tinh Bắc Ninh, 2005, Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
24.    Nguyễn Ngọc Hoan (2001), Đánh giá thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, dân sổ- KHHGĐ tại Sóc Sơn, thành phổ Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ, Trường đại học Y Hà Nội
25.    Đinh Thanh Huế, Dương Thu Hương (2002), Tìm hiểu sự hiểu biết và thực hành chăm sóc trước sinh của phụ nữ mang thai xã Hương Long, TP. Huế, Tạp chí Y học Thực hành số 1 -2004.
26.    Nguyễn Văn Mạn, Lã Ngọc Quang, Nguyễn Thanh Hà & Phạm Thị Quỳnh Nga
(2004), Đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước và trong khi sinh tại TYT một số tinh Tây Nguyên.
27.    Đinh Hà Nam (2008), Đảnh giả công tác thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản theo chuẩn quốc gia tại hai trạm y tế xã Văn Môn, Đông Thọ, huyện Yên Phong, tinh Bắc Ninh năm 2005 – 2007, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
28.    Trung tâm Y tế quận cầu Giấy (2006), Báo cáo tổng kết năm 2006, Hà Nội.
29.    Trung tâm Y tế quận cầu Giấy (2007), Bảo cảo tổng kết năm 2007, Hà Nội.
30.    Trung tâm Y tế quận cầu Giấy (2008), Bảo cáo tổng kết năm 2008, Hà Nội.
31.    Trường Đại học y tế Công cộng (2005), Nghiên cứu khả năng tiếp cận sử dụng và chất lượng dịch vụ chăm sóc bà mẹ trong giai đoạn thai nghén và sinh đẻ ở khu vực Tây Nguyên, 2003.
32.    Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh (2000), Chuyên đề sức khỏe sinh sản, chương trình đào tạo liên tục lần 8.
33.    Trường quản lý cán bộ y tế, Bộ môn bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em – Dân Số/Kế hoạch hóa gia đình (2000), Giảo trình Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, nhà xuất bản Y học, Hà Nội
34.    Sở y tế Hà Nội (2008), Hướng dẫn chi tiết cách tỉnh điểm chuẩn quốc gia về y tế xã phường đến năm 2010.
35.    Sử Y tế thành phố Hồ Chí Minh Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (1998), Nội san sức
khỏe sinh sản.
36.    Phan Lạc Hoài Thanh (2003), Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến Công tác chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ có thai tại huyện Tiên Du- Bắc Ninh năm 2002-2003, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại Học Y tế công cộng, Hà Nội.
37.    Tống Viết Trung (2002), Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến việc Sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh tại huyên Chí Linh, Hải Dương, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội. 
47.    UNFPA (2008), The Maternal Health Thematic Fund – Business Plan 2008-20011, pp 1.
48.    UNFPA (2006), Maternal and Neonatal Health in East and Sounth-East Asia, pp 6
49.    Ministry of heath – Matenal and child heath and FP 2002, Reseaarch on maternal mortality in Vietnam the year 2000 – 2003.
50.    UNICEF (1999), The progress of nations 1999 – A priceless legacy.
51.    UNICEF (1992), Guidelines for monitoring progress in the reduction of maternal mortality, United Nations Children’s Fund, pp 11 -12.
52.    United    nations Popualation Fund (1998), Improve the quality of maternal health care, Improve access to maternal health sevices, Good quality maternal health sevices, safe motherhood fact sheet, UNFPA and family care international.
53.    United Nations Population Fund (1999), The state of the world population 1999, 6 billion: A time for choices, New York.
54.    WHO (2005), Maternal Mortality in Viet Nam 2000-2001- An In-depth Analysis of causes and detemỉnants, Hà Nội.

Leave a Comment