Đánh giá thực trạng khuyết tật và các hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi ở huyện Hạ Hoà – Phú Thọ năm 2014

Đánh giá thực trạng khuyết tật và các hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi ở huyện Hạ Hoà – Phú Thọ năm 2014

Luận văn Đánh giá thực trạng khuyết tật và các hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi ở huyện Hạ Hoà – Phú Thọ năm 2014. Khuyết tật là một vấn đề lớn mang tính toàn cầu. Ngày nay việc trợ giúp, chăm sóc và phục hồi chức năng giúp người khuyết tật có thể độc lập đến mức tối đa trong mọi lĩnh vực cũng như hoà nhập cộng đồng đang là mục tiêu chung của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Theo luật người khuyết tật Việt Nam “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” [1].
Hiện nay tỷ lệ khuyết tật ở trẻ em trên phạm vi toàn cầu khoảng 5,1% ở nhóm 0-14 tuổi [2]. Tại Việt Nam có hơn 1,2 triệu trẻ em khuyết tật [3], theo trung tâm dữ liệu thống kê quốc gia (NSDC) năm 2003 thì tỷ lệ trẻ em khuyết tật trong độ tuổi từ 0-6 tuổi là 1,39% [4]. Như chúng ta đã biết, khuyết tật nếu không được phát hiện và có các biện pháp can thiệp kịp thời về mọi mặt, thì sẽ để lại những hậu quả nặng nề cho chính người khuyết tật, gia đình và xã hội. Vì vậy việc phát hiện và có các hình thức can thiệp, hỗ trợ NKT phù hợp và kịp thời đóng vai trò hết sức quan trọng. Có nhiều hình thức PHCN cho người khuyết tật nhưng qua thực tiễn cho thấy hình thức PHCN DVCĐ có nhiều ưu điểm. PHCN DVCĐ là một giải pháp chiến lược để giải quyết các nhu cầu của trẻ khuyết tật ở cộng đồng. Thực hiện chương trình PHCN DVCĐ là sử dụng được các nguồn lực tại chỗ, sử dụng các kỹ thuật thích ứng, vì vậy ít tốn kém ngân sách, phù hợp với điều kiện kinh tế và nhiều người khuyết tật được tham gia. Mặt khác thực hiện PHCN DVCĐ thì mạng lưới được đào tạo, cung cấp dịch vụ theo hệ thống và tương xứng với các nhu cầu khác nhau của người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng.
Ở Việt Nam chương trình PHCN DVCĐ đã được triển khai từ năm 1987 tuy nhiên nói chung còn bộc lộ một số hạn chế, đặc biệt huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ là một huyện miền núi cách xa trung tâm của tỉnh (70km), Chương trình PHCN DVCĐ được triển khai từ năm 1999-2004 tuy nhiên các dịch vụ PHCN nói chung và hoạt động PHCN DVCĐ nói riêng còn nhiều mặt hạn chế như còn thiếu nguồn nhân lực, thiếu trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật phục hồi do đó chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ khuyết tật cũng như gia đình trẻ khuyết tật. Mặt khác cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá thực trạng về khuyết tật ở trẻ em dưới 6 tuổi cũng như hiệu quả của công tác PHCN DVCĐ tại đây. Vậy câu hỏi đặt ra là tỷ lệ trẻ khuyết tật < 6 tuổi trong trên địa bàn huyện là như thế nào?, sự hỗ trợ của cha/mẹ/ người chăm sóc/ nhân viên PHCN cộng đồng đối với trẻ khuyết tật ra sao?, các dịch vụ từ chương trình PHCN DVCĐ giúp cho trẻ khuyết tật và gia đình trẻ khuyết tật đã đáp ứng được nhu cầu của họ hay chưa? Vì những lí do trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng khuyết tật và các hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi ở huyện Hạ Hoà – Phú Thọ năm 2014“.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.    Mô tả thực trạng khuyết tật và nhu cầu phục hồi chức năng ở trẻ khuyết tật < 6 tuổi tại huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ năm 2014.
2.    Đánh giá thực trạng hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi ở huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ và một số yếu tố liên quan. 
KHUYÊN NGHỊ Đánh giá thực trạng khuyết tật và các hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi ở huyện Hạ Hoà – Phú Thọ năm 2014
1-    Tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của nhân dân trên toàn huyện về vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động PHCNCĐ cho NKT nói chung và TKT nói riêng.
2-    Tăng cường các hoạt động nâng cao năng lực cho NVPHCNCĐ và nâng cao kiến thức kỹ năng, kỹ thuật PHCN cho cha/mẹ/NCS bằng các hoạt động cụ thể như cung cấp đủ tài liệu, tổ chức các lớp tập huấn tại cộng đồng về PHCN đến 100% hai đối tượng trên.
3-    Nhà trường và các tổ chức đoàn thể xã hội khác cần tích cực hơn trong việc động viên, giúp đỡ TKT và gia đình TKT về mọi mặt đặc biệt là hoạt động hỗ trợ TKT đến trường, việc giúp TKT được học hành vừa là thực hiện quyền được học tập ở trẻ em, vừa là giúp TKT có cơ hội hòa nhập xã hội. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    Luật số 51/2010/QH12 của Quốc Hội- Luật người khuyết tật.
2.    WHO (2002), The global burden of disease 2004.
3.    UNICEF(2013), “The state of The World’s children 2013: children with disabiliti”
4.    Tình hình trẻ em khuyết tật ở Việt Nam- Tổng cục dân số, truy cập tại trang Web http://www.gopfp.gov.vn/so-7-40;….
5.    Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc (1975), Tuyên bố về quyền của người khuyết tật.
6.    Số 12(45)- TCDS Việt, truy cập tại trang Web http://www.gopfp. gov.vn/so-12-45;….
7.    WHO (2011), World report on disability.
8.    Hướng dẫn Phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật ở trẻ em của Bộ Y tế (Tr 6-10).
9.    UNICEF Việt Nam (2010), Báo cáo phân tích tình hình trẻ em Việt Nam 2010.
10.    Trần Trọng Hải, Trần Thị Thu Hà, Trần Văn Chương(2004), nghiên cứu về hoạt động PHCN dựa vào cộng đồng tại Việt Nam từ 1987 đến 2004. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Y tế.
11.    Vật lý trị liệu PHCN (2002) sách chuyên khảo dùng cho cán bộ PHCN Tr(82-89).
12.    Nguyễn Thị Minh Thuỷ và cộng sự(2009) nghiên cứu Nhu cầu trợ giúp và các hỗ trợ mà NKT đã nhận được tại huyện Chí Linh- Hải Dương.
13.    Hướng dẫn PHCN DVCĐ, Tài liệu giành cho cán bộ và cộng tác viên của Bộ Y tế (Tr 14-21).
14.    Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng(1996), Tài liệu tham khảo tập huấn cho cán bộ PHCN DVCĐ (Tr 20, 27-30).
15.    Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổ chức Caritas (CHLB Đức) (2013), Hội thảo Phát triển phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Việt Nam, Ninh Bình.
16.    Facts on disability, at website:
17.    Disabality and Health, at website:
18.    WHO (2013), Disability in the South East Asia region 2013
19.    Mennon DK, Peshawaria R, Ganguli R(2002) nghiên cứu về Chiến lược cộng đồng về PHCN cho người tàn tật tại các nước đang phát triển vùng Đông Nam Á.
20.    Phạm Đình Hùng (2000), Mô hình và nhu cầu PHCN của trẻ tàn tật tại cộng đồng dân cư huyện miền núi Lương Sơn tỉnh Hoà Bình năm 2000.
21.    Bùi Thị Thao (2001) Tìm hiều tỷ lệ trẻ em tàn tật, nhu cầu PHCN và nhận thức, thái độ của cộng đồng ở một số xã tỉnh Thái Bình.
22.    Nguyễn Thị Anh (2002), Thực trạng và nhu cầu PHCN cho trẻ em tàn tật dưới 16 tuổi tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên năm 2002, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
23.    Phạm Dũng (2003), Thực trạng tàn tật và PHCN người tàn tật tại 2 xã của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2003, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
24.    Nguyễn Anh Tuấn (2007), Đánh giá thực trạng và nhu cầu chăm sóc trẻ khuyết tật vận động tại nhà trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2007, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
25.    Võ Ngọc Dũng (2010), Nhu cầu và thực trạng phục hồi chức năng người khuyết tật tại nhà trên địa bàn xã Trung nghĩa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2010, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
26.    Lê Văn Tạc (2006), “Đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật” báo Nhân dân.
27.    Báo cáo số 35-2014 “Báo cáo hoạt động dự án 5 năm từ 2010- 2014 của Trung tâm sức khỏe bền vững Viethealth”
28.    Nguyễn Thu Nhạn, Trần Trọng Hải(1993), Chương trình PHCNDVCĐ cho trẻ em tàn tật tại Việt Nam. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, NXB Y học.
29.    Nguyễn Minh Thùy (1996), Mô hình tàn tật và keetsquar PHCN tại 8 xã tỉnh Hà Tây. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, NXB Y học.
30.    Đặng Đức Định (1996), Kết quả điều tra tình hình tàn tật của đồng bào các dân tộc miền núi phía bắc. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, NXB Y học.
31.    Allen E.Marans, M.D(1988), Hypotheses regarding the effects of childrearing patterns on the disadvantaged child. Cerebral palssy, Washington D.C, pp571-573.
32.    Nguyễn Huyền Ngân(2014), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sự hỗ trợ của gia đình trong việc phục hồi chức năng tại nhà cho người khuyết tật tại phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang năm 2014. Luận văn Thạc sĩ Y học. Trường ĐH Y tế Công cộng. Tr 44- 70.
33.    Trần Văn Lý(2014), Đánh giá nhu cầu PHCN của trẻ tự kỷ và kết quả mô hình can thiệp toàn diện cho trẻ tự kỷ tại trung tâm PHCN trẻ tàn tật Thụy An. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ CK cấp II. Trường ĐHY HN. Tr 44-61.
34.    Bộ lao động thương binh và xã hội (2009), Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam, đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam.
35.    Bộ môn phục hồi chức năng (2007), Giáo trình PHCN dựa vào cộng đồng, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
36.    Bộ y tế (2008), Thể thao, văn hóa và giải trí cho người khuyết tật, tài liệu số 20.
37.    Chính phủ (2012), Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/04/2012.
http: //www.who. int/features/factfiles/disability/facts/en/index9 .html, Accessed date: 22/9/2014. Disability and Health, at website: http: //www.who. int/mediacentre/factsheets/fs3 52/en/index.html, Accessed date: 23/9/2014.
38.    Phạm Thị Nhuyên (2007. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của gia đình người tàn tật trong phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại tỉnh Hải Dương. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội. Tr.45 – 65.
39.    Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng(1995), Tài liệu tham khảo tập huấn cho cán bộ PHCN DVCĐ
40.    Price P, Takamin Y (2003) nghiên cứu về Chúng ta đã học được gì qua thập kỷ người tàn tật Châu Á và Thái Bình Dương.
41.    Quản lý và tổ chức PHCN cho nạn nhân chất độc hóa học/Dioxin lồng ghép trong chương trình PHCN DVCĐ
42.    UNFPA (2011), Người khuyết tật ở Việt Nam: Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 2009.
43.    Uỷ ban nhân dân huyện Hạ Hoà (2013), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội – an ninh quốc phòng huyện Hạ Hoà năm 2013 và phương hướng hoạt động 2014.
44.    Uỷ ban thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh về Người khuyết tật.
45.    Uỷ ban thường vụ Quốc hội (2010), Luật người khuyết tật.
46.    Vũ Thị Bích Hạnh, Nguyễn Thúy Hạnh(2005). Nghiên cứu vai trò của các tổ chức của người khuyết tật nhằm phát triển chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Hà Nội và Quảng trị. Đề tài cấp Bộ. Bộ Y Tế nghiệm thu năm 2005. Tr. 29-40.
47.    WHO (1980), International Clasification of Impairment, Disability and Handicape, Geneva.
48.    WHO (2001), International Clasification of Functioning, Disability and Health, Geneva.
49.    WHO (2004), Review on Disability issues and rehabilitation services in 29 African countries, Geneva.
50.    WHO (2007), CBR Guidelines Translating Policy into Action.
51.    WHO (2011), World report on disability.
ĐẶT VẤN ĐỀ    1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Tỷ lệ khuyết tật ở trẻ em nói chung và trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi    3
1.1.1.    Khái niệm khuyết tật    3
1.1.2.    Tỷ lệ khuyết tật ở trẻ em trên thế giới    3
1.1.3.    Tỷ lệ trẻ khuyết tật tại Việt Nam    5
1.2.     Phân loại khuyết tật    7
1.2.1.    Phân loại theo dạng khuyết tật    7
1.2.2.    Phân loại khuyết tật theo độ nặng    8
1.2.3.    Phân loại khuyết tật theo nguyên nhân    9
1.2.4.    Hậu quả của khuyết tật    9
1.3.    Nhu cầu phục hồi chức năng    10
1.3.1.    Nhu cầu Y học    10
1.3.2.    Nhu cầu Phục hồi chức năng    11
1.3.3.    Các dịch vụ cho Người KT    12
1.4.     Phục hồi chức năng và PHCN dựa vào cộng đồng    13
1.4.1.    Định nghĩa PHCN    13
1.4.2.    Mục đích của PHCN    13
1.4.3.    Chương trình PHCN dựa vào cộng đồng    14
1.4.4.    Điều kiện để duy trì và phát triển chương trình PHCN DVCĐ…. 19
1.5.    Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả PHCN    20
1.5.1.    Sự tham gia của cha mẹ/NCS    20
1.5.2.    Sự hỗ trợ của nhân viên cộng đồng    21
1.5.3.    Việc cung cấp các dịch vụ của chương trình PHCN DVCĐ    23
1.6.    Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về TKT    23
1.6.1.    Trên thế giới    23
1.6.2.    Ở Việt Nam    24
1.7.    Chương trình PHCNDVCĐ ở huyện Hạ Hòa- Phú Thọ    26
1.7.1.    Sơ lược đặc điểm kinh tế- xã hội – y tế của Huyện Hạ Hòa- Phú Thọ…. 26 
1.7.2.    Chương trình PHCNDVCĐ ở Hạ Hòa – Phú Thọ    27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    28
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    28
2.1.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn    28
2.1.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    28
2.1.3.    Cỡ mẫu    28
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    30
2.2.1.    Các bước tiến hành    31
2.2.2.    Địa điểm và thời gian nghiên cứu    33
2.2.3.    Các biến số nghiên cứu    33
2.2.4.    Khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá    40
2.3.    Xử lý số liệu    41
2.4.    Sai số và xử lý sai số    41
2.5.    Vấn đề đạo đức nghiên cứu    42
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    43
3.1.    Thực trạng khuyết tật trẻ em ở huyện Hạ Hòa    43
3.1.1.    Thông tin chung về khuyết tật trẻ em    43
3.1.2.    Nhu cầu PHCN của trẻ KT    45
3.1.3.    Đặc điểm chung về cha mẹ và người chăm sóc trẻ KT    47
3.2.    Thực trạng hoạt động PHCNDVCĐ ở huyện Hạ Hòa- Phú Thọ    48
3.2.1.    Tình hình hỗ trợ trẻ KT    48
3.2.2.     Các hình thức hỗ trợ – PHCN tại nhà cho TKT    49
3.2.3.     Nguồn gốc kinh nghiệm- kiến thức của cha mẹ trong hỗ trợ trẻ KT 50
3.2.4.    Nhu cầu của cha mẹ về nội dung cần hỗ trợ    51
3.2.5.    Thực trạng các hoạt động PHCN DVCĐ ở huyện Hạ Hòa- Phú Thọ … 52
3.2.6.     Sự tham gia của nhân viên PHCN DVCĐ ở huyện Hạ Hòa    53
3.2.7.     Sự hỗ trợ của cộng đồng- chính quyền đối với TKT và gia đình 53
3.2.8.     Hoạt động đào tạo NV PHCN và cha mẹ TKT    54
3.2.9.    Lý do không hỗ trợ PHCN cho TKT    55
3.2.10.    Một số yếu tố từ phía cha mẹ và nhân viên PHCN CĐ có thể ảnh
hưởng đến sự hỗ trợ    56 
Chương 4: BÀN LUẬN    58
4.1.     Thực trạng khuyết tật trẻ em ở huyện Hạ Hòa    58
4.1.1.     Bàn luận về thông tin chung của TKT    58
4.1.2.     Bàn luận về nhu cầu PHCN của TKT    61
4.2.    Thực trạng hoạt động PHCN DVCĐ cho TKT    63
4.2.1.     Hoạt động hỗ trợ, PHCN tại nhà của cha/mẹ/NCS cho TKT    63
4.2.2.     Hoạt động hỗ trợ của NV PHCN CĐ cho TKT và gia đình TKT 66
4.2.3.    Hoạt động hỗ trợ từ cộng đồng, chính quyền, nhà trường    68
4.2.4.    Lý do cha/mẹ/NCS, NVPHCNCĐ và cộng đồng không hỗ trợ TKT … 69
4.2.5.    Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hoạt động hỗ trợ PHCN tại
nhà cho TKT của cha/mẹ/NCS và NVPHCNCĐ         70
KẾT LUẬN    73
KHUYẾN NGHỊ    75
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 
Bảng 3.1. Thông tin chung về khuyết tật ở trẻ    43
Bảng 3.2. Sự phân bố nhu cầu PHCN của trẻ KT    45
Bảng 3.3. Một số đặc điểm chung của người chăm sóc trẻ có nhu cầu PHCN … 47
Bảng 3.4. Tỷ lệ trẻ KT nhận được sự hỗ trợ- PHCN từ cha mẹ/NCS    48
Bảng 3.5. Hoạt động hỗ trợ, PHCN tại nhà của cha/mẹ/NCS cho TKT    49
Bảng 3.6. Nguồn gốc kiến thức, kỹ năng của cha mẹ /NCS trong hỗ trợ
PHCN tại nhà cho TKT    50
Bảng 3.7. Nhu cầu của cha mẹ về sự hỗ trợ từ chương trình PHCN DVCĐ …. 51
Bảng 3.8. Hoạt động hỗ trợ tại nhà cho TKT của NV PHCNCĐ    52
Bảng 3.9. Hoạt động hỗ trợ TKT từ cộng đồng, chính quyền, nhà trường . 53 Bảng 3.10. Hoạt động đào tạo cho cha/mẹ/NCS và nhân viên PHCN CĐ … 54
Bảng 3.11. Lý do cha mẹ/NCS, nhân viên PHCNCĐ và cộng đồng    55
Bảng 3.12. Một số đặc điểm của cha/mẹ/NCS, gia đình TKT liên quan tới sự
hỗ trợ PHCN tại nhà cho TKT    56
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của NV PHCN CĐ với nhận thức tầm quan trọng của PHCN cho TKT    57 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Các dạng khuyết tật    44
Biểu đồ 3.2. Nhu cầu PHCN của các dạng KT    46
Biểu đồ 3.3. Nguồn gốc kiến thức, kỹ năng của cha/ mẹ/NCS    50
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ tham gia của NV PHCNCĐ vào chương trình hỗ trợ
PHCN tại nhà cho TKT, cha/mẹ/NCS    53
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ cha mẹ và NV PHCN được tập huấn, được phát tài liệu về PHCN    55

Leave a Comment