Đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc vết thương của điều dưỡng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018

Đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc vết thương của điều dưỡng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018

Luận văn thạc sĩ điều dưỡng Đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc vết thương của điều dưỡng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018. Điều dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc người bệnh, giúp thúc đẩy cải thiện và góp phần nâng cao chất lượng điều trị. Trong các lĩnh vực chăm sóc của điều dưỡng, chăm sóc vết thương được coi là một trong những kỹ thuật cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng điều trị của người bệnh [4]. vết thương chậm liền, nhiễm trùng, hoại tử…do chăm sóc vết thương không tốt sẽ kéo theo chi phí cao trong điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh. Theo thống kê tại Mỹ mỗi năm có 3 đến 6 triệu người phải điều trị dài ngày với vết thương mạn tính và đất nước họ phải chi 3 tỷ đô la mỗi năm cho dịch vụ CSVT [38]. Tại Anh CSVT chiếm tới 3% tổng ngân sách chi cho dịch vụ y tế ước tính khoảng 2 đến 3 tỉ bảng Anh mỗi năm [23], Ở Việt Nam nhiễm khuẩn vết mổ đứng thứ hai trong các nhiễm khuẩn bệnh viện. Tại Việt Đức năm 1991 tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 22,6%, năm 2008 là 8,5% [4], [10].


Bên cạnh khoa học kỹ thuật công nghệ trong chẩn đoán, điều trị ngày càng phát triển, sử dụng kháng sinh an toàn hợp lý, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tốt…thì việc quản lý và chăm sóc vết thương đóng vai trò rất quan trọng. Đe làm được điều này điều dưỡng cần có kiến thức thái độ và năng lực thực hành tốt. Do đó vấn đề cập nhật kiến thức, thực hành về CSVT là rất cần thiết [1]. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức và kỹ năng thực hành CSVT của ĐD còn hạn chế. Theo nghiên cứu của Ngô Thị Huyền (2012) về đánh giá kiến thức, thực hành thay băng vết mổ của điều dưỡng. Kết quả cho thấy: 52,5% điều dưỡng có kiến thức về quy trình thay băng nhưng chỉ 38,9% điều dưỡng thực hành đúng quy trình thay băng, có đến 61,1% điều dưỡng thực hành sai ít nhất một trong các bước của quy trình thay băng [5]. Nghiên cứu của Lê Đại Thanh (2008) trên 200 lần thay băng, không có lần nào ĐD thực hiện đúng toàn bộ các bước trong quy trình thay băng [13],
Đánh giá CSVT tại các cơ sở y tế cũng như Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên hiện nay chủ yếu dựa vào bảng kiểm quy trình kỹ thuật thay băng. Việc sử dụng bảng kiểm có ưu điểm là đơn giản, thời gian đánh giá ngắn. Tuy nhiên do thiếu kiến thức trong nhận định, đánh giá chăm sóc và quản lý vết thương nên điều dưỡng chưa xác định được loại vết thương, chưa kiểm soát nhiễm khuẩn trong CSVT, chưa có phương pháp giảm đau hợp lý cũng như chưa giao tiếp và tư vấn cho từng người bệnh cụ thể…Do đó chưa mang lại hiệu quả, hài lòng trong chăm sóc và điều trị bệnh.
Khoa Ngoại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên với số lượng bệnh nhân phẫu thuật ngày càng tăng và ĐD thực hiện chăm sóc hàng trăm vết thương khác nhau trong ngày. Như vậy vấn đề quản lý và chăm sóc vết thương cần phải được chú trọng hơn nữa nhằm giảm số lần thay băng, giảm tỷ lệ biến chứng vết thương và giảm chi phí, thời gian nằm viện. Từ những vấn đề nêu trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc vết thương của điều dưỡng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018”. Chúng tôi hy vọng rằng kết quả của nghiên cứu này giúp xác định đúng thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành CSVT của điều dưỡng và các yếu tố liên quan để từ đó tìm ra giải pháp để cải thiện dịch vụ CSVT với chất lượng cao, đảm bảo an toàn và góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.

MỤC TIÊU NGHIÊN cứu
1.Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc vết thương của điều dưỡng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018.
2.Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc vết thương của điều dưỡng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

MỤC LỤC
TÓM TẮT i
LỜI CẢM ƠN ii
LỜI CAM ĐOAN iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT    iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, sơ ĐỒ, HÌNH VẼ vii
MỤC LỤC 1
ĐẬT VẨN ĐỀ 1
MỤC TIÊU NGHIÊN cứu 3
Chương 1 :TÔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1.Đại cương về chăm sóc vết thương 4
1.2.Chăm sóc vết thương    8
1.3.Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về thực trạng chăm sóc vết thương của điều dưỡng 13
1.4.Yeu tố ảnh hưởng đến chăm sóc vết thương    17
1.5.Khung lý thuyết    21
1.6.Một số nét về địa bàn nghiên cứu 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 22
2.1.Đối tượng nghiên cứu    22
2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu 22
2.3.Thiết kế nghiên cứu 22
2.4.Mầu và phương pháp chọn mẫu 22
2.5.Phương pháp thu thập số liệu    23
2.6.Các biến số nghiên cứu 24
2.7.Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá 28
2.8.Phương pháp phân tích số liệu    31
2.9.Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 31
2.10.Sai số và biện pháp khắc phục 32
Chương 3: KỂT QUA 33
3.1.Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 33
3.2.Thực trạng chăm sóc vết thương của điều dưỡng năm 2018 35
3.3.Một số yếu tố liên quan đến CSVT của điều dưỡng 41
Chương 4: BÀN LUẬN 45
4.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    45
4.2.Thực trạng chăm sóc vết thương 47
4.3.Những yếu tố liên quan đến CSVT của điều dưỡng    52
KẾT LUẬN 60
5.1.Kiến thức, thái độ và năng lực thực hành CSVT 60
5.2.Một số yếu tố liên quan đến CSVT 60
KHUYỂN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒNG THUẬN
PHỤ LỤC 2: BỘ CẦU HỎI
PHỤ LỤC 3: DANH sách đối tượng tham gia nghiên cứu

TÀI LIỆU THAM KHẢO Đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc vết thương của điều dưỡng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018
Tài liêu tiếng Việt

1.Lê Thị Bình (2013). Khảo sát về kỹ năng thực hành của điều dưỡng viên khi chăm sóc bệnh nhân và các yếu tố ảnh hưởng. Tạp chí Y học thực hành, 10(884), tr. 123.
2.Lê Thị Bình (2008). Đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên bệnh viện và đề xuất giải pháp can thiệp. Luận án tiến si, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
3.Nguyễn Tấn Cường (2008). Điều dưỡng Ngoại khoa 1, Nhà xuất bản Giáo dục, tr.38.
4.Phan Thị Dung (2016). Đánh giá kết quả chương trình đào tạo chăm sóc vết thương theo chuẩn năng lực cho điều dưỡng tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y tế Công cộng.
5.Ngô Thị Huyền (2012). Kzen thức, thải độ, thực hành thay băng vết thương của điều dưỡng, kỹ thuật viên và tìm hiểu một số yểu tố liên quan tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Việt Đức, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y tế Công cộng.
6.Phùng Thị Huyền và cộng sự (2012). Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy trình thay băng thường quy của điều dưỡng Bệnh viện Đại học Y Hà nội năm 2012. Tạp chí Y học thực hành, 9(879).
7.Lã Thị Thanh Lâm (2016). Đánh giá sự tuân thủ quy trình thay băng vết mổ của điều dưỡng khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh viện quân y 354. Hội nghị khoa học Điều dưỡng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lần thứ VIII.
8.Nguyễn Thị Kim Oanh (2015). Hiệu quả của chương trình phòng ngừa loét tì đè trên kiến thức, thái độ, hành vi của điều dưỡng tại bệnh viện Trưng Vương. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh.
9.Quyết định số 1317/QĐ-VĐ Thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo liên tục “Chăm sóc vết thương theo chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam ”.
10.Nguyễn Tiến Quyết (2012). Hội nghị quốc tế chuyên đề chăm sóc vết thương của điều dưỡng.
11.Nguyễn Hồng Ri (2010). Chăm sóc và xử trí vết thương, Phẫu thuật thực hành, Nhà xuất bản Y học.
12.Nguyễn Thị Ngọc Sương (2011). Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật đường tiêu hóa. Chuyên Đe Ngoại Khoa, YHọc TP. Hồ Chí Minh.
13.Lê Đại Thanh, Nguyễn Thị Loan và Trương Thị Trà Lý (2008). Đánh giá thực trạng thay băng tại hai khoa ngoại và phụ sản bệnh viện đa khoa Chương Mỹ. Hội nghị khoa học Điều dưỡng lần thứ II..
14.Đỗ Thị Hương Thu (2005). Đánh giá thực trạng quy trình kỹ thuật thay băng ở các khoa làm điểm chăm sóc người bệnh toàn diện tại bệnh viện Bắc Thăng Long. Hội nghị khoa học Điều dưỡng nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh trong ngoại khoa lần thứ I.
15.Thuận Trần Thị (2007). Điều dưỡng cơ bản 2, NXB Y học.

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment