Đánh giá thực trạng năng lực sẵn sàng ứng phó với một số bệnh truyền nhiễm nhóm A tại cửa khẩu và sự chấp nhận của kiểm dịch viên y tế về một số giải pháp can thiệp
Luận án tiến sĩ y học Đánh giá thực trạng năng lực sẵn sàng ứng phó với một số bệnh truyền nhiễm nhóm A tại cửa khẩu và sự chấp nhận của kiểm dịch viên y tế về một số giải pháp can thiệp.Bệnh truyền nhiễm là những bệnh do vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng gây nên.1 Ngày nay, toàn cầu hóa và sự phát triển của các phương tiện giao thông hiện đại đã cho phép người, động vật, thực vật và hàng hóa có khả năng dễ dàng di chuyển với số lượng lớn trên phạm vi toàn thế giới trong thời gian ngắn.2,3 Đại dịch COVID-19 là ví dụ điển hình của bệnh truyền nhiễm phát tán trên quy mô toàn cầu. Trước đại dịch này, nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi và tái nổi đã được ghi nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới.4-9
Tại Việt Nam, bệnh truyền nhiễm được phân loại thành 3 nhóm A, B, C theo mức độ nguy hiểm giảm dần, trong đó bệnh sốt vàng và cúm A(H7N9) là hai bệnh tiêu biểu nhóm A lây truyền qua trung gian truyền bệnh. Hai bệnh này cũng được WHO xếp vào nhóm bệnh có khả năng tạo thành sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế đòi hỏi phải thực hiện kiểm dịch quốc tế – theo Điều lệ Y tế quốc tế 2005 (IHR 2005).10,11 Mặc dù chưa ghi nhận tại Việt Nam, bệnh có nguy cơ cao xâm nhập vào nước ta do Việt Nam có mạng lưới giao thông đa dạng, là một trong những tuyến giao thương nhộn nhịp nhất thế giới. Trung tâm kiểm dịch tại cửa khẩu là cơ quan tuyến đầu ngăn chặn bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào trong nước.
Đến năm 2014, Việt Nam có 13 Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế (TTKDYTQT) tại 13 tỉnh/thành phố. Chức năng chính của các Trung tâm này là giám sát, phòng ngừa và ứng phó kịp thời các bệnh truyền nhiễm và sự kiện y tế công cộng có nguy cơ xâm nhập qua cửa khẩu vào Việt Nam. Năng lực phòng chống bệnh truyền nhiễm tại các Trung tâm được đánh giá qua hai yếu tố chính là nhân lực và vật lực. Nguồn lực con người là các kiểm dịch viên y tế, được xem là những “chiến sĩ” tuyến đầu trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm. Do vậy, những “chiến sĩ áo trắng” này cần có đủ năng lực dự phòng các nguy cơ dịch bệnh tiềm tàng xâm nhập vào Việt Nam. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ; khả năng huy động nhân lực, vật lực tối ưu và khả năng lập kế hoạch phòng chống dịch bệnh phù hợp là chìa khóa trong phòng chống bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, nghiên cứu về năng lực phòng chống bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Kiểm dịch trên thế giới và tại Việt Nam còn hạn chế.
Hiện có rất ít can thiệp nâng cao năng lực phòng chống bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam. Các can thiệp đào tạo, tập huấn truyền thống trực tiếp đòi hỏi nhiều thời gian, nguồn lực và sự tập trung của các cán bộ kiểm dịch trong khi kiểm dịch viên y tế thường làm việc tại các cửa khẩu phân bố rộng, xa trung tâm. Do đó, giảng dạy trực tuyến đã được xây dựng trong kế hoạch quốc gia nhằm đào tạo các cán bộ kiểm dịch y tế quốc tế từ xa. Bên cạnh đó, từ năm 2015, nhằm nâng cao năng lực về phòng chống bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế quyết định sáp nhập Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế vào Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố nhằm tinh giản biên chế và tinh gọn tổ chức bộ máy. Tuy nhiên, khả năng chấp nhận, những rào cản và thách thức về hình thức đào tạo trực tuyến cho kiểm dịch viên y tế và hiệu quả của việc sáp nhập đối với công tác kiểm dịch y tế biên giới vẫn chưa được nghiên cứu.
Từ thực tiễn, cơ sở khoa học nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng năng lực sẵn sàng ứng phó với một số bệnh truyền nhiễm nhóm A tại cửa khẩu và sự chấp nhận của kiểm dịch viên y tế về một số giải pháp can thiệp” với 02 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng năng lực sẵn sàng ứng phó với một số bệnh truyền nhiễm nhóm A (sốt vàng, cúm A(H7N9)) tại 13 Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế năm 2014.
2. Đánh giá kết quả một số giải pháp can thiệp nâng cao năng lực ứng phó với bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế năm 2015 -2019.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Một số khái niệm cơ bản 3
1.1.1. Kiểm dịch y tế 3
1.1.2. Bệnh truyền nhiễm nhóm A 11
1.1.3. Học trực tuyến 22
1.1.4. Điều lệ Y tế quốc tế 24
1.1.5. Năng lực sẵn sàng ứng phó với bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu 25
1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành và cơ sở vật chất trang thiết bị trong phòng chống bệnh truyền nhiễm 27
1.2.1. Trên thế giới 29
1.2.2. Tại Việt Nam 32
1.3. Nâng cao năng lực phòng chống bệnh truyền nhiễm 37
1.3.1. Can thiệp về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh truyền nhiễm trên thế giới 38
1.3.2. Can thiệp về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam 40
1.3.3. Thực trạng đào tạo kiểm dịch viên y tế tại Việt Nam 40
1.3.4. Sáp nhập Trung tâm kiểm dịch Y tế Quốc tế vào Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố 42
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
2.1. Khái quát quá trình nghiên cứu đề tài 43
2.2. Mục tiêu 1 45
2.2.1. Nội dung 1 45
2.2.2. Nội dung 2 52
2.3. Mục tiêu 2 55
2.3.1. Nội dung 1 55
2.3.2. Nội dung 2 63
2.4. Xử lý và phân tích số liệu 65
2.5. Tổ chức lực lượng tham gia nghiên cứu 66
2.6. Sai số và khống chế sai số 67
2.7. Đạo đức nghiên cứu 67
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 68
3.1. Thực trạng sẵn sàng ứng phó với sốt vàng, cúm A(H7N9) tại 13 Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế năm 2014 68
3.1.1. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh sốt vàng và cúm A(H7N9) của kiểm dịch viên y tế 68
3.1.2. Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ chế vận hành và hệ thống văn bản, hướng dẫn chuyên môn 87
3.2. Kết quả can thiệp nâng cao năng lực của một số Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế năm 2015 -2019 94
3.2.1. Hiệu quả can thiệp và sự chấp nhận của kiểm dịch viên y tế đối với việc sử dụng giáo trình điện tử trong đào tạo, tập huấn 94
3.2.2. Sự thay đổi của Kiểm dịch tế biên giới khi thực hiện mô hình sáp nhập Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế vào Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố 101
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 108
4.1. Thực trạng sẵn sàng ứng phó với bệnh sốt vàng và cúm A(H7N9) 108
4.1.1. Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống dịch bệnh của kiểm dịch viên y tế về bệnh sốt vàng và cúm A(H7N9) 108
4.1.2. Thực trạng về cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ chế vận hành và hệ thống văn bản, hướng dẫn chuyên môn 118
4.2. Kết quả can thiệp nâng cao năng lực của một số TTKDYTQT 132
4.2.1. Hiệu quả của giáo trình điện tử trong đào tạo, tập huấn 132
4.2.2. Đánh giá về sự phù hợp, khả thi việc giảng dạy bằng giáo trình điện tử 135
4.2.3. Đánh giá sự thay đổi của kiểm dịch tế biên giới khi thực hiện mô hình sáp nhập Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế vào Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố 138
4.3. Hạn chế của nghiên cứu 140
KẾT LUẬN 142
KHUYẾN NGHỊ 144
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ Hệ thống Kiểm dịch y tế Việt Nam 7
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức Hệ thống thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT 10
Hình 1.3. Khu vực có dịch sốt vàng tại Châu Phi và Trung, Nam Mỹ 12
Hình 1.4. Số ca mắc sốt vàng tại Nam Mỹ và Châu Phi từ 1980 – 2017 13
Hình 1.5. Sơ đồ minh họa các chu kỳ lây truyền bệnh sốt vàng 15
Hình 1.6. Sơ đồ giả thuyết nguồn gốc gen của vi rút cúm A(H7N9) ) 17
Hình 1.7. Sơ đồ cấu trúc vi rút cúm A(H7N9) 18
Hình 1.8. Phân bố các trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) theo địa lý từ 19/02/2013 – 24/02/2017 19
Hình 1.9. Số trường hợp mắc cúm A(H7N9) trên người theo tuần 20
Hình 1.10. Sơ đồ giám sát cúm A(H7N9) tại cửa khẩu 21
Hình 1.11. Mô hình hệ thống E-Learning theo hình thức trực tuyến 23
Hình 2.1. Sơ đồ khái quát quá trình thực hiện nghiên cứu 44
Hình 2.2. Bản đồ vị trí 13 Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế 46
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phương pháp nghiên cứu tương ứng với mục tiêu đề tài 43
Bảng 2.2. Số lượng cửa khẩu tham gia nghiên cứu 53
Bảng 2.3. Số lượng kiểm dịch viên y tế tham gia nghiên cứu 57
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 68
Bảng 3.2. Kiến thức về tác nhân gây bệnh và đường lây truyền của bệnh sốt vàng 69
Bảng 3.3. Kiến thức về tiêu chuẩn xác định và mẫu bệnh phẩm chẩn đoán bệnh sốt vàng 70
Bảng 3.4. Kiến thức về hiệu lực và sử dụng vắc xin sốt vàng 72
Bảng 3.5. Thái độ về mức độ nguy hiểm của bệnh sốt vàng 72
Bảng 3.6. Thực hành phòng chống sốt vàng ở đối tượng nghiên cứu 73
Bảng 3.7. Thực hành truyền thông tại cửa khẩu ở đối tượng nghiên cứu 73
Bảng 3.8. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức đạt phòng bệnh sốt vàng 75
Bảng 3.9. Một số yếu tố liên quan tới thực hành đạt phòng bệnh sốt vàng 76
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng bệnh sốt vàng 77
Bảng 3.11. Kiến thức về tác nhân gây bệnh và đường lây truyền bệnh cúm A(H7N9) 77
Bảng 3.12. Kiến thức về tiêu chuẩn xác định và mẫu bệnh phẩm chẩn đoán bệnh cúm A(H7N9) 78
Bảng 3.13. Kiến thức về các biện pháp phòng bệnh cúm A (H7N9) tại cửa khẩu 79
Bảng 3.14. Thái độ về phòng chống bệnh cúm A(H7N9) 80
Bảng 3.15. Phương pháp thực hành phòng chống bệnh cúm A(H7N9) ở đối tượng nghiên cứu 81
Bảng 3.16. Thực hành vệ sinh và xử lý môi trường phòng chống bệnh cúm A(H7N9) ở đối tượng nghiên cứu 81
Bảng 3.17. Thực hành về truyền thông phòng chống bệnh cúm A(H7N9) ở đối tượng nghiên cứu 82
Bảng 3.18. Một số yếu tố liên quan tới kiến thức đạt về phòng bệnh cúm A(H7N9) 85
Bảng 3.19. Một số yếu tố liên quan tới thực hành đạt về phòng bệnh cúm A(H7N9) 86
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành phòng bệnh cúm A(H7N9) 87
Bảng 3.21. Các khoa chuyên môn của Trung tâm KDYTQT 87
Bảng 3.22. Số lượng cán bộ của Trung tâm KDYTQT 88
Bảng 3.23. Chuyên ngành và trình độ của các cán bộ kiểm dịch tại 13 Trung tâm 89
Bảng 3.24. Trang thiết bị, dụng cụ giám sát tại cửa khẩu 90
Bảng 3.25. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức về bệnh sốt vàng của kiểm dịch viên y tế 95
Bảng 3.26. Hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức về bệnh cúm A(H7N9) của kiểm dịch viên y tế 97
Bảng 3.27. Đánh giá can thiệp bằng giáo trình điện tử 99
Bảng 3.28. Sự phù hợp, tính khả thi và sự hài lòng của việc can thiệp bằng giáo trình điện tử* 100
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kiến thức về triệu chứng của bệnh sốt vàng 70
Biểu đồ 3.2. Kiến thức về biện pháp dự phòng đặc hiệu bệnh sốt vàng 71
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ đạt về kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh sốt vàng 74
Biểu đồ 3.4. Kiến thức về triệu chứng của bệnh cúm A(H7N9) 78
Biểu đồ 3.5. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh cúm A(H7N9) 84
Biểu đồ 3.6. Cơ chế vận hành và thực hành phòng chống dịch tại trung tâm 93
https://thuvieny.com/danh-gia-thuc-trang-nang-luc-san-sang-ung-pho-voi-mot-so-benh-truyen-nhiem-nhom-a-tai-cua-khau/