Đánh giá thực trạng nhiễm trùng bệnh viện tại Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai

Đánh giá thực trạng nhiễm trùng bệnh viện tại Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai

Nhiễm trùng bệnh viện là một trong những thách thức của y học hiện đại, luôn mang tính thời sự và được các nhà y học trong và ngoài nước quan tâm một cách đặc biệt.

Nhiễm trùng bệnh viện là tình trạng nhiễm trùng toàn thể hoặc định khu mà không có sự biểu hiện triệu chứng hay ủ bệnh vào thời điểm nhập viện, mắc phải tại các cơ sở y tế xảy ra ở các bệnh nhân sau khi vào viện tối thiếu 48 giờ [14], [36], [81].

Nhiễm trùng bệnh viện làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị [2], [27], [39]. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO), ở bất kỳ thời điểm nào cũng có > 1,4 triệu người trên thế giới mắc nhiễm trùng bệnh viện [2], [85].

Tại Hoa Kỳ hàng năm ước tính có trên 2.000.000 trường hợp mắc nhiễm trùng bệnh viện (ở cả người lớn và trẻ em), trong đó 50-60% là do vi khuẩn kháng thuốc, ước tính có từ 9.600 đến 20.000 trường hợp tử vong do NTBV mỗi năm [63] và tiêu tốn thêm 17-29 tỷ đôla/năm.

Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện trong các bệnh viện trên

toàn quốc là 6,8% [3].

Tại Bệnh viện Bạch Mai, điều tra tỷ lệ hiện mắc nhiễm trùng bệnh viện là một hoạt động thường kỳ trong năm. Tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện ở mức trung bình (5,3-6,8%), thường liên quan đến các thủ thuật xâm nhập và tập trung chủ yếu ở khu vực ĐTTC và Ngoại khoa [4], [5], [10].

Các vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện thường gặp trong các đơn vị ĐTTC là VK gram âm như: A. baumannii, Klebsiella, Pseudomonas, Enterobacter, E. coli và vi khuẩn gram dương: Staphylococcus, Enterococci, Streptococci [1], [3]. Các vi khuẩn này có đặc điểm chung là tính kháng thuốc ngày càng tăng, xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn đa kháng và toàn kháng kháng sinh, đặc biệt ở các khoa ĐTTC. Theo số liệu của Hệ thống giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện quốc gia Hoa Kì (NNIS), S. aureus kháng Methicillin là 59,5%, Enterococus kháng Vancomycin 28,5%, K. pneumoniae kháng Cephalosporin thế hệ ba 20,6%, P. aeruginosa kháng Imipenem 21,1% [63].

Hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh đã tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng tăng, tỉ lệ điều trị NTBV thất bại tăng, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị.

Tại Trung tâm Chống độc, thời gian gần đây tỉ lệ nhiễm trùng ngày một gia tăng, xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn đa kháng thuốc. Từ khi thành lập đến nay chưa có một nghiên cứu nào đánh giá thực trạng nhiễm trùng cũng như các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh.

Với quan điểm đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng nhiễm trùng bệnh viện tại Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu:

1. Đánh giá thực trạng nhiễm trùng bệnh viện tại Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai.

2. Nhận xét một số yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm trùng bệnh viện.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 12

1.1. Một số khái niệm 12

1.1.1. Khái niệm về nhiễm trùng bệnh viện 12

1.1.2. Khái niệm kháng thuốc 12

1.2. Lịch sử chống nhiễm trùng bệnh viện 13

1.3. Tình hình nhiễm trùng bệnh viện trên thế giới và Việt Nam 14

1.3.1. Thực trạng NTBV trong các đơn vị ĐTTC trên thế giới 14

1.3.2. Thực trạng nhiễm trùng bệnh viện tại Việt Nam 15

1.4. Nguồn bệnh 16

1.5. Các phuơng thức lây truyền của tác nhân gây bệnh 17

1.6. Các nhiễm trùng bệnh viện thường gặp trong đơn vị ĐTTC 18

1.6.1. Viêm phổi bệnh viện và Viêm phổi liên quan đến thở máy 18

1.6.2. Nhiễm trùng máu và nhiễm trùng liên quan đến ống thông 25

1.6.3. Nhiễm trùng tiết niệu bệnh viện 28

1.7. Sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây NTBV thường gặp …. 31

1.7.1. Các yếu tố làm tăng hiện tượng kháng KS trong các đơn vị ĐTTC 31

1.7.2. Cơ chế kháng thuốc của các vi khuẩn 32

1.8. Điều trị các loại nhiễm trùng bệnh viện tại các khoa hồi sức 33

1.8.1. Nguyên tắc điều trị các loại NTBV 33

1.8.2. Liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm 34

1.8.3. Một số quan điểm về sử dụng kháng sinh khởi đầu không thích hợp …34

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1. Đối tượng nghiên cứu 37

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 37

2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm trùng bệnh viện theo CDC 37

2.1.3. Tiêu chuẩn loại bệnh nhân 38

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 39

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 39

2.2.2. Thời gian nghiên cứu 39

2.3. Phương pháp nghiên cứu 39

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 39

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 39

2.3.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 39

2.3.4. Công cụ thu thập dữ liệu 41

2.3.5. Thu thập chỉ số nghiên cứu 41

2.4. Thu thập, xử lý và phân tích số liệu 42

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43

3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 43

3.1.1. Phân bố theo tuổi và giới của nhóm nghiên cứu 43

3.1.2. Chẩn đoán khi vào Trung tâm chống độc 44

3.1.3. Tiền sử các bệnh liên quan đến NTBV của nhóm nghiên cứu.. 45

3.1.4. Ngày mắc nhiễm trùng bệnh viện 45

3.1.5. Mức độ nặng của bệnh nhân NTBV 46

3.2. Tỉ lệ nhiễm trùng bệnh viện tại Trung tâm chống độc 46

3.2.1. Tỉ lệ nhiễm trùng bệnh viện chung 46

3.2.2. Tỉ lệ các vị trí nhiễm trùng bệnh viện 47

3.2.3. Tỉ lệ nhiễm nấm 48

3.4. Các vi khuẩn gây NTBV thường gặp tại TTCĐ 48

3.4.1. Phân bố các vi khuẩn gây NTBV tại Trung tâm chống độc 48

3.4.2. Tỉ lệ nhóm vi khuẩn 50

3.4.3. Mức nhạy cảm và kháng kháng sinh chung 51

3.4.4. Mức nhạy cảm và kháng kháng sinh với một số vi khuẩn thường gặp. ..53

3.5. Tỉ lệ KS sử dụng ban đầu và theo KSĐ 59

3.6. Một số yếu tố liên quan đến NTBV 61

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 64

4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 64

4.1.1. Giới tính và tuổi 64

4.1.2. Chẩn đoán khi vào TTCĐ 65

4.1.3. Tiền sử các bệnh 65

4.1.4. Thời điểm phát hiện NTBV trên bệnh nhân NTBV 66

4.2. Tỉ lệ nhiễm trùng bệnh viện 66

4.3. Vi khuẩn gây NTBV thường gặp tại TTCĐ – Bệnh Viện Bạch Mai. 67

4.3.1. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện 67

4.3.2. Các vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện 68

4.3.3. Các VK gây nhiễm trùng máu và nhiễm trùng liên quan đến ống thông.69

4.3.4. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng tiết niệu bệnh viện 70

4.4. Mức nhạy cảm kháng sinh của một số vi khuẩn gây NTBV 71

4.4.1. Acinetobacter baumannii 71

4.4.2. Pseudomonas aeruginosa 73

4.4.3. Klebsiella pneumoniae 74

4.4.4. Staphylococcus aureus 75

4.4.5. Enterococci 76

4.6. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm trùng bệnh viện 77

KẾT LUẬN 80

KIẾN NGHỊ 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment