Đánh giá thực trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá học nước thải bệnh viên và hiệu quả xử lý của một số trạm xử lý nước thải bệnh viện trên toàn quốc

Đánh giá thực trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá học nước thải bệnh viên và hiệu quả xử lý của một số trạm xử lý nước thải bệnh viện trên toàn quốc

Luận án Đánh giá thực trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá học nước thải bệnh viên và hiệu quả xử lý của một sô’ trạm xử lý nước thải bệnh viện trên toàn quốc.Theo báo cáo của Bô Y Tế tính đến năm 2006, cả nước ta đã có 1.047 bênh viên với khoảng 140.000 giường bênh và hơn 10.000 trạm y tế’ xã. Hê thống bênh viên ở Việt Nam đang từng bước góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vê sức khoẻ cho nhân dân trên khắp đất nước.

Bên cạnh những thành tựu tốt có được, số lượng bênh viên tăng đổng nghĩa với viêc thải vào môi trường môt lượng lớn các chất thải y tế’ nguy hại và sinh hoạt. Viêc xử lý các chất thải y tế’ chưa được đầu tư đúng mức dẫn đến nguy cơ lan truyền mầm bênh từ bênh viên vào môi trường sống [35].

Chất thải lỏng y tế’ (nước thải bênh viên) có nguổn gốc từ hoạt đông chuyên môn khám bênh, chẩn đoán và điều trị, từ các thiết bị vê sinh và nước sinh hoạt của khu vê sinh, nhà tắm, giặt giũ chăn màn, quần áo, lau sàn nhà, phục vụ ăn uống, khu vực xúc rửa dụng cụ chai lọ, điều chế’ thuốc hay khu chăn nuôi súc vật thí nghiêm… Đặc điểm của các loại nước thải này là chứa nhiều tạp chất, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và đặc biêt là các vi trùng gây bênh. Loại nước thải này nhất thiết phải được xử lý và khử trùng trước khi thải vào môi trường.

Năm 1999 Bô Y tế’ đã ban hành “Quy chế’ quản lý chất thải y tế”, hướng dẫn các giải pháp kỹ thuật xử lý và tiêu huỷ chất thải y tế. Các văn bản này là những qui định cơ bản tối thiểu cho viêc thu gom chất thải và tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng xử lý chất thải rắn, lỏng và khí tại các đơn vị y tế. Do còn nhiều bất cập nên “Quy chế’ quản lý chất thải y tế” ngày 30/11/2007 của Bô trưởng Bô Y tế’ [2] đã được thay thế’ cho “Quy chế’ quản lý chất thải y tế” năm 1999.

Luật Bảo vê môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/8/2005 qui định viêc bảo vê môi trường đối với bênh viên và các cơ sở y tế’ phải thực hiên các yêu cầu bảo vê môi trường như phải có hê thống thu gom, xử lý nước thải y tế và vận hành thường xuyên, đạt tiêu chuẩn môi trường…

Quản lý và xử lý rác thải y tế’ được coi là một trong những chương trình ưu tiên cao nhất trong chiến lược hành động Quốc gia về Bảo vê môi trường đến 2010. Công tác bảo vê môi trường, ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm tới sức khỏe cộng đổng một lần nữa được khẳng định trong Nghị Quyết của Trung ương Đảng Tháng 11/2005 về thực hiên các Chương trình mục tiêu Bảo vê môi trường.

Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế’ hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”.

Ngày 29/8/2005 Luật Bảo vê môi trường số 52/2005/QH11 được Quốc hội thông qua qui định về bảo vê môi trường đối với bênh viên và cơ sở y tế’ khác.

– Có hê thống hoặc biên pháp thu gom, xử lý nước thải y tế’ và vận hành thường xuyên, đạt tiêu chuẩn môi trường.

– Chất thải rắn, nước thải sinh hoạt của bênh nhân phải được xử lý sơ bộ loại bỏ các mầm bênh có nguy cơ lây nhiễm trước khi chuyển về cơ sở xử lý, tiêu huỷ tập trung.

– Bênh viên cơ sở y tế’ khác điều trị các bênh truyền nhiễm phải có biên pháp cách ly khu dân cư, các nguổn nước.

Xuất phát từ thực trạng này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh giá thực trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá học nước thải bệnh viên và hiệu quả xử lý của một sô’ trạm xử lý nước thải bệnh viện trên toàn quốc” với mục đích:

1. Đánh giá thực trạng vi sinh vật và hoá học của nguồn nước thải ở một sô bệnh viện.

2. Đánh giá hiệu quả xử lý của một sô’ trạm xử lý nước thải bệnh viện.

MỤC LỤC

Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ, đổ thị

ĐẶT VẤN ĐỂ 1

Chương 1: TổNG QUAN 3

1.1. Nước thải bệnh viện 3

1.1.1 .Nguổn và chế” đô hình thành nước thải bệnh viện 3

1.1.2. Đặc điểm ô nhiễm nước thải bệnh viện 5

1.1.3. Các thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước thải bệnh viện 8

1.1.4. Hoạt đông sống của vi sinh vật trong nước thải 15

1.1.5. Các quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ trong nước thải 16

1.1.6. Quá trình làm sạch nước thải 22

1.2. Xử lý nước thải bệnh viện 24

1.2.1. Hệ thống thoát nước thải bệnh viện 24

1.2.2. Trạm xử lý nước thải bệnh viện 26

1.2.3. Các phương pháp được áp dụng để xử lý nước thải bệnh viện 32

Chương 2: Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 38

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 38

2.1.1 .Địa điểm nghiên cứu 38

2.1.2. Thời gian nghiên cứu 38

2.2. ĐỐÌ tượng nghiên cứu 38

2.3. Phương pháp nghiên cứu 38

2.4. Kỹ thuật nghiên cứu 40

2.4.1. Kỹ thuật vi sinh 40

2.4.2. Kỹ thuật hóa học 47

2.4.3. Phương pháp đánh giá kết quả 50

2.4.4. Xử lý số liêu 50

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 52

3.1. Kết quả đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải ở một số bệnh viện 52

3.1.1. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu vi sinh trong nước thải bênh viên 52

3.1.2. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu hoá học trong nước thải bênh viên 55

3.2. Kết quả đánh giá thực trạng xử lý nước thải bệnh viện ở nước ta 57

3.2.1. Thực trạng tình hình xử lý nước thải bênh viên ở nước ta 57

3.2.2. Đánh giá hiệu quả xử lý của một số trạm xử lý nước thải bênh viên 59

Chương 4: BÀN LUẬN 102

4.1. Mức độ ô nhiễm vi sinh và hoá học của nguồn nước thải bệnh viện 102

4.1.1. Ô nhiễm vi sinh trong nước thải bênh viên 102

4.1.2. Ô nhiễm hoá học trong nước thải bênh viên 107

4.2. Đánh giá hiệu quả xử lý của một số trạm xử lý nước thải bệnh viện 115

4.2.1. Thực trạng về quản lý nước thải bênh viên ở nước ta 115

4.2.2. Đánh giá hiêu quả xử lý của các trạm xử lý nước thải bênh viên 118

KẾT LUẬN 146

KIẾN NGHỊ 148

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN cứu ĐÃ CÔNG Bố CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 149

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC  

Leave a Comment