Đánh giá thực trạng phản vệ và kiến thức của bác sỹ về phản vệ tại một số tỉnh miền Bắc

Đánh giá thực trạng phản vệ và kiến thức của bác sỹ về phản vệ tại một số tỉnh miền Bắc

Luận văn thạc sĩ y học Đánh giá thực trạng phản vệ và kiến thức của bác sỹ về phản vệ tại một số tỉnh miền Bắc.Trong những năm gần đây, do sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành công nghiệp như hoá mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm…cùng với sự gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường, các phản ứng dị ứng và miễn dịch, trong đó có phản vệ, xảy ra ngày càng nhiều và đã gây không ít trường hợp tử vong đáng tiếc trong phạm vi cả nước. Các nhóm nguyên nhân thường gặp nhất gây phản vệ ở nước ta là các loại thuốc, chế phẩm máu, dịch truyền, thức ăn, hoá chất và nọc côn trùng[1]. Năm 1999, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 08/1999 hướng dẫn việc phòng và xử trí phản vệ, giúp cải thiện đáng kể khả năng phát hiện và điều trị loại tai biến này. Tuy vậy, cho đến nay, trong lĩnh vực y tế, việc dự báo sớm nhằm ngăn ngừa các phản ứng dị ứng thuốc nói chung và phản vệ nói riêng trong thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn, cũng như cộng đồng chưa được nhận thức đầy đủ và đúng đắn về loại phản ứng này.


Tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân nhập viện nội trú do phản vệ có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Đoàn [1] tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán phản vệ tại bệnh viện Bạch Mai tăng từ 0.056% đến 0.07% trong vòng 5 năm. Nghiên cứu của Lê Thị Thùy Linh năm 2015 cũng nhận thấy tỷ lệ báo cáo phản vệ trên tổng số báo cáo ADR tăng dần từ 8.9% đến 11.4% trong vòng 5 năm [2]. Trong đó không ít những trường hợp nhân viên y tế không khai thác tiền sử dị ứng và bệnh nhân phản vệ lần 2 với chính những dị nguyên trước đó.
Cho đến nay, việc phát hiện điều trị và dự phòng phản vệ vẫn còn rất nhiều bất cập, đặc biệt là tại tuyến y tế cơ sở, dẫn đến nhiều trường hợp khiếu kiện và những hậu quả đáng tiếc. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực tế này là do các nhân viên y tế còn thiếu những kiến thức cơ bản về phát hiện chẩn đoán và xử trí phản vệ.
Các tai biến và tử vong do phản vệ có thể được giảm thiểu khi thầy thuốc có đầy đủ kiến thức về phản vệ, từ đó chú ý đến khai thác tiền sử dị ứng của người bệnh, chỉ định thuốc thận trọng và xử trí kịp thời, hợp lý khi phản vệ xảy ra. 
Hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào về hiểu biết và kiến thức của các nhân viên y tế về phản vệ để từ đó có thể đề xuất các giải pháp có tính khả thi giúp cải thiện chất lượng chẩn đoán và xử trí cấp cứu, giảm thiểu các trường hợp tử vong do phản vệ nặng. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng phản vệ và kiến thức của bác sỹ về phản vệ tại một số tỉnh miền Bắc với hai mục tiêu cụ thể sau:
1.    Nghiên cứu thực trạng phản vệ tại một số bệnh viện từ năm 2011– 2016.
2.    Đánh giá thực trạng kiến thức của bác sỹ về phản vệ tại một số bệnh việnkhu vực phía Bắc.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI    3
1.1. Dịch tễ và sự gia tăng phản vệ trên thế giới    3
1.2. Cơ chế bệnh sinh của phản vệ    4
1.2.1. Phản vệ qua cơ chế miễn dịch    4
1.2.2. Phản ứng phản vệ không theo cơ chế miễn dịch    5
1.2.3. Phản ứng phản vệ không rõ cơ chế    5
1.2.4. Các tế bào và chất trung gian hóa học tham gia trong phản vệ    5
1.3. Những yếu tố nguy cơ và nguyên nhân chính gây phản vệ    7
1.3.1. Những yếu tố nguy cơ trong phản vệ    7
1.3.2. Nguyên nhân gây phản vệ    8
1.4. Triệu chứng lâm sàng của phản vệ    11
1.5. Chẩn đoán phản vệ    14
1.5.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán phản vệ    14
1.5.2. Chẩn đoán mức độ nặng của phản vệ    15
1.6. Điều trị phản vệ    15
1.6.1. Adrenalin là thuốc duy nhất cứu sống bệnh nhân phản vệ và phải được xử trí đầu tiên trong phản vệ từ độ II trở lên     17
1.6.2. Những thuốc lựa chọn thứ hai    18
1.7. Tình hình phản vệ tại Việt Nam    21
1.8. Tình hình kiến thức về phản vệ của nhân viên y tế    23
Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    27
2.1. Đối tượng nghiên cứu    27
2.2. Thiết kế nghiên cứu:    29
2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu    29
2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:    30
2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu:    30
2.6. Phương pháp xử lý số liệu    31
2.7. Đạo đức nghiên cứu    31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    32
3.1. Nghiên cứu thực trạng phản vệ tại các tỉnh phía Bắc    32
3.1.1. Phân bố các ca phản vệ tại các bệnh viện được khảo sát    32
3.1.2. Phân bố các ca phản vệ theo giới tính    33
3.1.3. Nguyên nhân gây phản vệ    33
3.1.4. Đặc điểm tiền sử dị ứng của các bệnh nhân phản vệ    35
3.1.5. Biểu hiện lâm sàng của các trường hợp phản vệ    35
3.1.6. Kết quả điều trị phản vệ    36
3.1.7. Số ca phản vệ được xử trí Adrenalin đầu tiên    37
3.2. Nghiên cứu đánh giá kiến thức của bác sỹ về phản vệ tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc.    38
3.2.1. Đặc điểm chung các bác sỹ tham gia nghiên cứu:    38
3.2.2. Đánh giá kiến thức về bệnh học của bác sỹ về phản vệ.    41
3.2.3. Kiến thức của các bác sỹ về chẩn đoán phản vệ    41
3.3.4. Kiến thức của các bác sỹ về xử trí phản vệ    46
Chương 4:BÀN LUẬN    50
4.1. Tình hình phản vệ tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc    50
4.1.1. Phân bố các trường hợp phản vệ tại các bệnh viện    50
4.1.2. Phân bố các ca phản vệ theo giới tính    50
4.1.3. Nguyên nhân gây phản vệ tại các bệnh viện    51
4.1.4. Đặc điểm tiền sử dị ứng của bệnh nhân phản vệ    52
4.1.5. Biểu hiện lâm sàng phản vệ    53
4.1.6. Kết quả điều trị phản vệ    54
4.1.7. Tình hình xử trí adrenalin cho bệnh nhân phản vệ    55
4.2. Kiến thức của bác sỹ về phản vệ tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc57
4.2.1. Đặc điểm chung của các bác sỹ tham gia nghiên cứu    57
4.2.2. Đánh giá kiến thức của bác sỹ trong phản vệ    59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ    69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 


 
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.     Tần suất xuất hiện các triệu chứng trong phản vệ    12
Bảng 1.2.     Bằng chứng các thuốc ngoài adrenalin trongcấp cứu phản vệ    21
Bảng 3.1.      Phân bố các ca phản vệ tại các bệnh viện    32
Bảng 3.2.     Phân bố các ca phản vệ theo giới tính    33
Bảng 3.3.     Đặc điểm tiền sử dị ứng của các bệnh nhân phản vệ     35
Bảng 3.4.     Kết quả điều trị phản vệ tại một số bệnh viện    36
Bảng 3.5.     Kết quả điều trị phản vệ của BV Bạch Mai so vớibệnh viện tỉnh    36
Bảng 3.6.     Số ca được xử trí Adrenalin đầu tiên và đường dùng Adrenalin tại một số bệnh viện    37
Bảng 3.7.     Phân bố bác sỹ tham gia nghiên cứu    38
Bảng 3.8.      Đặc điểm về tuổi và số năm kinh nghiệm của bác sỹtham gia nghiên cứu     39
Bảng 3.9.     Tỷ lệ bác sỹ hoàn thành bộ câu hỏi    39
Bảng 3.10.     Kiến thức của các bác sỹ về thời gian xuất hiện phản vệ    41
Bảng 3.11.      Kiến thức của bác sỹ về liều lượng, đường dùng vàthời gian nhắc lại adrenalin    47
Bảng 3.12.     Kiến thức của bác sỹ trong lựa chọn các thuốc thứ haiđiều trị phản vệ    49

 
DANH MỤC HINH

Hình 1.1. Xử trí bệnh nhân phản vệ theo WAO 2015    16
Hình 1.2. So sánh nồng độ epinerphin tiêm bắp và tiêm dưới da     18

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1.Nguyên nhân phản vệ thường gặp     33
Biểu đồ 3.2. Nguyên nhân gây phản vệ tại một số bệnh viện    34
Biểu đồ 3.3. Biểu hiện lâm sàng xuất hiện đầu tiên trong phản vệ     35
Biểu đồ 3.5. Phân bố bác sỹ tham gia nghiên cứu theo từng chuyên khoa    38
Biểu đồ 3.6. Kinh nghiệm điều trị phản vệ của các bác sỹ tham gia nghiên cứu 40
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ bác sỹ đã từng được đào tạo phản vệ trước đây.    40
Biểu đồ 3.8. Kiến thức bệnh học của các bác sỹ về phản vệ    41
Biểu đồ 3.9.  Kiến thức các bác sỹ về nhận biết tổn thương cơ quan đích trong phản vệ    42
Biểu đồ 3.10. Kiến thức các bác sỹ về tổn thương da, niêm mạctrong phản vệ    43
Biểu đồ 3.11. Kiến thức của các bác sỹ về biểu hiện tổn thương hô hấp và tiêu hóa trong phản vệ    43
Biểu đồ 3.12.  Kiến thức của các bác sỹ về biểu hiện tổn thươngtiêu hóa trong phản vệ    44
Biểu đồ 3.13. Kiến thức của các bác sỹ về biểu hiện tim mạch trong phản vệ    44
Biểu đồ 3.14.  Kiến thức của bác sỹ về tiêu chuẩn chẩn đoán tụt huyết áp    45
Biểu đồ 3.15. Kiến thức của các bác sỹ về chẩn đoán phân biệt phản vệ    46
Biểu đồ 3.16. Kiến thức của bác sỹ trong việc nhận biết adrenalin là thuốc quan trọng nhất trong xử trí phản vệ    46
Biểu đồ 3.17. Kiến thức của bác sỹ về vai trò dự phòng pha hai của Corticoid    48
Biểu đồ 3.18. Kiến thức về xử trí phản vệ của bác sỹ khoa cấp cứu và bác sỹ chuyên khoa khác    48

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment