Đánh giá thực trạng tiêm chủng trẻ em dưói 1 tuổi và thái độ của bà mẹ vói các phản ứng sau tiêm chủng, huyện Bình Xuyên-tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007

Đánh giá thực trạng tiêm chủng trẻ em dưói 1 tuổi và thái độ của bà mẹ vói các phản ứng sau tiêm chủng, huyện Bình Xuyên-tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007

Đánh giá thực trạng tiêm chủng trẻ em dưói 1 tuổi và thái độ của bà mẹ vói các phản ứng sau tiêm chủng, huyện Bình Xuyên-tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007.Hiện nay, cùng với duy trì tỷ lệ tiêm chủng đạt mục tiêu của chương trình Tiêm chủng mở rộng, đảm bảo tiêm chủng an toàn được xác định là yêu cầu quan trọng khi thực hành tiêm chủng[12]. Trong năm 2006 — 2007 xảy ra một số trường hợp phản ứng sau tiêm chủng nặng và được thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Thực trạng công tác tiêm chủng hiện nay ra sao, các thông tin ảnh hưởng như thế nào tới thái độ của các bà mẹ đối với hoạt động tiêm chủng. Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ khi triển khai đến nay chưa có một nghiên cứu nào đánh giá việc thực hiện tiêm chủng trên địa bàn huyện. Xuất phát từ ý tưởng trên, chúng tôi tiến hành “Đánh giá thực trạng tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi và thái độ của bà mẹ với các phản ứng sau tiêm chủng, huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007” với mục tiêu xác định tỷ lệ trẻ em 12 đến 23 tháng tuổi tiêm chủng đủ liều, đúng lịch các loại vắc xin trong chương trình; đánh giá công tác quản lý sổ sách, an toàn tiêm chủng và thái độ của bà mẹ với các phản ứng sau TC.


Đối tượng nghiên cứu là 210 trẻ em và bà mẹ có con từ 12-23 tháng tuổi; chuyên trách TCMR tuyến xã, thị trấn trên phạm vi toàn huyện theo phương pháp chọn mẫu 30 cụm ngẫu nhiên của WHO. Các đối tượng nghiên cứu sẽ được phỏng vấn theo nội dung phiếu điều tra, bảng kiểm in sẵn; phiếu tiêm chủng và sổ theo dõi tiêm chủng.
Kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng phục vụ cho công tác quản lý, góp phần duy trì tỷ lệ tiêm chủng, tăng cường chât lượng tiêm chủng trên địa bàn huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. 
ĐẶT VẤN ĐÈ
Tạo miễn dịch chủ động cho người để phòng bệnh luôn là một biện pháp đem lại hiệu quả cao với chi phí thấp[2]. Tiêm chủng là một biện pháp nhằm tạo miễn dịch chủ động cho trẻ em để phòng một số bệnh truyền nhiễm như: lao, sởi, ho gà, bạch hàu, bại liệt, uốn ván sơ sinh. Có thể nói đây là một trong những thành tựu to lớn của y học trong thế kỷ 20. Chương trình tiêm chủng mở rộng đã làm giảm đáng kể số mắc của nhiều bệnh truyền nhiễm ở trẻ em, góp phần làm giảm tỷ suất chết trẻ dưới 1 tuổi và trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là các nước đang phát triển[16].
Chương trình tiêm chủng mở rộng (CTTCMR) trên thế giới được WHO chính thức đề xướng từ năm 1974. Thực tế cho thấy các chương trình tiêm chủng hàng năm đã cứu sống khoảng 1 triệu trẻ em ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên vẫn còn hơn 3,5 triệu trẻ em bị tử vong hoặc tàn phế mà lẽ ra có thể phòng được bàng tiêm chủng vắc xin phòng bệnh[7]. Chính vì thế, tháng 5 năm 1977, WHO đã đề xướng các mục tiêu dài hạn của CTTCMR trong đó có một mục tiêu quan trọng là: “Giảm tỷ lệ tử vong do 6 bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt và bệnh lao bàng cách tạo miễn dịch cho tất cả trẻ em trên toàn cầu trước năm 1990”. Đây là những bệnh mà hàng năm ước tính đã giết hại và gây tàn phế cho hàng triệu trẻ em. Việc tiêm chủng phòng ngừa các bệnh trên vừa hiệu quả cao, vừa an toàn, thực tế các nước đã cho thấy số trường hợp mắc, chết của 6 bệnh giảm đi một cách nhanh chóng khi mà hầu hết trẻ em đều được tiêm vác xin phòng bệnh[8].
Giai đoạn 1990-2000, WHO đã phát động, triển khai chương trình thanh toán bại liệt và chương trình loại trừ ƯVSS trên phạm vi toàn cầu[28].
Bệnh bại liệt đã thanh toán ở nhiều nước song vẫn còn lưu hành ở một số nước châu Phi, châu Á với hàng nghìn ca mắc trong năm 1999, đặc biệt ở Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Congo…và rất dễ xâm nhập trở lại các nước đã được công nhận thanh toán Bại liệt[31]. uốn ván sơ sinh vẫn là một bệnh lưu hành phổ biến ở các nước đang phát triển. Sởi vẫn là bệnh gây mác, tử vong cao ở trẻ em, hàng năm có khoảng 40 triệu trường hợp mắc sởi và hơn 1 triệu trường hợp tử vong do sởi, chiếm 10% tồng số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi. Viêm gan vi rút в là bệnh có tỷ lệ mắc và mang vi rút cao, đặc biệt là ở châu Á và Đông Nam Á, tỷ lệ mang dấu ấn vi rút Viêm gan в trong dân cư là 15-20%, và đây là bệnh được WHO khuyến cáo sử dụng vác xin phòng bệnh rộng rãi vào đầu thế kỷ 21 [29].
Trong những năm qua Chương tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam đã làm giảm rõ rệt tỷ lệ mắc, chết một số bệnh truyền nhiễm trẻ em. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt trên 90% trong nhiều năm, thanh toán bệnh bại liệt năm 2000, loại trừ uvss năm 2005 trên qui mô huyện và đang tiến tới loại trừ sởi vào năm 2010[28]. Tuy nhiên năm 2006- 2007 đã xảy ra một số trường hợp tai biến do tiêm chủng gây ảnh hưởng nhất định đến công tác tiêm chủng tại một số địa phương[12].
Trong quá trình triển khai chương trình TCMR, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo các nước có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cao, đã và đang trong giai đoạn thanh toán bệnh thì cần phải đề ra mục tiêu nâng cao chất lượng tiêm chủng. Đảm bảo cho trẻ được tiêm chủng đúng độ tuổi nhằm duy trì khả năng phòng bệnh bền vững, tiêm chủng đủ liều, đúng kỹ thuật, bảo quản và vận chuyển vắc xin đúng qui định, an toàn trong tiêm chủng, theo dõi sau tiêm chủng.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng huyện Bình Xuyên, tỷ lệ tiêm chủng qua các năm đều đạt chỉ tiêu đề ra; Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 7 loại vắc xin ở trẻ em dưới 1 tuổi của năm 2006 là 95,2% và năm 2007 là 94,21%; đặc biệt tỷ lệ tiêm vắc xin VGB giảm rõ rệt từ 36,5% xuống còn 12,03%[24],[25]. Để đánh giá tỷ lệ tiêm chủng thực tế tại huyện có khác biệt so với báo cáo của các cơ sở y tế hay không; việc thực hiện an toàn tiêm chủng như thế nào, tìm hiểu thái độ của các bà mẹ với các phản ứng sau tiêm chủng, đề xuất các biện pháp triển khai tiếp theo góp phần củng cố và duy trì các thành quả của chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn huyện. Chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Đánh giá thực trạng tiêm chủng trẻ em dưói 1 tuổi và thái độ của bà mẹ vói các phản ứng sau tiêm chủng, huyện Bình Xuyên-tỉnh Vĩnh Phúc năm 2007
Mục tiêu nghiên cứu
1.    Xác định tỷ lệ trẻ em 12- 23 tháng tuổi tiêm chủng đủ liều và đúng lịch các loại vác xin lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi và viêm gan B.
2.    Đánh giá công tác quản lý sổ sách, thực hiện tiêm chủng an toàn tại tuyến xã 

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐÊ    1
Mục tiêu nghiên cửu    3
Chương 1: TỐNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1.    Một số khái niệm:    4
1.2.    Chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn cầu    4
1.3.    Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam    6
1.4.    Hiệu quả do Chương trình tiêm chủng mở rộng mang lại    7
1.5.    Một số vấn đề liên quan đến Chương trình tiêm chủng mở rộng tại cộng đồng.9
1.6.    Chương trình TCMR tỉnh Vĩnh Phúc    11
1.7.    Chương trình TCMR huyện Bình Xuyên    11
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu    13
2. 1. Thiết kế đánh giá:    13
2. 2. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu    13
2.3.    Xác định chỉ số, biến số chính cần đánh giá (phụ lục 3)    13
2.4.    Xác định cỡ mẫu, cách chọn mẫu:    15
2.5.    Phương pháp thu thập số liệu    16
2.6.    Xây dựng bộ công cụ đánh giá    18
2.7.    Phương pháp phân tích và xử lý số liệu    18
2.8.    Kế hoạch đánh giá    18
2.9.    Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    19
2.10.    Hạn chế nghiên cứu đánh giá    19
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu    20
1.    Một số thông tin chung    20
2.    Thực trạng tiêm chủng các loại vắc xin    21
3.    Công tác quản lý sổ sách, an toàn tiêm chủng    25
4.    Thái độ của các bà mẹ đối với những phản ứng sau tiêm chủng    30
Chương 4: BÀN LUẬN    35
4.1.    Thực trạng tiêm chủng các loại vắc xin    35
4.2.    Công tác quản lý sổ sách, an toàn tiêm chủng    39
KẾT LUẬN    45
KHUYẾN NGHỊ    47
1.    Dự án TCMR Quốc gia và khu vực    47
2.    Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Vĩnh Phúc, TTYT huyện Bình Xuyên    47
3.    Các trạm y tế xã, thị trấn    47
TÀI LIỆU THAM KHẢO    48
Phụ lục 1. Bản đồ hành chính huyện Bình Xuyên    51
Phụ lục 2: Danh sách thôn điều tra    59
Phụ lục 3: Phiếu điều tra tiêm chủng trẻ em    61
Phụ lục 4: Phiếu phỏng vấn bà mẹ, người chăm sóc chính trẻ    12-    23 tháng tuổi    63
Phụ lục 5: Phiếu giám sát tiêm chủng mở rộng tuyến xã – năm 2008    67
Phụ lục 6: Thực trạng tiêm chủng    70 
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của các bà mẹ
Bảng 3.2. Trình độ học vấn của các bà mẹ
Bảng 3.3. Nghề nghiệp của các bà mẹ thuộc diện điều tra
Bảng 3.4. Lý do không giữ phiếu tiêm chủng
Bảng 3.5. Tỷ lệ tiêm chủng
Bảng 3.6. Tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Bảng 3.7. Tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đúng lịch
Bảng 3.8. Tỷ lệ bỏ mũi đối với một số vắc xin
Bảng 3.9. Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan в trong 24 giờ đầu
Bảng 3.10. Kế hoạch triển khai hoạt động tiêm chủng mở rộng
Bảng 3.11. Quản lý sổ sách liên quan đến chương trình TCMR
Bảng 3.12. Công tác báo cáo hoạt động tiêm chủng mở rộng
Bảng 3.13.Trình độ chuyên môn của chuyên trách TCMR
Bảng 3.14. Sử dụng, bảo quản vác xin
Bảng 3.15. Sử dụng, bảo quản dây chuyền lạnh
Bảng 3.16. Các dụng cụ theo dõi nhiệt độ
Bảng 3.17. Sử dụng, hủy bơm kim tiêm, hộp an toàn
Bảng 3.18. Giám sát phản ứng sau tiêm chủng
Bảng 3.19. Tỷ lệ các bà mẹ biết phản ứng sau tiêm chủng
Bảng 3.20. Tỷ lệ biết đối với từng loại phản ứng
Bảng 3.21. Nguồn cung cấp thông tin
Bảng 3.22. Loại phản ứng bà mẹ biết
Bảng 3.23. Loại vắc xin gây phản ứng
Bảng 3.24. Các khâu cần củng cố trong chương trình tiêm chủng 
DANH MỤC BIẺU ĐÒ VÀ HÌNH ẢNH
Biểu đồ 3.1.Thực trạng giữ phiếu tiêm chủng của các bà mẹ Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả điều tra và báo cáo TC Biểu đồ 3.3. Thời gian làm cán bộ chuyên trách TCMR Biểu đồ 3.4. Số lần được tập huấn TCMR
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ các bà mẹ biết thông tin về những phản ứng sau tiêm chủng Biểu đồ 3.6. Thái độ của bà mẹ về việc tiếp tục đưa con đi tiêm chủng Biểu đồ 3.7. Tâm trạng của bà mẹ nếu đưa con đi tiêm Biểu đồ 3.8. Nhận xét về hoạt động tiêm chủng của xã, thị trấn

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment