Đánh giá thực trạng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp truyền thông-giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe trẻ em tại tuyến y tế cơ sở
Luận án Đánh giá thực trạng và hiệu quả một số giải pháp can thiệp truyền thông-giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe trẻ em tại tuyến y tế cơ sở.Trẻ em hôm nay là thế’ giới ngày mai, trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tuơng lai của đất nước; bảo vê, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiêm của Nhà nước, của toàn xã hôi và mỗi gia đình. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em, điều đó được thể hiên rõ rêt trong nhiều văn bản quan trọng của Đảng và Chính phủ: Nghị quyết của BCT số 46 NQ/TW (2005) về công tác bảo vê, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới; Chiến lược Chăm sóc và bảo vê sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010; Chương trình hành đông quốc gia vì trẻ em Viêt Nam giai đoạn 2001-2010. Đảng và Nhà nước ta đã dành ưu tiên nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vê, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo điều kiên thực hiên công bằng để tất cả trẻ em đều được bảo vê, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục tốt. Công tác bảo vê, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã và đang được coi là nhiêm vụ trước mắt cũng như lâu dài, là ưu tiên thường xuyên đối với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, với sự phối hợp hành đông giữa các ban ngành, đoàn thể, thực hiên xã hôi hoá công tác này [1,2,3,23,65].
Chính sách chăm sóc và bảo vê sức khoẻ trẻ em của quốc tế’ và quốc gia ngày càng chú trọng đến các mục tiêu toàn diên và bao trùm cả quá trình phát triển của trẻ thơ, từ khi còn trong bào thai, sau khi sinh đến tuổi vị thành niên, chăm sóc trẻ cả khi trẻ khoẻ và đạc biêt chú trọng chăm sóc trẻ khi đau ốm, chăm sóc toàn diên cả về sự phát triển thể chất lẫn sự phát triển trí tuê và xã hôi, bảo đảm sự an toàn cho trẻ em. Viêc cung cấp các dịch vụ y tế’ và thực hiên chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) là điều kiên để nâng cao sức khoẻ cho trẻ em, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao đó.
Trong các nôi dung CSSKBĐ, nôi dung số môt là giáo dục sức khoẻ (GDSK), đây vừa là giải pháp hữu hiêu đẩy mạnh thực hiên CSSKBĐ, vừa là phương tiên thực hiên các nôi dung khác của CSSKBĐ. GDSK cung cấp kiến thức, hướng dẫn thực hành, giúp mỗi người dân và công đồng nhận rõ vấn đề sức khoẻ của mình và chủ đông lựa chọn biên pháp giải quyết vấn đề sức khoẻ phù hợp với diều kiên hoàn cảnh thực tế’ của mỗi người, mỗi công đồng. CSSKBĐ cho trẻ em tại gia đình là mắt xích quan trọng đầu tiên trong hê thống chăm sóc sức khoẻ trẻ em (CSSKTE). GDSK là giải pháp cần thiết để nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ cho cha mẹ và người chăm sóc trẻ, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và y tế’ để theo dõi sát và quản lý tốt sức khoẻ qua từng giai đoạn phát triển của trẻ [64,65,101,145].
Đẩy mạnh hoạt đông truyền thông- giáo dục sức khoẻ (TT-GDSK) là đầu tư lâu dài, bền vững cho sức khoẻ, làm cho mỗi thành viên của công đồng có khả năng chủ đông giải quyết các vấn đề sức khoẻ, góp phần nâng cao sức khoẻ cho mọi người và cho cả công đồng. Nhiều hình thức, nhiều kênh, nhiều mô hình TT-GDSK phong phú, sáng tạo đã được thực hiên trên thế’ giới và tại Việt Nam ở các tuyến từ trung ương đến địa phương, góp phần giải quyết vấn đề sức khỏe phù hợp với thực tế’ địa phương.
Thực hiên hoạt đông TT-GDSK là môt trong những nhiêm vụ trọng tâm của cán bô y tế’ cơ sở. Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện CSSKBĐ cho trẻ em thông qua các chương trình CSSKTE ở nước ta trong nhiều năm qua cho thấy hoạt đông TT-GDSK chưa xứng với tầm vóc và vai trò to lớn của nó. Hệ thống tổ chức TT-GDSK mới được chính thức hình thành ở nước ta vào năm 1998 [7,21]. Hiện nay những nghiên cứu toàn diện về TT-GDSK ở Việt Nam còn ít và vẫn là lĩnh vực mới mẻ. Các chính sách và chiến lược cụ thể nhằm đẩy mạnh TT-GDSK mới được ban hành vào năm 2004 và chưa đầy đủ. Vấn đề quản lý thống nhất hoạt đông TT-GDSK tại các tuyến còn chưa được chú trọng và mới đang thực hiện những bước đi ban đầu. Rất ít trạm y tế’ xã xây dựng đầy đủ kế’ hoạch cho hoạt đông TT-GDSK như môt hoạt đông đôc lập. Nhiệm vụ trọng tâm là TT-GDSK của cán bô y tế” cơ sở chưa được chính cán bô y tế cơ sở quan tâm thực hiên thường xuyên và chưa được coi trọng. Chưa được chú trọng đào tạo kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiên TT- GDSK cho cán bô y tế’ cơ sở vì vậy thực tế’ hoạt đông này còn rất hạn chế.
Muốn làm tốt được hoạt đông này trước hết cần kiên toàn mạng lưới y tế’ cơ sở từ xã phường đến tận thôn, bản, ấp, trong đó nhấn mạnh nhiêm vụ TT- GDSK của cán bô y tế’ cơ sở và nhân viên y tế’ thôn bản, hoàn thiên hê thống tổ chức TT-GDSK, chú trọng công tác tổ chức quản lý để hoạt đông này có hiệu quả. Xuất phát từ thực tế’ nói trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm hai mục tiêu là:
1. Mô tả thực trạng hoạt động TT-GDSK trong CSSKTE tại một huyện miền núi (Mai Sơn) và một huyện đồng bằng (Vĩnh Bảo).
2. Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả một sô’giải pháp can thiệp TT-GDSK trong CSSKTE tại xã Tam Cường huyện Vĩnh Bảo.