Đánh giá thực trạng và nhu cầu phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ xã hội Hải Dương tháng 6 năm 2016

Đánh giá thực trạng và nhu cầu phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ xã hội Hải Dương tháng 6 năm 2016

Đánh giá thực trạng và nhu cầu phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ xã hội Hải Dương tháng 6 năm 2016.Khuyết tật không chỉ là vấn đề y tế mà rộng hơn là một vấn đề xã hội. Vì vậy phương thức tiếp cận không chỉ là nhân đạo mà bao quát hơn là nhân quyền. Điều này sẽ giúp người khuyết tật tự tin hơn, quyền của người khuyết tật được đảm bảo hơn [28].
Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO) tỷ lệ người khuyết tật trên thế giới là 10% dân số, tương đương với khoảng 800 triệu người khuyết tật đang ở hành tinh chúng ta [15]. 80% trong số họ đang sống ở các nước đang phát triển. NKT chiếm 20% trong số người nghèo nhất trên thế giới và rất khó khăn trong tiếp cận giáo dục, việc làm, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ trợ giúp xã hội khác [31].

Theo tổng cục Thống kê năm 2009: Việt Nam có 6,7 triệu NKT, chiếm khoảng 7,8% tổng dân số, trong đó có khoảng 60% NKT ở độ tuổi lao động. Đa số NKT sống ở nông thôn với các cơ sở hạ tầng, điều kiện sống, phương tiện sinh hoạt chuyên dụng còn nhiều thiếu thốn, do vậy họ gặp nhiều khó khăn trong công việc, đi lại và giao tiếp [30]. PHCN là biện pháp duy nhất để chăm sóc người khuyết tật có hiệu quả, toàn diện và phòng ngừa khuyết tật hữu hiệu trong số đó PHCNDVCĐ có vai trò rất quan trọng [10].
Khuyết tật nếu không được phục hồi chức năng và có các can thiệp kinh tế, xã hội kịp thời sẽ tác động tới tình trạng sức khoẻ của cơ thể, các chức năng sinh hoạt cần thiết trong đời sống hàng ngày, khả năng tham gia các hoạt động xã hội của cá nhân NKT, kéo theo các tác động tới gia đình và xã hội [10].
Ngoài việc quan tâm, chăm sóc NKT một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần thì PHCN đang là nhu cầu bức thiết để góp phần giải quyết những khó khăn trong cuộc sống và giúp NKT hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy việc xác định nhu cầu PHCN của NKT là rất quan trọng. Hằng năm tại Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương 1tiếp nhận và quản lý gần 100 đối tượng khuyết tật (Báo cáo của trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương).
Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Dương như ngôi nhà thứ hai của NKT. Ở đây, họ được chăm sóc, nuôi dưỡng và được hòa nhập với mọi người trong cộng đồng. Tại trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội Hải Dương đã có một số nghiên cứu về người khuyết tật song vấn đề đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu cần PHCN của NKT vẫn chưa được đầy đủ. Do vậy, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng và nhu cầu phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ xã hội Hải Dương tháng 6 năm 2016”.Muc tiêu nghiên cưu:
1. Đánh giá thực trạng ngươi khuyêt tât tại Trung tâm Nuôi dương â bao trơ xa hôi Hai Dương tháng 6 năm 2016. â
2. Xác định nhu cầu phuc hôi chưc năng cho ngươi khuyêt tât tại â Trung tâm Nuôi dương bao trơ xa hôi Hai Dương tháng 6 năm 2016

MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………..3
1.1. Định nghĩa……………………………………………………………………………..3
1.2. Bệnh và quá trình khuyết tật:…………………………………………………3
1.2.1. Bệnh…………………………………………………………………………………….3
1.2.2. Quá trình khuyết tật……………………………………………………………….3
1.3. Phân loại khuyết tật………………………………………………………………..4
1.4. Nguyên nhân gây khuyết tật……………………………………………………4
1.4.1. Nhóm nguyên nhân dẫn đến khiếm khuyết cơ thể:…………………….4
1.4.2. Nhóm nguyên nhân về thái độ sai lệch của xã hội……………………..5
1.4.3. Nhóm nguyên nhân về môi trường sống không phù hợp…………….5
1.4.4. Nhóm nguyên nhân do các dịch vụ PHCN phát triển kém…………..5
1.5. Dịch tễ học……………………………………………………………………………..5
1.6. Hậu quả của khuyết tật…………………………………………………………..7
1.6.1. Ảnh hướng đối với cá nhân người khuyết tật…………………………….7
1.6.2. Ảnh hưởng đối với gia đình của người khuyết tật……………………..8
1.7. Nhu cầu của người khuyết tật…………………………………………………8
1.8. Các biện pháp phòng ngừa khuyết tật……………………………………..9
1.9. Phục hồi chức năng……………………………………………………………….10
1.9.1. Định nghĩa …………………………………………………………………………10
1.9.2. Mục đích của phục hồi chức năng………………………………………….11
1.9.3. Các hình thức phục hồi chức năng………………………………………….11
1.10. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng……………………………….12
1.10.1. Mục tiêu chung………………………………………………………………….12
1.10.2. Mục tiêu cụ thể………………………………………………………………….13
1.10.3. Các phạm vi của chương trình PHCN dựa vào cộng đồng……….151.11. Các nghiên cứu liên quan…………………………………………………….15
1.11.1 Các nghiên cứu trong nước…………………………………………………..15
1.11.2. Các nghiên cứu nước ngoài…………………………………………………19
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……..22
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………..22
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu………………………….22
2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu và tiêu chuẩn loại trừ 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………22
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………22
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu…………………………………………..22
2.2.3. Đánh giá nhu cầu PHCN của NKT…………………………………………22
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin……………………………………………..23
2.2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu…………………………………………..25
2.2.6. Xử lý số liệu……………………………………………………………………….25
2.2.7. Sai số và các biện pháp hạn chế sai số……………………………………26
2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………….26
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………….27
3.1. Đánh giá thực trạng………………………………………………………………27
3.2. Nhu cầu PHCN……………………………………………………………………..30
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN………………………………………………………………..34
4.1. Thực trạng của NKT tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ xã hội
Hải Dương………………………………………………………………………………….34
4.1.1. Tỷ lệ NKT theo giới……………………………………………………………..34
4.1.2. Tỷ lệ NKT theo nhóm tuổi……………………………………………………34
4.1.3. Tỷ lệ NKT theo trình độ học vấn…………………………………………….34
4.1.4. Tỷ lệ NKT theo nguyên nhân………………………………………………..35
4.1.5. Tỷ lệ NKT theo nhóm khuyết tật……………………………………………354.16. Tỷ lệ NKT theo phối hợp khuyết tật………………………………………..36
4.2. Nhu cầu phục hồi chức năng của người khuyết tật…………………36
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………….39
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………41
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………….42
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………………….

Leave a Comment