ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐÓNG THÔNG LIÊN NHĨ BẰNG DỤNG CỤ QUA DA Ở BỆNH NHÂN THIẾU RÌA ĐỘNG MẠCH CHỦ DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TRONG BUỒNG TIM

ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐÓNG THÔNG LIÊN NHĨ BẰNG DỤNG CỤ QUA DA Ở BỆNH NHÂN THIẾU RÌA ĐỘNG MẠCH CHỦ DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TRONG BUỒNG TIM

ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐÓNG THÔNG LIÊN NHĨ BẰNG DỤNG CỤ QUA DA Ở BỆNH NHÂN THIẾU RÌA ĐỘNG MẠCH CHỦ DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TRONG BUỒNG TIM
Nguyễn Quốc Tuấn1, Nguyễn Thượng Nghĩa1, Hoàng Văn Sỹ1,2, Đặng Vạn Phước3
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 Khoa Y, Đại học Quốc Gia, TP. Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Mặc dù đóng thông liên nhĩ qua da là an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân có đủ rìa, bệnh nhân thông liên nhĩ với không có hoặc thiếu rìa động mạch chủ có nguy cơ thuyên tắc thiết bị và chèn ép cấu trúc lân cận do chọn thiết bị kích thước lớn.  Hiện nay với sự phát triển của siêu âm trong buồng tim hỗ trợ lúc thủ thuật tránh được các biến chứng nghiêm trọng như vậy. Tuy nhiên, tính an toàn và hiệu quả vẫn chưa rõ ràng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tính an toàn và hiệu quả đóng thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da ở bệnh nhân thiếu rìa động mạch chủ dưới hướng dẫn siêu âm trong buồng tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 37 bệnh nhân thông liên nhĩ lỗ thứ phát có thiếu rìa động mạch chủ được theo dõi và điều trị tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy. Nghiên cứu tiến cứu, nhãn mở, không ngẫu nhiên, theo dõi dọc. Kết quả: nghiên cứu ghi nhận 37 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 41,27 ± 11,34 tuổi (23 – 62 tuổi), giới nữ chiếm 81,08%. Đường kính thông liên nhĩ trung bình là 23,51 ± 4,64 mm (siêu âm tim qua thực quản) và 27,45 ± 4,81 mm (siêu âm tim trong buồng tim) với P< 0,001. Đường kính thiết bị được chọn là 29,81 ± 4,92 mm (18 – 39 mm), tất cả các bệnh nhân đều được theo dõi nội viện, 1 tháng và 6 tháng, ghi nhận 100% các trường hợp thành công về mặt kỹ thuật. Chúng tôi theo dõi bệnh nhân nội viện ghi nhận 01 trường hợp rung nhĩ (2,7%) được chuyển nhịp thành công và duy trì nhịp xoang đến tháng thứ 6. Ngoài ra, chúng tôi không ghi nhận thêm biến cố bất lợi nào khác tại thời điểm 6 tháng. Sau thời gian theo dõi 6 tháng, chúng tôi ghi nhận các bệnh nhân có cải thiện khó thở theo phân độ NYHA cũng như các chỉ số đường kính thất phải và áp lực động mạch phổi trên siêu âm tim. Kết luận: Đóng thông liên nhĩ lỗ thứ phát có thiếu rìa động mạch chủ dưới hướng dẫn của siêu âm trong buồng tim cho thấy tính an toàn và hiệu quả.

Đóng lỗ thông liên nhĩ (ASD) bằng dụng cụ qua da được báo cáo lần đầu tiên bởi King và Mills vào năm 1976. Kể từ đó, việc đóng lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da đã được áp dụng rộng rãi với tỷ lệ thành công kỹ thuật cao, cùng với giảm tỷ lệ tử vong và giảm tỷ lệ chung của các biến cố ngoại ý do phẫu thuật đóng thông liên nhĩ. Tuy nhiên, đóng lỗ thông liên nhĩ bằng dụng cụ qua da không phải là không có rủi ro, với các tác dụng ngoại ý bao gồm shunt tồn lưu, thuyên tắc thiết bị, tràn dịch màng ngoài tim, rò động mạch chủ-nhĩ, huyết khối thiết bị, viêm nội tâm mạc, rối loạn nhịp tim, và chèn ép van động mạch chủ được báo cáo [1],[4]. Rớt thiết bị là một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra, đã nhận được sự quan tâm ngày càng nhiều về sau. Một đánh giá hồi cứu về các trường hợp rớt thiết bị  có  liên  quan  đến  sự  thiếu  hụt  rìa  sau  động mạch chủ như một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến  những  thay  đổi  trong  các  khuyến  cáo  sử dụng thiết bị [1].Tỷ lệ thiếu rìa sau động mạch chủ được báo cáo là 24% ở người lớn [2]và 59–60% ở trẻ em [7].Đánh giá hồi cứu các trường hợp rớt thiết bị được xác định do thiếu rìa sau động mạch chủ (

 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment