Đánh giá tính an toàn và tác dụng điều trị trứng cá thể thông thường của bài thuốc đắp “Ích nhan Tuệ Tĩnh”
Luận văn thạc sĩ y học cổ truyền Đánh giá tính an toàn và tác dụng điều trị trứng cá thể thông thường của bài thuốc đắp “Ích nhan Tuệ Tĩnh”.Trứng cá là một bệnh của nang lông, tuyến bã, xuất hiện nhiều ở tuổi dậy thì và có thể tiến triển mạn tính trong nhiều năm. Khảo sát tại Đức cho kết quả 64% bệnh nhân trứng cá ở lứa tuổi 20-29 và 43% ở lứa tuổi 30-39 [1]. Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu về bệnh trứng cá cho thấy độ tuổi mắc bệnh hay gặp nhất là 15-24 tuổi, chiếm khoảng 70% các ca bệnh [2],[3],[4]. Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương năm 2013, số bệnh nhân đến khám vì trứng cá chiếm 14,61% chỉ đứng thứ 2 sau viêm da cơ địa [2].
Trên lâm sàng trứng cá có nhiều thể bệnh như: Trứng cá thông thường, trứng cá mạch lươn, trứng cá hoại tử, trứng cá do thuốc,… trong đó trứng cá thông thường hay gặp nhất [5]. Trứng cá tuy là một bệnh thông thường về da nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và xã hội. Hằng năm, tại Mỹ ước tính chi phí điều trị và ngân sách hao hụt cho giảm sức lao động sản xuất do bệnh trứng cá khoảng 3 tỷ đô la [1]. Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu năm 2010 đã xếp trứng cá thuộc top 10 bệnh lý thường gặp nhất trên thế giới [1]. Vì vậy, vấn đề điều trị hiệu quả bệnh trứng cá luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của chuyên ngành da liễu.
Cho đến nay, căn nguyên sinh bệnh học của trứng cá rất phức tạp. Nhiều yếu tố liên quan góp phần làm bệnh xuất hiện hoặc tiến triển nặng hơn như: Di truyền, nội tiết, nhiễm khuẩn, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, hoặc điều trị chưa đúng…[5]. Việc điều trị trứng cá hiện nay đã nhiều tiến bộ nhưng việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp là vô cùng cần thiết. Theo y học hiện đại (YHHĐ) điều trị bệnh trứng cá chủ yếu là sử dụng các loại kháng sinh và retinoid dùng tại chỗ và toàn thân, nhằm mục đích giảm tiết, giảm ứ đọng chất bã, giảm sừng hóa, chống viêm và diệt khuẩn [6],[7]; Mặc dù điều trị bằng thuốc thường đạt kết quả tốt nhưng thời gian điều trị kéo dài (3-6 tháng), nhiều tác dụng không mong muốn có thể xảy [2]. Vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc YHHĐ, những phương pháp điều trị trứng cá khác vẫn không ngừng được nghiên cứu nhằm đưa lại hiệu quả tối ưu và xu hướng lựa chọn một phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn, ít tác dụng không mong muốn, phù hợp với nhiều lứa tuổi đang được rất nhiều người quan tâm. Bài thuốc đắp “Ích nhan Tuệ Tĩnh” có thành phần công thức nằm trong danh mục Thông tư 05/2015/TTBYT, thông tư ban hành danh mục thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc Y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế [8]. Bài thuốc đắp “Ích nhan Tuệ Tĩnh” đã được thông qua Hội đồng Khoa học tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh, thành phần gồm 5 vị thuốc là Hoàng bá, Hoàng liên, Hoàng đằng, Sài hồ, Bạch linh có tác dụng tân lương giải biểu, thanh thấp nhiệt phù hợp với đặc điểm cơ chế bệnh sinh của trứng cá theo y học cổ truyền (YHCT) và được sử dụng tại Khoa Da liễu, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho thấy hiệu quả tốt trong việc cải thiện triệu chứng sưng nề, viêm mụn mủ, khôi phục tổn thương của da do mụn.
Để có cơ sở chứng minh về tính an toàn cũng như tác dụng của bài thuốc qua các nghiên cứu hiện đại, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá tính an toàn và tác dụng điều trị trứng cá thể thông thường của bài thuốc đắp “Ích nhan Tuệ Tĩnh”, với 2 mục tiêu sau:
1. Xác định tính kích ứng da của bài thuốc đắp “Ích nhan Tuệ Tĩnh” trên động vật thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng của bài thuốc đắp “Ích nhan Tuệ Tĩnh” điều trị người bệnh trứng cá thể thông thường và theo dõi tác dụng không mong muốn
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan bệnh trứng cá theo y học hiện đại 3
1.1.1. Đại cương về bệnh trứng cá 3
1.1.2. Bệnh trứng cá thông thường 3
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh bệnh trứng cá thông thường 4
1.1.4. Các yếu tố liên quan đến bệnh trứng cá thông thường 5
1.1.5. Phân loại mức độ bệnh trứng cá thông thường 6
1.1.6. Điều trị bệnh trứng cá 8
1.2. Tổng quan về bệnh trứng cá theo YHCT 10
1.2.1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 10
1.2.2. Các thể lâm sàng và phương pháp dùng thuốc 10
1.2.3. Chế độ vệ sinh và điều dưỡng 15
1.3. Một số nghiên cứu khác điều trị bệnh trứng cá bằng thuốc 16
1.3.1. Trên thế giới 16
1.3.2. Tại Việt Nam 17
1.4. Tổng quan về bài thuốc đắp “Ích nhan Tuệ Tĩnh” 18
Chương 2. CHẤT LIỆU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 19
2.1. Chất liệu nghiên cứu 19
2.2. Nghiên cứu trên thực nghiệm 20
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22
2.3. Nghiên cứu lâm sàng 23
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 232.3.2. Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 27
2.3.4. Khống chế sai số 27
2.3.5. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu 28
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 28
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1. Kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm 30
3.2. Kết quả nghiên cứu trên lâm sàng 32
3.2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 32
3.2.2. Kết quả điều trị 37
3.2.3. Đánh giá tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị 39
Chương 4. BÀN LUẬN 42
4.1. Tính an toàn của bài thuốc đắp “Ích nhan Tuệ Tĩnh” trên động
vật thực nghiệm 42
4.1.1. Lựa chọn động vật đánh giá 42
4.1.2. Chuẩn bị động vật thử nghiệm 42
4.1.3. Mô hình thử nghiệm 43
4.1.4. Kết quả chỉ số kích ứng da 44
4.2. Tác dụng của bài thuốc đắp “Ích nhan Tuệ Tĩnh” trên người bệnh
trứng cá thể thông thường 45
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trong nghiên cứu 45
4.2.2. Tác dụng của bài thuốc đắp “Ích nhan Tuệ Tĩnh” trên người
bệnh trứng cá thể thông thường 49
4.2.3. Tác dụng không mong muốn của bài thuốc đắp “Ích nhan
Tuệ Tĩnh” 54
KẾT LUẬN 56
KHUYẾN NGHỊ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần bài thuốc đắp “Ích nhan Tuệ Tĩnh” 19
Bảng 2.2. Mức độ phản ứng trên da thỏ 21
Bảng 2.3. Phân loại các phản ứng trên da thỏ 22
Bảng 2.4. Phân mức độ hiệu quả điều trị trứng cá trên người 26
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá khả năng gây kích ứng da trên thỏ bài thuốc
đắp “Ích nhan Tuệ Tĩnh” 30
Bảng 3.2. Phân bố theo giới tính 32
Bảng 3.3. Phân bố người bệnh theo tuổi 33
Bảng 3.4. Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp 33
Bảng 3.5. Phân bố người bệnh theo mức độ 34
Bảng 3.6. Đặc điểm các loại tổn thương của người bệnh 35
Bảng 3.7. Tiền sử gia đình mắc bệnh trứng cá 35
Bảng 3.8. Phân bố các yếu tố khởi phát hoặc làm bệnh nặng hơn 35
Bảng 3.9. Phân loại tổn thương theo thể bệnh YHCT 36
Bảng 3.10. Số lượng và mức độ tổn thương trước và sau điều trị theo các
thời điểm đánh giá 37
Bảng 3.11. Đánh giá hiệu quả điều trị sau 28 và 42 ngày 37
Bảng 3.12. Kết quả điều trị từng nhóm theo thể bệnh YHCT 38
Bảng 3.13. Đánh giá cảm nhận tổng thể lâm sàng theo thể bệnh YHCT
sau điều trị 38
Bảng 3.14. Tác dụng không mong muốn trên lâm sàng 39
Bảng 3.15. Diễn biến tâm lý của bệnh nhân về tác dụng không mong
muốn trong quá trình nghiên cứu (n=50) 40
Bảng 3.16. Kết quả so sánh trên một số chỉ số cận lâm sàng trước và sau
điều trị (n=50) 41DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố người bệnh theo thời gian mắc bệnh (n=50) 34
Biểu đồ 3.2. Phân bố thể bệnh theo phân loại YHCT (n=50) 36
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1. Da thỏ sau 1 giờ đặt mẫu thử (phải) so với chứng (trái) 31
Hình 3.2. Da thỏ sau 2 giờ đặt mẫu thử 31
Hình 3.3. Da thỏ sau 4 giờ đặt mẫu thử 31
Hình 3.4. Da thỏ sau 6 giờ đặt mẫu thử 32
Hình 3.5. Da thỏ sau 24 giờ đặt mẫu thử 3
Nguồn: https://luanvanyhoc.com