Đánh giá tình hình điều trị glôcôm góc mở tại khoa Glôcôm – Bệnh viện Mắt Trung ương trong 5 năm, từ 2004-2008
Bênh glôcôm được phát hiên từ thời Hippocrates (400 năm trước công nguyên) và từ đó cho đến nay định nghĩa về bênh đã có nhiều thay đổi.
Ngày nay glôcôm góc mở nguyên phát được định nghĩa là một tình trạng bênh lý của thị thần kinh, tiến triển mạn tính, có sự tham gia của nhiều yếu tố, đặc trưng bởi sự tổn hại lớp sợi thần kinh, dẫn đến lõm teo đĩa thị và tổn thương thị trường điển hình của glôcôm, thường liên quan với tình trạng nhãn áp cao.
Ở hầu hết các nước trên thế giới, glôcôm là nguyên nhân thứ 2 gây mù lòa và là nguyên nhân hàng đầu gây mù không hổi phục. Theo nghiên cứu trên quần thể của HA Quigley (2006), ước tính đến năm 2010 số người mắc bênh glôcôm trên toàn thế giới là 60,5 triêu, con số này sẽ tăng lên là 79,6 triêu người vào năm 2020. Đáng chú ý là người Châu Á chiếm 47% tổng số bênh nhân bị glôcôm. Theo các nghiên cứu mang tính dự báo trong khu vực và trên thế giới số lượng bệnh nhân glôcôm sẽ tăng lên đáng kể vào những năm tới, ước tính sẽ có 80 triệu người mắc bệnh glôcôm vào năm 2020, chiếm tỷ lệ
2,86% trên quần thể dân số trên 40 tuổi[91],[23],[30]. Số người sẽ bị mù 2 mắt do bênh glôcôm góc mở vào năm 2010 là 4,5 triêu người và tăng lên 5,9 triêu người vào năm 2020 [77].
Tại Viêt Nam, theo điều tra năm 2007 của Đỗ Như Hơn tiến hành trên 16 tỉnh thành cả nước, tỷ lê mù loà do glôcôm là 6,5%, đứng thứ 2 trong các nguyên nhân gây mù loà. Trong đó glôcôm góc mở chiếm 11,7%[6].
Bênh được phát hiên ngày càng nhiều hơn do đời sống người dân được cải thiên, tuổi thọ trung bình ngày càng được kéo dài, ý thức về sức khoẻ cũng được nâng cao, bên cạnh đó viêc lạm dụng thuốc có corticoid cũng làm tăng tỉ lê mắc bênh glôcôm do corticoid [9],[12],[90].
Glôcôm góc mở là tình trạng bênh lý diễn biến âm thầm, thường không có triêu chứng, hoặc rất âm ỉ, mờ nhạt nên bênh nhân thường không ý thức được rằng mình bị bênh. Chỉ đến khi thị lực giảm sút trầm trọng mới phát hiện ra để đi khám chữa bệnh thì đã quá muộn. Tuy nhiên glôcôm góc mở là tình trạng mù loà có thể phòng tránh được nếu được phát hiên sớm, điều trị kịp thời và theo dõi thường xuyên.
Cho đến nay phương pháp lựa chọn đầu tiên điều trị glôcôm góc mở là dùng thuốc, sau đó là điều trị laser. Chỉ định phẫu thuật được đặt ra khi điều trị thuốc thất bại hoặc bênh nhân không thể tuân thủ chế đô điều trị thuốc.
Ở Viêt Nam đã có nhiều nghiên cứu thực hiên nhằm đánh giá hiêu quả điều trị của từng nhóm thuốc hạ nhãn áp, phương pháp laser hoặc các phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên các nghiên cứu này thường được tiến hành riêng rẽ, chưa có sự tổng hợp đánh giá chung nên viêc điều trị glôcôm góc mở nhìn chung vẫn chưa có sự thống nhất.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tình hình điều trị glôcôm góc mở tại khoa Glôcôm – Bệnh viện Mắt Trung ương trong 5 năm, từ 2004-2008” với mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của bệnh nhân glôcôm góc mở điều trị tại khoa Glôcôm trong 5 năm (từ2004-2008).
2. Đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị glôcôm góc mở
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu 3
1.1. Sơ lược giải phẫu vùng bè và đông học thuỷ dịch 3
1.1.1. Sơ lược giải phẫu vùng bè 3
1.1.2. Sự sản xuất thuỷ dịch và lưu thông thuỷ dịch 4
1.2. Sinh bênh học của bệnh glôcôm góc mở 4
1.2.1. Sinh bệnh học của hiện tượng tăng nhan áp trong glôcôm góc mở 5
1.2.2. Sinh bệnh học của tổn thương thị thần kinh trong bệnh glôcôm nói
chung và glôcôm góc mở nói riêng 6
1.3. Các yếu tố nguy cơ của glôcôm góc mở nguyên phát 10
1.3.1. Nhan áp 10
1.3.2. Giới 11
1.3.3. Tuổi 11
1.3.4. Các bệnh toàn thân 11
1.3.5. Cận thị: 12
1.3.6. Tiền sử gia đình: 13
1.3.7. Đô dày giác mạc trung tâm 13
1.4. Chẩn đoán glôcôm góc mở 14
1.4.1. Nhan áp 14
1.4.2. Tổn hại đầu thị thần kinh trong bệnh glôcôm góc mở 15
1.4.3. Tổn hại thị trường trong glôcôm góc mở 18
1.5. Các phương pháp điều trị glôcôm góc mở 19
1.5.1. Điều trị glôcôm góc mở bằng thuốc hạ nhan áp 20
1.5.2. Điều trị glôcôm góc mở bằng laser 23
1.5.3. Điều trị glôcôm góc mở bằng phẫu thuật 24
1.6. Tình hình bệnh glôcôm góc mở ở Việt Nam và trên thế giới 26
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 29
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 29
2.2.2. Phương tiên nghiên cứu 30
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu 30
2.2.4. Thời gian nghiên cứu 30
2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 30
2.3.1. Đánh giá tình hình bênh nhân khi lần đầu đến khám theo hổ sơ cũ.. 31
2.3.2. Đánh giá tiến triển của bênh 35
2.3.3. Phương pháp điều trị 36
2.3.4. Khám lại bênh nhân 37
2.4. Các chỉ số nghiên cứu 38
2.5. Phương pháp xử lý số liêu 38
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 38
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 39
3.1. Đặc điểm dịch tế học lâm sàng của bênh nhân glôcôm góc mở 39
3.1.1. Đặc điểm dịch tễ học của bênh nhân glôcôm góc mở 39
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bênh nhân glôcôm góc mở 43
3.2. Hiêu quả điều trị 51
3.2.1. Các phương pháp điều trị 52
3.2.2. Kết quả điều trị của các phương pháp điều trị 54
3.2.3. Các yếu tố liên quan đến tiến triển của bênh 56
Chương 4: Bàn luận 62
4.1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của bênh nhân glôcôm góc mở 62
4.1.1. Đặc điểm dịch tễ học 62
4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bênh nhân glôcôm góc mở 66
4.2. Hiêu quả điều trị 69
4.2.1. Các phương pháp điều trị 70
4.2.2. Kết quả điều trị của các phương pháp 76
4.2.3. Các yếu tố liên quan đến tiến triển của bênh 79
Kết luận 85
Hướng nghiên cứu tiếp 87
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích