Đánh giá tình hình ghép giác mạc tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong 10 năm 2002 – 2011
Luận văn Đánh giá tình hình ghép giác mạc tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong 10 năm 2002 – 2011.Bệnh lý giác mạc là một trong những nguyên nhân gây mù lòa quan trọng, là nguyên nhân gây mù thứ 3, chiếm 15% nguyên nhân gây mù ở các nước đang phát triển [29], [46], [54]. Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra về tình hình mù loà năm 2000 – 2002 ở 8 vùng sinh thái trong cả nước thì nguyên nhân gây mù do sẹo giác mạc chiếm 2,3% trong tổng số bệnh nhân mù, nếu tính luôn cả sẹo giác mạc do mắt hột gây mù (2,7%) thì tỉ lệ mù do sẹo giác mạc nói chung là 5%, đứng hàng thứ tư sau đục thuỷ tinh thể, bệnh lý đáy mắt và glôcôm [13]. Để đem lại ánh sáng cho những trường hợp mù do bệnh lý giác mạc, bệnh nhân cần được ghép giác mạc, nghĩa là thay thế giác mạc đục bằng giác mạc bình thường của người hiến.
Ghép giác mạc là một trong những phẫu thuật ghép mô được thực hiện sớm nhất. Ngay từ những năm cuối thế kỷ XIX, những ca ghép đầu tiên đã được thực hiện ở châu Âu. Từ đó đến nay, phẫu thuật ghép giác mạc đã có những bước tiến đáng kể, cả về chất lượng và số lượng. Phẫu thuật đã đem lại ánh sáng cho rất nhiều người bị mù do bệnh giác mạc [11]. Hàng năm, tại Vương Quốc Anh có khoảng 2500 ca ghép giác mạc [40], ở Mỹ có khoảng 40.000 ca ghép giác mạc được thực hiện [27].
Ở Việt Nam, phẫu thuật ghé p giác mạc đã được thực hiện từ những năm 1950. Sau đó do hoàn cảnh chiến tranh, phẫu thuật chỉ được thực hiện rải rác, với số lượng rất hạn chế. Trong những năm 1955-1962, có 172 ca ghép giác mạc được thực hiện thành công. Năm 1964, nhờ mở rộng chỉ định và cải tiến kĩ thuật, ghé p giác mạc đạt được con số cao nhất là 118 ca trong một năm. Sau đó, trong hoàn cảnh chiến tranh chống Mỹ, các bác sĩ ở viện Mắt đã cố gắng khắc phục điều kiện khó khăn, cải tiến kĩ thuật, ghép giác mạc cho 129 mắt trong giai đoạn từ 1965 – 1971. Tuy số lượng ca ghé p ít nhưng cũng góp phần bảo tồn nhãn cầu và cải thiện thị lực cho bệnh nhân [9].
Từ năm 2000, được sự giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước, nhờ sự phát triển kinh tế xã hội, phẫu thuật ghép giác mạc đã được thực hiện thường xuyên hơn và trở thành phẫu thuật thường quy trong điều trị bệnh lý giác mạc. Mỗi năm, trung bình B ệnh viện Mắt Trung ương thực hiện khoảng 100 ca ghép giác mạc. Số lượng phẫu thuật giác mạc ngày càng tăng, chỉ định ghép giác mạc càng được mở rộng hơn. Để thấy được thực trạng ghép giác mạc ở B ệnh viện Mắt Trung ương trong 10 năm qua, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá tình hình ghép giác mạc tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong 10 năm 2002 – 2011” với hai mục tiêu sau đây:
1. Nhận xét đặc điểm của bệnh nhân được ghép giác mạc tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong 10 năm (2002 – 2011).
2. Phân tích kết quả ghép giác mạc (ở thời điểm ra viện) tại Bệnh viện Mắt Trung ương trong 10 năm (2002 – 2011).
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
C hương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. PHẪU THUẬT GHÉP GIÁC MẠC 3
1.1.1. Lịch sử phát triển và sử dụng phẫu thuật ghép giác mạc 3
1.1.2. Chỉ định ghép giác mạc 11
1.1.3. Giác mạc dùng trong phẫu thuật ghép 14
1.1.4. Kết quả ghép giác mạc 16
1.1.5. Các biến chứng của phẫu thuật ghép giác mạc 19
1.2. Tình hình ghép giác mạc ở Việt Nam 20
C hương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 22
2.2. Đối tượng nghiên cứu 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu 22
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 22
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 22
2.3.3. Phương tiện nghiên cứu 22
2.3.4. c ách tiến hành nghiên cứu 23
2.3.5. Xử lý số liệu 28
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 28
C hương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân 29
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo giới 29
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo tuổi 30
3.1.3. Đặc điểm địa dư 30
3.1.4. Nghề nghiệp của bệnh nhân 32
3.1.5. Mắt được ghép giác mạc 32
3.1.6. Số lượng ca ghép giác mạc theo năm 33
3.1.7. Thị lực của bệnh nhân trước ghép 33
3.2. Chỉ định ghép 34
3.2.1. Chỉ định ghép giác mạc theo mục đích ghép 35
3.2.2. Chỉ định ghép do loét giác mạc 36
3.2.3. Chỉ định ghép do sẹo đục GM 36
3.2.4. Chỉ định ghép giác mạc do loạn dưỡng giác mạc 37
3.2.5. Chỉ định lâm sàng của ghép giác mạc theo năm 38
3.3. Kỹ thuật ghép giác mạc 39
3.4. Kích thước mảnh ghép 39
3.5. Nguồn giác mạc ghép 41
3.6. Các phẫu thuật phối hợp trong ghép giác mạc 42
3.7. Kết quả ghép 43
3.7.1. Độ trong của mảnh ghép 43
3.7.2. Bờ của mảnh ghép 45
3.7.3. Tiền phòng sau ghép 45
3.7.4. Thị lực sau ghép 45
3.8. B iến chứng ghép giác mạc 49
3.8.1. Biến chứng trong và sau ghép giác mạc 49
3.8.2 Chỉ định ghép và biến chứng 51
3.8.3. Các biện pháp xử lý biến chứng tăng nhãn áp 51
C hương 4: BÀN LUẬN 52
4.1. Một số đặc điểm của bệnh nhân đã được ghép giác mạc 52
4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân theo giới, tuổi và nghề nghiệp 52
4.1.2. Đặc điểm theo địa dư 54
4.1.3. Đặc điểm mắt bệnh nhân trước ghép giác mạc 55
4.2. Chỉ định ghép giác mạc 57
Chỉ định lâm sàng của ghép giác mạc 58
4.3. Kĩ thuật ghép giác mạc và xu hướng thay đổi kỹ thuật ghép giác mạc 62
4.4. Giác mạc dùng trong phẫu thuật ghép 64
4.5. Phẫu thuật phối hợp trong ghép giác mạc 66
4.6. Kết quả ghép giác mạc 67
4.6.1. Độ trong của mảnh ghép 68
4.6.2. Thị lực sau ghép 70
4.7. Các biến chứng trong và sau ghép 72
KẾT LUẬN 74
KIẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆ U THAM KHẢO
PHỤ LỤC
TÀI L IỆ U THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hoàng Minh Châu (1990): “Nghiên cứu thực nghiệm ghép giác mạc nông xuyên trên mắt thỏ”. Tập san Y học Việt Nam tập 152 số 3 năm 1990. Tr.1-7.
2. Hoàng Minh Châu (1991): “Kết quả lâm sàng của phương pháp ghé p giác mạc nông xuyên”. Tập san y học Việt Nam tập 157 Số 2 năm 1991, Tr.1-6.
3. Hoàng Minh Châu (1992): Nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm phương pháp ghép giác mạc nông xuy ên. Luận văn Phó Tiến Sỹ khoa học Y Dược, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Hoàng Minh Châu, Ph ạm Ngọc Đ ô n g và CS. (2011): “Ghé p giác mạc lớp sâu điều trị các bệnh lý nhu mô giác mạc ” Kỷ yếu hội nghị nhãn khoa toàn quốc năm 2011 Tr 95-97.
5. Lê Xuân Cung (2010): “Nghiên cứu phẫu thuật ghé p giác mạc xuyên điều trị loạn dưỡng giác mạc bẩm sinh di truyền”. Luận văn Tiến sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
6. P hạm Ngọc Đô ng (2009): Nghiên cứu điều trị viêm lo ét giác mạc nặng bằng phẫu thuật ghép giác mạc xuyên. Luận văn Tiến sỹ Y học, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
7. Phạm Ngọc Đô ng, L ê T hị Ngọc Lan và CS. (2011): “Ghép nội mô điều trị các bệnh lý nội mô giác mạc”. Kỷ yếu hội nghị nhãn khoa toàn quốc năm 2011. Tr. 97 – 99.
8. Đỗ Thị Nhàn và CS (1990): “Nhận x ét bước đầu về ghép giác mạc quang học và ghép giác mạc điều trị bảo tồn trên 96 ca năm 1990”. Tuyển tập các công trình nghiên cứu 1991. Tập 2, Tr.76-80.
9. Nguy ễn Trọn g Nhân, Đào Xuân Trà, Nguy ễn Duy Hòa, Nguy ễn Năn g, Nguy ễn T hị Sin h (1974): “Những thành tựu ghé p giác mạc trong những năm chiến tranh 1965-1971”. Nhãn khoa thực hành, số 3/1974, Tr 82-92.
10. Ng ô văn P h ượn g, P h í Vĩn h B ảo, Đỗ Tùn g Lâm, L ê Việt P h ươn g
(2006): “Đánh giá kết quả ghép giác mạc xuyên thủng điều trị sẹo đục giác mạc tại khoa Mắt B ệnh viện 175, B ộ Quốc phòng”. Tạp chí nhãn khoa Việt Nam, số 8, Tr 19-27.
11. Rosenwasser G.O.D, Nicholson WJ, (n gười dịch Hoàn g Min h C h âu, Nguyễn T hị T hu T hủy, L ê Xuân Cung) (2007): Cẩm nang ngân hàng mắt, Nhà xuất bản Y học.
12. Lê Anh Tâm (2008): “Nghiên cứu tình hình viêm loét giác mạc tại bệnh viện mắt TW trong 10 năm (1998 – 2007)”. Luận văm thạc sỹ y học, trường dại học Y Hà Nội.
13. Tôn Thị Kim Thanh (2004): “Công tác phòng chống mù lòa ở Việt Nam trong giai đoạn 2002-2004 hương tới mục tiêu toàn cầu “thị giác 2020”, Hội nghị tổng kết PCML và KHKỹ THUậT ngành nhãn khoa toàn quốc 2002-2004, tổng hội y dược học VN 10-2004.