ĐÁnh giÁ TìNH HìNH NHIễM KHUẩN BệNH VIệN LIÊN QUAN ĐếN CATHETER TĩNH MạCH TRUNG TÂM TạI KHOA HồI SứC TíCH CựC BệNH VIệN BạCH MAI
Luận văn thạc sĩ y học ĐÁnh giÁ TìNH HìNH NHIễM KHUẩN BệNH VIệN LIÊN QUAN ĐếN CATHETER TĩNH MạCH TRUNG TÂM TạI KHOA HồI SứC TíCH CựC BệNH VIệN BạCH MAI.Nhiễm khuẩn bệnh viện hiện nay đang được các nhà y học trong và ngoài nước quan tâm một cách đặc biệt. Đây là những nhiễm khuẩn mắc phải tại các cơ sở y tế xảy ra ở các BN nằm viện, không có biểu hiện triệu chứng hay ủ bệnh vào thời điểm nhập viện.
Nhiễm khuẩn bệnh viện thường xảy ra ở những bệnh nhân nguy cơ cao như: Bệnh nặng, nhiều bệnh phối hợp, trẻ đẻ non và người cao tuổi. BN nằm trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt ….NKBV ở các khoa HSTC thường cao hơn các khoa khác từ 2 – 5 lần tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở HSTC trung bình là 9.2% và ngày càng trở lên đặc biệt nghiêm trọng [1].
Nhiễm khuẩn bệnh viện làm kéo dài thời gian điều trị [20], [21], [43], làm tăng tỷ lệ tử vong [29], [31], [32], [36], [39], [42], tăng mức chi phí cho y tế và làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế [43]. Tại Hoa kỳ ước tính NKBV làm kéo dài thời gian điều trị lên 4 ngày, phải chi phí thêm cho mỗi trường hợp nhiễm khuẩn là 2100 USD [43] là nguyên nhân của 99000 trường hợp chết mỗi năm [32]. Hàng năm Hoa kỳ phải chi tới 5 – 10 tỷ USD cho việc mua KS và thời gian nằm viện kéo dài do các bệnh NKBV gây ra [1].
Các vi khuẩn gây NKBV thường gặp trong các đơn vị HSTC nhiều nhất là VK gram âm như: Ecoli, Klebsiella, Enterobacter, Serratia, Pseudomonas.
Các VK gram dương chiếm khoảng 20% trong các NKBV, Staphylococcus là tác nhân gây bệnh hay gặp nhất sau đó đến Streptococci và Enterococci [1].
Các VK này có đặc điểm chung là tính kháng thuốc ngày càng tăng. Khoa hồi sức tích cực BV Bạch Mai là nơi đầu nghành về điều trị bệnh nhân năng nhất của cả nước. Người bệnh trong tình trạng nặng, suy đa phủ tạng, thời gian nằm viện kéo dài nhiều thủ thuật can thiệp, các máy móc và các kỹ thuật tiên tiến hiện đại đều được ứng dụng và thưc hiện trên bệnh nhân do vậy người bệnh có nhiều nguy cơ bị NKBV.
Một trong những thủ thuật gây NKBV là NK do catheter
Việc xác định căn nguyên vi khuẩn và điều trị nhiễm khuẩn catheter tĩnh mạch trung tâm nói riêng cũng như nhiễm khuẩn bệnh viện nói chung gặp nhiều khó khăn do tỷ lệ vi khuẩn luôn thay đổi theo không gian và thời gian, vi khuẩn kháng các loại kháng sinh ngày càng tăng lên.Nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy căn nguyên vi khuẩn gây nhiễm khuẩn catheter tĩnh mạch trung tâm chủ yếu là cầu khuẩn gram dương và trực khuẩn gram âm. Cho đến nay nước ta đã có 1 số công trình nghiên cứu về vấn đề nhiễm khuẩn catheter và các yếu tố liên quan nhưng chưa đầy đủ và toàn diện. Vậy tại khoa hồi sức tích cực những nguy cở gì có thể gây NK catheter và vi khuẩn nào thường gặp trong NKBV do catheter.Tính kháng kháng sinh của chúng ra sao? Với những câu hỏi trên và nhưng hậu quả nghiêm trọng mà NKBV liên quan đến catheter gây ra chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu sau:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng,vi sinh vật của tình trạng nhiễm trùng bệnh viên liên quan đến catheter tĩnh mạch trung tâm
2. Khảo sát một số yếu tố nhiễm trùng BV liên quan catheter tĩnh mạch trung tâm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT:
1. Giang Thục Anh (2004), Đánh giá sử dụng kháng sinh Hồi sức nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bạch Mai năm 2003-2004, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội 2004.
2. Nguyễn Trọng Chính (2000), Nghiên cứu căn nguyên vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện TWQĐ 108, Tạp chí thông tin Y dược, tr 3-10.
3. Vũ Văn Đính và cộng sự (2002), Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện và tỉ lệ kháng sinh tại khoa HSTC bệnh viện Bạch Mai từ thán 1-6/2002, Kỷ yếu hội nghị chuyên đề HSCC và Chống độc toàn quốc lần thứ tư 2003:tr 66-71.
4. Đoàn Mai Phương (2008): “Giám sát nhiễm khuẩn dựa trên kết quả xét nghiệm vi sinh tại Bệnh viện Bạch Mai”. Hội nghị Quốc tế lần thứ ba về kiểm soát các bệnh truyền nhiễm trong bệnh viện, Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai tháng 3-2008
5. Đoàn Mai Phương(2011), “Kết quả giám sát vi sinh môi trường và phân lập vi khuẩn gây NTBV tại BV Bạch Mai – 2011”, báo cáo mới nhất tại khoa Vi sinh BV Bạch Mai.
6. Bùi Nghĩa Thịnh, Phạm Anh Tuấn, Đỗ Quốc Huy, Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn tại khoa Hồi Sức Tích Cực và Chống Độc Bệnh Viện cấp cứu Trưng Vương, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học BV Trưng Vương 2010
7. Lê Đăng Hà và cs (2003), Tình hình kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại việt nam năm 2003, Hội nghị tổng kết hoạt động theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Việt Nam (ASTS), năm 2004, tr 1-11.
8. Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Đức Hiền, Phan Văn Bé Bảy và cộng sự (2004): “Báo cáo hoạt động theo dõi sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở Việt Nâm năm 2004”. Báo cáo của chương trình ASTS – Bộ Y tế 2004.
9. Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Đức Hiền, Nguyễn Thị Tâm Tuyền và cộng sự (2006): “Báo cáo hoạt động theo dõi sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở Việt Nâm 6 tháng đầu năm 2006”. Báo cáo của chương,trìnhyASTS-BộyYitếu2006 http://www.moh.gov.vn/VNTD/Product_Group/Cucyte/tabid/247/pmType/detail/ProductID/258/Default.aspx (Trang Web của Bộ Y tế)
10. Vũ Thị Hằng, Chu Mạnh Khoa (2005), Nghiên cứu về nhiễm trùng do catheter tĩnh mạch trung tâm tại khoa điều trị tích cực bệnh viện Việt Đức, kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ I, tr 302-308.
11. Mai Xuân Hiên (1996), Nghiên cứu vi khuẩn và biện pháp kháng sinh tại chỗ để dự phòng điều trị nhiễm khuẩn phổi phế quản bệnh viện ở bệnh nhân thông khí nhân tạo, Luận án phó tiến sỹ khoa học y dược, Học viện Quân y, Hà nội.
12. Phạm Đình Hòe, Trần Ngọc Anh và cs (2004), Khảo sát vi khuẩn gây bệnh và sự nhạy cảm kháng sinh tại bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2004, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 10, phụ bản số 2-2006, tr 113-118.
13. Nguyễn Văn Hòa và cs (2006), Tìm hiểu vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Hữu nghị năm 2006, Y học lâm sàng, số chuyên đề tháng 6/2008.
14. Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs (2003), Kết quả giám sát tính kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh phân lập được tại bệnh viện đa khoa Bình Định năm 2002-2003, Hội nghi tổng kết hoạt động theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Việt Nam (ASTS) năm 2004, tr 71-86.
15. Nguyễn Việt Hùng (2008), Vệ sinh bàn tay trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện – những bằng chứng khoa học và biện pháp tăng cường, Y học lâm sàng, Số chuyên đề tháng 6/2008
16. Vũ Văn Giang (2006), Đánh giá hiệu quả vệ sinh bàn tay thường qui trong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, Luận văn thạc sỹ y học, trường đại học Y Hà Nội
17. Nguyễn Thị Nam Liên và cs (2004), Tình hình kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập tại bệnh viện trung ương Huế năm 2004, Hội nghị tổng kết hoạt động theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Việt Nam (ASTS) năm 2004, trang 44-48.
18. Võ Hồng Lĩnh (2000), Khảo sát nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Săn sóc đặc biệt bệnh viện Chợ Rẫy (7/2000 – 12/2000), Y học thành phố Hồ Chí Minh 2001, phụ bản 5, tr 19-23.
19. Võ Thị Chi Mai (1997), Nhận xét về tính kháng thuốc in vitro ở bệnh viện Chợ Rẫy năm 1997, Hội nghị tổng kết hoạt động theo dõi sự kháng thuốc của vi sinh vật gây bệnh thường gặp tại Việt Nam (ASTS) tháng 1/2005.
20. Chu Thị Nga và cs (2004), Mức độ kháng kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập tại bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng năm 2003, Hội nghị tổng kết hoạt động theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Việt Nam (ASTS), tr 32-38.
21. Đoàn Mai Phương và cs (2001), Tình hình kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập tại bệnh viện Bạch Mai trong 3 năm 1999 – 2001, Công trình nghiên cứu khoa học 2001 – 2002 tập 2, tr 451 – 457.
22. Đoàn Mai Phương và cs (2001), Tình hình kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập tại bệnh viện Bạch Mai trong năm 2003, Hội nghị tổng kết hoạt động theo dõi sự kháng thuốc của vi sinh khuẩn gây bệnh thường gặp tại Việt Nam (ASTS), tr 12-18.
23. Lê Quốc Thịnh và cs (2003), Tình hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được tại bệnh viện Nhi đồng 1 năm 2003, Hội nghị tổng kết hoạt động theo dõi sự kháng thuốc của vi sinh khuẩn gây bệnh thường gặp tại Việt Nam (ASTS), tr 49 – 56.
24. Hà Mạnh Tuấn (2006), Các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa hồi sức cấp cứu nhi tại bệnh viện Nhi Đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh, Kỷ yếu hội nghị khoa hhọc kỹ thuật Hồi sức cấp cứu thành phố Hồ Chí Minh – 2006.
25. Hoàng Kim Tuyến và cs (2005), Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh phân lập tại bệnh viện Thống Nhất (từ 8/2002 – 8/2005). Hội nghị tổng kết hoạt động theo dõi sự kháng thuốc của vi sinh khuẩn gây bệnh thường gặp tại Việt Nam (ASTS) – 2006.
26. Trịnh Văn Minh (1998), Giải phẫu người, Nhà xuất bản y học, tr 517 – 537.
27. Phạm Hùng Vân (2005), Cảnh báo về tổn hại phụ cận và chiến lươc chống nhiễm khuẩn bệnh viện, Hội nghị khoa học 2006.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com