Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sạch, sạch-nhiễm tại khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Nhân dân Gia Định

Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sạch, sạch-nhiễm tại khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Nhân dân Gia Định

Luận văn thạc sĩ dược học Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sạch, sạch-nhiễm tại khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Nhân dân Gia Định.Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là hậu quả không mong muốn rất phổ biến và thường dẫn đến việc tái nhập viện, tăng thời gian nằm viện, tăng chi phí y tế, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong 1. Tại Hoa Kỳ, khoảng 157.500 ca NKVM được ước tính mỗi năm 2, tình trạng NKVM làm thời gian nằm viện sau phẫu thuật kéo dài 7 đến 10 ngày, tăng viện phí khoảng từ 3.000 đến 29.000 USD cho mỗi bệnh nhân (BN) có chẩn đoán NKVM 1. Tại Việt Nam, khoảng 5,0-10,0% trên 2 triệu BN được phẫu thuật hằng năm gặp NKVM 3.
NKVM cũng là một biến chứng nghiêm trọng trong phẫu thuật chỉnh hình. Biến chứng NKVM xảy ra khoảng từ 1,0-3,0% trong các phẫu thuật chỉnh hình. Đặc biệt là các phẫu thuật chỉnh hình có đặt dụng cụ có thể gây ra những biến chứng xâm lấn dao động từ 1,0-2,0% đến 22,0% 4, điều này dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng sau phẫu thuật gây cản trở việc lành vết thương, chậm phục hồi chức năng và giảm chất lượng cuộc sống của BN 5,6. NKVM trong các trường hợp phẫu thuật chỉnh hình kéo dài thời gian nằm viện từ 12 đến hơn 20 ngày (khoảng gấp đôi thời gian nằm viện nói chung) và tăng chi phí chăm sóc sức khỏe hơn 300,0% 7.

Trong nhiều thập kỷ qua, kháng sinh dự phòng (KSDP) đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ NKVM và được chỉ định thường xuyên tại các phẫu thuật chỉnh hình 8,9. KSDP có thể làm giảm tỷ lệ NKVM sau phẫu thuật tạo hình khớp từ 4,0- 8,0% xuống còn 1,0-3,0% 10. KSDP được sử dụng rộng rãi tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi cũng như câu hỏi xung quanh việc lựa chọn kháng sinh để dự phòng, thời điểm và thời gian dùng thuốc 9. Tại Việt Nam, một số ít các nghiên cứu khảo sát việc sử dụng KSDP hợp lý theo phác đồ trên khoa Chấn thương chỉnh hình như nghiên cứu của Trần Lan Chi (2018) có tỷ lệ tuân thủ sử dụng KSDP là 61,1% 11, nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Tuyền (2021) với tỷ lệ hợp lý chung là 0,0% 12. Vì vậy, việc tuân thủ sử dụng KSDP trong phẫu thuật vẫn còn nhiều vấn đề như lựa chọn KSDP chưa hợp lý và kéo dài thời gian sử dụng KSDP sau phẫu thuật có thể dẫn đến làm tăng tình trạng kháng thuốc và tăng thời gian nằm viện 13,14.
Nhằm cải thiện và tối ưu hoá hiệu quả sử dụng KSDP, bệnh viện Nhân dân Gia Định ban hành Quyết định 293/QĐ-NDGĐ về “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật tại bệnh viện” vào ngày 29/3/2021 và được triển khai trong toàn bệnh viện, trong đó có khoa Chấn thương chỉnh hình. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng KSDP trên nhóm BN phẫu thuật chỉnh hình tại khoa. Vì vậy, để góp phần tìm hiểu đánh giá tình hình sử dụng KSDP, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật sạch, sạch-nhiễm tại khoa Chấn thương chỉnh hình bệnh viện Nhân dân Gia Định” với các mục tiêu như sau:
1. Khảo sát việc sử dụng KSDP ở hai giai đoạn.
2. Đánh giá tính hợp lý trong sử dụng KSDP và các yếu tố liên quan đến việc sử dụng KSDP hợp lý

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………….. i
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………………………… iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ……………………………………………………………………v
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………………..1
Chương 1. TỔNG QUAN ……………………………………………………………………………..3
1.1 Tổng quan về nhiễm khuẩn vết mổ …………………………………………………………….3
1.2 Tổng quan về kháng sinh dự phòng…………………………………………………………..10
1.3 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam …………………………………………17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………..21
2.1 Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………………………21
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………………………………..21
2.3 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………21
2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu …………………………………………………………………………………22
2.5 Tiêu chí đánh giá và xác định các biến số cụ thể…………………………………………22
2.6 Quy trình nghiên cứu ………………………………………………………………………………28
2.7 Thu thập số liệu………………………………………………………………………………………30
2.8 Xử lý thống kê………………………………………………………………………………………..30
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu………………………………………………………………………..30
Chương 3. KẾT QUẢ …………………………………………………………………………………31
3.1 Khảo sát sử dụng kháng sinh dự phòng ở hai giai đoạn ……………………………….31
3.2 Đánh giá tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh dự phòng và các yếu tố liên quan
đến việc sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý ……………………………………………39
Chương 4. BÀN LUẬN ……………………………………………………………………………….46
4.1. Khảo sát sử dụng kháng sinh dự phòng ở hai giai đoạn ………………………………46
4.2 Đánh giá tính hợp lý trong sử dụng kháng sinh dự phòng và các yếu tố liên quan
đến việc sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý ……………………………………………53
.
.Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………………….60
5.1 Kết luận …………………………………………………………………………………………………60
5.2 Kiến nghị……………………………………………………………………………………………….61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN BỆNH NHÂN
PHỤ LỤC 2. LIỀU DÙNG CỦA KHÁNG SINH DỰ PHÒN

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Thang điểm ASA đánh giá tình trạng BN trước phẫu thuật ………………….7
Bảng 1.2. Phân loại phẫu thuật theo CDC ………………………………………………………..8
Bảng 1.3. Khuyến cáo lựa chọn KSDP trong phẫu thuật chỉnh hình theo ASHP (2013)
và BYT (2015) ……………………………………………………………………………………………13
Bảng 1.4. Khuyến cáo lựa chọn KSDP trong phẫu thuật chỉnh hình theo Hướng dẫn
bệnh viện Nhân dân Gia Định (năm 2018 và năm 2021) …………………………………..14
Bảng 1.5. Thời điểm sử dụng KSDP theo ASHP, Bộ Y tế, SHEA/IDSA, SIGN, bệnh
viện Nhân dân Gia Định (năm 2018 và năm 2021) ………………………………………….15
Bảng 1.6. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về sử dụng KSDP và tình trạng
NKVM ……………………………………………………………………………………………………….17
Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá tính hợp lý trong sử dụng KSDP ở 2 giai đoạn ……….23
Bảng 2.2. Tiêu chí khảo sát tình trạng BN sau xuất viện …………………………………..25
Bảng 2.3. Các biến đánh giá cụ thể trong nghiên cứu ………………………………………26
Bảng 3.1. Bảng đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu trong 2 giai đoạn ……………..31
Bảng 3.2. Đặc điểm phẫu thuật của mẫu nghiên cứu trong 2 giai đoạn ………………33
Bảng 3.3. Đặc điểm sử dụng KSDP trước phẫu thuật trong giai đoạn 1 ……………..35
Bảng 3.4. Đặc điểm sử dụng KSDP sau phẫu thuật ở giai đoạn 1 ………………………36
Bảng 3.5. Đặc điểm sử dụng KSDP sau phẫu thuật trong vòng 24 giờ ở giai đoạn
1 …………………………………………………………………………………………………………36
Bảng 3.6. Đặc điểm sử dụng KSDP trước phẫu thuật trong giai đoạn 2 ……………..38
Bảng 3.7. Đặc điểm sử dụng KSDP sau phẫu thuật ở giai đoạn 2 ………………………38
Bảng 3.8. Đặc điểm sử dụng KSDP sau phẫu thuật trong vòng 24 giờ ở giai đoạn
2 ………………………………………………………………………………………………………..39
Bảng 3.9. Tính hợp lý trong sử dụng KSDP trong 2 giai đoạn …………………………..40
Bảng 3.10. Các yếu tố liên quan đến hợp lý chung trong sử dụng KSDP ở 2 giai đoạn
(phân tích đơn biến) ……………………………………………………………………………..42
Bảng 3.11. Các yếu tố liên quan đến hợp lý chung trong sử dụng KSDP ở 2 giai đoạn
(phân tích đa biến) ……………………………………………………………………………….44
Bảng 3.12. Tình trạng BN sau xuất viện …………………………………………………………45
Bảng PL 2.1. Liều dùng của KSDP theo khuyến cáo ASHP (2013), BYT (2015)
Bảng PL 2.2. Liều dùng của KSDP theo khuyến cáo của bệnh viện Nhân dân Gia
Định (2018 và 2021)
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu ……………………………………………………………………29
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh bệnh mắc kèm theo nhóm bệnh giữa 2 giai đoạn ……32
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ so sánh chẩn đoán phẫu thuật giữa 2 giai đoạn ………………….34
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ đặc điểm sử dụng kháng sinh sau phẫu thuật kéo dài ở giai đoạn
1 ………………………………………………………………………………………………………..37
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ so sánh kết quả điều trị giữa 2 giai đoạn …………………………..4

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment