Đánh giá tình trạng bọng thấm 5 năm sau phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị glôcôm

Đánh giá tình trạng bọng thấm 5 năm sau phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị glôcôm

Luận vănĐánh giá tình trạng bọng thấm 5 năm sau phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị glôcôm.Glôcôm là một bệnh gây mù phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Ở hầu hết các nước, đây là nguyên nhân thứ 2 gây mù loà và cũng là mối đe dọa nguy hiếm đối với sức khoẻ cộng đồng. Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của RAAB (Rapid Assessment of Avoidable Blindness) năm 2007 cho thấy tỷ lệ mù loà hai mắt do glôcôm ở người trên 50 tuổi chiếm khoảng 6,5%, đứng thứ hai sau nguyên nhân gây mù lòa do đục thế thuỷ tinh [1].
Bệnh có nhiều cơ chế bệnh sinh khác nhau và được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, phương pháp phẫu thuật cắt bè củng giác mạc vẫn đang là phương pháp phẫu thuật phổ biến đế điều trị glôcôm [2]. Mục đích của phẫu thuật là tạo con đường lưu thông thủy dịch từ tiền phòng tới khoang dưới kết mạc và tạo thành một bọng thấm, từ đó thủy dịch sẽ được hấp thu vào hệ thống mao mạch kết mạc. Sự hình thành bọng thấm sau phẫu thuật lỗ rò là đặc điếm quan trọng đánh giá sự thành công của cuộc phẫu thuật và là chìa khóa đế tạo lập nhãn áp bình ổn.
Đánh giá tình trạng bọng thấm 5 năm sau phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị glôcôm Tuy nhiên, cùng với thời gian bọng thấm có xu hướng bị xơ hóa, không còn tác dụng dẫn lưu thủy dịch dẫn đến mất tác dụng hạ nhãn áp. Theo nghiên cứu của Ehrnooth P, tỷ lệ nhãn áp dưới 21mmHg sau 1 năm phẫu thuật là 82%, sau 2 năm là 70%, sau 3 năm là 64%, sau 4 năm là 52% [3].
Có nhiều phương pháp đế đánh giá tình trạng bọng thấm sau phẫu thuật như dựa vào lâm sàng hoặc cận lâm sàng. Dựa vào lâm sàng ta chỉ có thế dự đoán được phần nào chức năng của bọng thấm, từ đó gián tiếp đánh giá mức độ điều chỉnh nhãn áp cũng như hiệu quả của phẫu thuật. Từ năm 2009, Bệnh viện Mắt Trung ương đã được trang bị các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại (siêu âm sinh hiến vi, chụp cắt lớp quang học) cho phép ghi nhận và đo đạc một cách chính xác các cấu trúc hình ảnh bên trong của bọng thấm như: chiều dày thành của bọng, sự phản âm bên trong bọng, các khoang dịch dưới kết mạc, khoang dịch trên củng mạc, chiều dày vạt củng mạc, đường lưu thông thủy dịch dưới vạt củng mạc và lỗ thoát lưu thủy dịch. Đây là phương pháp khám không xâm hại có the giúp các bác sĩ đánh giá rõ ràng tình trạng của bọng thấm cũng như có thể xác định nguyên nhân thất bại của phẫu thuật lỗ rò. Trên thực tế lâm sàng tại Bệnh viện Mắt Trung ương cho thấy, theo thời gian tỷ lệ các trường hợp có biến chứng liên quan đến bọng thấm khá cao. Bên cạnh tình trạng xơ hóa của bọng thấm là tình trạng bọng tiêu mỏng dọa vỡ với nguy cơ rò, nhiễm trùng bọng thấm dẫn đến nhiễm trùng nội nhãn. Nhằm khảo sát thực trạng của bọng thấm sau phẫu thuật cắt bè củng giác mạc một thời gian tương đối dài (5 năm) và tìm hiểu một số yếu tố có liên quan đến tình trạng bọng thấm, chứng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá tình trạng bọng thấm 5 năm sau phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị glôcôm” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng bọng thấm 5 năm sau phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị glôcôm.
2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến tình trạng bọng thấm sau phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị glôcôm.

 MụC LụC 

ðẶT VẤN ðỀ………………………………………………………………………………. 1
Chương 1: TỔNG QUAN ………………………………………………………………. 3
1.1. QUÁ TRÌNH LIỀN SẸO SAU PHẪU THUẬT CẮT BÈ CỦNG GIÁC 
MẠC ðIỀU TRỊ GLÔCÔM……………………………………………………… 3 
1.2. BỌNG THẤM VÀ QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG THỦY DỊCH SAU
PHẪU THUẬT CẮT BÈ CỦNG GIÁC MẠC……………………………… 5 
1.2.1. Sinh lý bọng thấm……………………………………………………………… 5 
1.2.2. Quá trình hình thành bọng thấm sau phẫu thuật cắt bè CGM………. 5 
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ðÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG BỌNG THẤM … 7 
1.3.1. Trên lâm sàng…………………………………………………………………… 7 
1.3.2. Trên cận lâm sàng…………………………………………………………….11 
1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỌNG THẤM SAU PHẪU THU ẬT 
CẮT BÈ ðIỀU TRỊ GLÔCÔM………………………………………………..16 
1.4.1. Trên thế giới……………………………………………………………………16 
1.4.2. Tại Việt Nam…………………………………………………………………..18 
1.5. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ðẾN TÌNH TRẠNG BỌNG THẤM….19 
Chương 2: ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………23
2.1. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………………………………….23 
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn………………………………………………………….23 
2.1.2. Tiêu chuẩn lại trừ …………………………………………………………….23 
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………….24 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ………………………………………………………….24 
2.2.2. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu………………………………………..24 
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu …………………………………………………….24 
2.2.4. Quy trình nghiên cứu………………………………………………………..25 
2.2.5. Tiêu chí ñánh giá kết quả …………………………………………………..28 
2.2.6. Các chỉ số nghiên cứu ……………………………………………………….32 
2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU………………………………………….33 
2.4. VẤN ðỀ ðẠO ðỨC TRONG NGHIÊN CỨU……………………………33 
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………….34
3.1. ðẶC ðIỂM CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU…………….34 
3.1.1. ðặc ñiểm bệnh nhân theo tuổi…………………………………………….34 
3.1.2. ðặc ñiểm bệnh nhân theo giới…………………………………………….35 
3.1.3. Thị lực trước phẫu thuật và tại thời ñiểm kh ám lại ………………….35 
3.1.4. Nhãn áp trước phẫu thuật và tại thời ñiểm kh ám lại…………………36 
3.1.5. ðặc ñiểm hình thái và giai ñoạn bệnh glôcôm trước mổ …………..37 
3.1.6. Tình hình sử dụng thuốc chống chuyển hóa tro ng hoặc sau phẫu thuật37 
3.1.7. Tình hình sử dụng thuốc hạ nhãn áp trước mổ………………………..37 
3.2. TÌNH TRẠNG BỌNG THẤM SAU PHẪU THUẬT 5 NĂM………..38 
3.2.1. Tình trạng bọng thấm trên lâm sàng……………………………………..38 
3.2.2. Tình trạng bọng thấm trên OCT ………………………………………….41 
3.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ðẾN TÌNH TRẠNG BỌNG THẤM….45 
3.3.1. Liên quan tuổi ñến tình trạng bọng thấm……………………………….45 
3.3.2. Liên quan giới ñến tình trạng bọng thấm……………………………….46 
3.3.3. Liên quan giữa hình thái glôcôm ñến tình trạng bọng thấm……….46 
3.3.4. Liên quan giữa nhãn áp trước phẫu thuật ñến tình trạng bọng thấm..47 
3.3.5. Liên quan giữa nhãn áp tại thời ñiểm khám lạ i ñến tình trạng bọng thấm..48 
3.3.6. Liên quan giữa giai ñoạn glôcôm trước phẫu t huật ñến tình trạng bọng thấm.49 
3.3.7. Liên quan  giữa số  lượng  thuốc  hạ nhãn áp dùng  trước phẫu thuật 
ñến tình trạng bọng thấm …………………………………………………….49 
3.3.8.  Liên quan  giữa  sử dụng  thuốc chống chuyển hó a  ñến  tình  trạng 
bọng thấm………………………………………………………………………..50 
Chương 4: BÀN LUẬN…………………………………………………………………51
4.1. BÀN LUẬN VỀ NHÓM BN NGHIÊN CỨU……………………………..51 
4.1.1. Tuổi và giới…………………………………………………………………….51 
4.1.2. Hình thái và giai ñoạn bệnh………………………………………………..52 
4.1.3. Thị lực, nhãn áp trước phẫu thuật………………………………………..53 
4.2. TÌNH TRẠNG BỌNG THẤM SAU PHẪU THUẬT CẮT BÈ CỦNG 
GIÁC MẠC 5 NĂM………………………………………………………………54 
4.2.1. Tình trạng bọng thấm trên lâm sàng……………………………………..54 
4.2.2. Tình trạng bọng thấm theo OCT………………………………………….56 
4.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ðẾN TÌNH TRẠNG BỌNG THẤM SAU 
PHẪU THUẬT…………………………………………………………………….62 
4.3.1. Liên quan giữa tuổi và giới đến tình trạng b ọng thấm………………62 
4.3.2. Liên quan giữa hình thái glôcôm ñến tình trạng bọng thấm……….63 
4.3.3. Liên quan giữa thuốc hạ nhãn áp sử dụng trước phẫu thuật ñến tình 
trạng bọng thấm……………………………… …………………………………64 
4.3.4.  Liên quan  giữa  sử dụng  thuốc  chống chuyển hóa trong hoặc  sau 
phẫu thuật ñến tình trạng bọng thấm………………………………………65 
4.3.5. Liên quan giữa nhãn áp tại thời ñiểm khám lạ i ñến tình trạng bọng thấm66 
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………6 7
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP………………………………………………………68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Leave a Comment