Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của người trưởng thành nhiễm IIIV tại một số phòng khám ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2011

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của người trưởng thành nhiễm IIIV tại một số phòng khám ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2011

Đại dịch HTV/AIDS đã và đang là một trong những vấn đề sức khỏe lớn trên toàn cầu và được coi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất và đang thử thách lớn với toàn nhân loại. HIV/AIDS không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của từng cá nhân mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa, xã hội, nòi giống của mỗi quốc gia cũng như của cả loài ngừgi [20],[33]. Kể từ khi phát hiện (năm 1981) đến năm 2006, AIDS đã giết chết hơn 25 triệu người [44]. Bất chấp những nỗ lực của toàn thế giới, dịch HIV/AIDS vẫn không ngừng gia tăng. Theo báo cáo của UNAIDS năm 2010, toàn thế giới có
1,8    triệu người mắc bệnh AIDS giảm so với mức đỉnh cao năm 2004 là 2,1 triệu người; nhưng dịch vẫn chưa kết thúc ở bất kì nơi nào trên toàn thế giới và theo ước tính thế giới có khoảng 2,6 triệu người nhiễm mới HIV trong năm 2009 [45] và tổng số người sống với HIV trên toàn cầu đã tăng lên 33 triệu người với khoảng 14.000 trường hợp nhiễm mới mỗi ngày [32].
Tại Việt Nam, theo số liệu của cục phòng chống AIDS – Bộ Y tế, Tính đến ngày 30/9/2010, cả nước có 180.312 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống được báo cáo, trong đó có 42.339 bệnh nhân AIDS và tổng số người chết do AIDS đã được báo cáo là 48.368 người. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương có số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo cao nhất, chiếm khoảng 23% số người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo của cả nước [5]. Bên cạnh việc phòng chống đại dịch HIV/AIDS thì việc chăm sóc toàn diện cho người nhiễm HIV cũng rất quan trọng. Dinh dưỡng là một phần không thể thiếu được trong việc chăm sóc toàn diện cho người nhiễm HIV. Do vi rút HIV tấn công vào các tế bào quan trọng của hệ miễn dịch của cơ thể như các lympho bào T có tính bổ trợ; cụ thể là tế bào T-CD4, đại thực bào và tế bào hình sao.. [14]; Nên nhiễm HIV tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm trùng
cơ hội, các khối u..và các nhiễm trùng cơ hội sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng dinh dưỡng của người bệnh.
Sớm nhận ra tầm quan trọng của thực phẩm, dinh dưỡng đối với người nhiễm HIV, năm 2005 WHO đã đưa ra bằng chứng về sự cần thiết của dinh dưỡng bao gồm cả chất đa lượng và vi lượng đối với người nhiễm HIV/AIDS [37],_[43].
Tại Việt Nam, các dự án hỗ trợ các người nhiễm HIV vẫn còn lẻ tẻ, không hệ thống như tại HN, Thái Nguyên đã xây dựng thực đơn, nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi của phụ nữ trong thực hành dinh dưỡng tại cộng đồng nhằm cải thiện TTDD của người nhiễm HIV và những nghiên cứu về TTDD, khẩu phần của những người nhiễm HIV đã và chưa được điều trị ở Việt nam chưa có… [18],[27],[28],[29]. Vì vậy, nghiên cứu nhằm cung cấp các bằng chứng về khẩu phần thực tế và tình trạng dinh dưỡng để có những giải pháp hữu hiệu    cho    cải    thiện    tình    trạng    dinh dưỡng của    người    có HIV, cung cấp    sự
chăm sóc toàn    diện    đặc    biệt    về    thực    phẩm    và dinh    dưỡng    cho    người    nhiễm
HIV/AIDS và giúp họ có được hệ miễn dịch tốt hơn, khả năng sống lâu hơn. Đề tài: “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thực tế của người trưởng thành nhiễm IIIV tại một số phòng khám ở Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 2011” được thực hiện bởi các mục tiêu sau:
Mục tiêu
1.    Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần thực tế của người trưởng thành nhiễm HIV tại hai phòng khám ngoại trú ở HN và TPHCM.
2.    Mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người
trưởng thành nhiễm HIV tại hai phòng khám ngoại trú ở HN và TPHCM.
MỤC LỤC
ĐÁT VẤN ĐỀ    1
Chương 1: TỔNG QUAN    14
1.1.    Đại cương về HIV /ATDS    14
1.1.1.    Lịch sử phát hiên HIV    14
1.1.2    Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên Thế giới    15
1.1.3. Tình hình nhiễm HTV/ATDS tại Viêt nam    17
1.2.    Sinh lý bênh cùa người nhiễm HTV    19
1.3.    Dinh dưỡng đối với người nhiễm HIV    20
1.4    Chẩn đoán và điều trị nhiễm HTV    25
1.4.1.    Chẩn đoán nhiễm HIV/ ATDS    25
1.4.2.    Chẩn đoán cân lâm sàng đếm tế bào CD4    25
1.4.3    Chẩn đoán nhiễm trùng cơ hôi    26
1.4.4    Các giai đoạn lâm sàng    26
1.4.5. Điều trị nhiễm HTV và ATDS    27
1.5.    Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng    28
1.5.1.    Phương pháp nhân trắc hoc    28
1.5.2.    Phương pháp điều tra khẩu phần, tâp quán ăn uống    29
1.5.3.    Các biểu hiên lâm sàng về tình trạng dinh dưỡng    29
1.6    Các yếu tố khác có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và    sức khoẻ     30
1.6.1.    Điều kiên kinh tế    30
1.6.2.    Bênh nhiễm trùng cơ hôi    30
1.6.3.    Kiến thức về dinh dưỡng    30
1.7. Tổng quan chung về tình hình dinh dưỡng và    chăm sóc người    nhiễm
HTV/AIDS tại Viêt nam    31
Chương 2: ĐỐI TƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHTÊN CỨU    35
2.1.    Địa điểm và thời gian nghiên cứu    35
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    35
2.3.    Phương pháp nghiên cứu    36
2.3.1.    Thiết kế nghiên cứu    36
2.3.2 Cỡ mẫu và cách chon mẫu    36
2.3.3.    Các biến số nghiên cứu     38
2.4.    Phương pháp, công cu thu thâp và các chỉ tiêu đánh giá    39
2.4.1.    Phương pháp, kỹ thuât và công cu thu thâp số liêu     39
2.4.2.    Đánh giá    40
2.5    Xử lý, phân tích số liêu    41
2.6.    Các loại sai số và cách khắc phuc    42
2.7    Đạo đức trong nghiên cứu    42
Chương 3: KẾT QUA NGHTÊN CỨU    44
3.1    Đăc điểm chung và môt số yếu tố liên quan cùa đối tượng nghiên cứu:…. 44
3.1.1    Đăc điểm chung:    44
3.1.2    Các biểu hiên lâm sàng và cân lâm sàng cùa đối tượng nghiên cứu…. 46
3.2    Đánh giá tình trạng dinh dưỡng cùa người nhiễm HIV    49
3.2.1    Tình trạng dinh dưỡng chung (TTDD) cùa đối tượng nghiên cứu:49
3.2.2    Tình trạng dinh dưỡng cùa các đối tượng nghiên cứu tại hai thành phố… 51
3.2.3    Tình trạng dinh dưỡng ở HN    54
3.2.4.    So sánh tình trạng dinh dưỡng cùa các đối tượng nghiên cứu theo
giới    56
3.3    Khẩu phần thưc tế cùa các đối tượng nghiên cứu:    57
3.3.1    Khẩu phần thưc tế chung cùa các đối tượng    57
3.3.2    Khẩu phần ở hai thành phố:    60
3.4    Các mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố khác    64
3.4.1    Mối liên quan giữa khẩu phần và tình trạng dinh dưỡng    64
3.4.2     Mối liên quan giữa khẩu phần và các triêu chứng lâm sàng và cân lâm sàng    65
3.4.3    Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng và số lượng tế bào T-CD4… 69
Chương 4: BÀN LUẨN    70
4.1.    Tình trang dinh dưỡng chung    cùa người nhiễm HIV    70
4.2.    Khẩu phần thưc tế cùa người    có HIV    73
4.3.    Các mối liên quan    76
KẾT LUẨN    80
KHUYẾN NGHỊ    82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment