ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG LOÃNG XƯƠNG, MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ HORMONE GIỚI TÍNH Ở BỆNH NHÂN NAM ≥ 50 TUỔI

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG LOÃNG XƯƠNG, MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ HORMONE GIỚI TÍNH Ở BỆNH NHÂN NAM ≥ 50 TUỔI

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG LOÃNG XƯƠNG, MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ HORMONE GIỚI TÍNH Ở BỆNH NHÂN NAM ≥ 50 TUỔI TẠI KHOA NỘI CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Huỳnh Văn Khoa*, Lê Anh Thư*
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
TÓM TẮT
Cơ sở nghiên cứu và mục tiêu: Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có 6% – 10 % nam giới trên 50 tuổi có biểu hiện loãng xương và có khoảng 1/5 nam giới trên 50 tuổi có khả năng bị gãy xương do loãng xương trong suốt thời gian còn lại của đời sống. Hormone giới tính đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển và duy trì khối lượng xương. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở bệnh nhân nam ≥ 50 tuổi có bệnh lý cơ xương khớp với mục tiêu: xác định tần suất loãng xương, đánh giá các yếu tố liên quan gây loãng xương nam giới và tìm hiểu mối tương quan giữa các hormone giới tính với mật độ xương ở nhóm đối tượng nghiên cứu này.
Đối tượng, Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang được thực hiện trên các bệnh nhân nam ≥ 50 tuổi có bệnh lý cơ xương khớp tại khoa nội Cơ Xương Khớp, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2011. Đo nồng độ testosterone và estradiol bằng phương pháp electrochemiluminescence immunoassaytrên máy Licence của Italy. Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA trên máy Hologic ở hai vị trí cột sống thắt  lưng  và  cổ xương  đùi.  Đánh  giá  tình  trạng  suy  giảm  hormone  sinh  dục  dựa  vào  tiêu  chuẩn  nồng  độ testosterone < 3ng/ml (300 ng/dL) và chẩn đoán loãng xương dựa vào tiêu chuẩn của WHO.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment