Đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh khối lâm sàng bệnh viện Phụ Sản-Nhi Đà Nẵng năm 2014
Đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh khối lâm sàng bệnh viện Phụ Sản-Nhi Đà Nẵng năm 2014.Sức khỏe tâm thần đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào khái niệmnổi tiếng về sức khỏe: “… là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không đơn giản là không có bệnh tật hay đau yếu”. Định nghĩa này thể hiện rất rõ rằng: sức khỏe tâm thần là một phần không thể tách rời của sức khỏe nói chung; là một khái niệm rộng chứ không phải chỉ là không có bệnh tâm thần; và sức khỏe tâm thần có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe thể chất và hành vi [7]. Năm2003, WHO đã đưa ra khái niệm về sức khỏe tâm thần “… là trạng thái khỏe mạnhcủa mỗi cá nhân để họ nhận biết được các khả năng của bản thân, có thể đương đầuvới những căng thẳng thông thường trong cuộc sống, có thể học tập, làm việc một cách hiệu quả và có thể tham gia, góp phần vào các hoạt động của cộng đồng” [46].
Trong bối cảnh hiện nay, việc chăm sóc sức khỏe tâm thần trên thế giới ngày càng được quan tâm do sức khỏe tâm thần đang chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật cũng như trong chăm sóc sức khỏe ban đầu trong cộng đồng [10]. TheoLiên hiệp quốc, ước tính khoảng 25% dân số thế giới bị gánh nặng về sức khỏe tâm thần. Theo báo cáo của WHO, những đối tượng có vấn đề về sức khỏe tâm thần trong thời gian dài sẽ bị một trong ba nguyên nhân gây ra tàn phế, cùng với bệnh tim mạch và các tổn thương về cơ-xương khớp; là lý do chính làm tăng gánh nặng kinh tế ở một số nước trên thế giới [2].
Vấn đề sức khỏe tâm thần ở Việt Nam không nằm ngoài tình hình chung củatoàn cầu. Kết quả điều tra quốc gia năm 1999-2000 cho thấy tỷ lệ mắc 10 bệnh tâmthần phổ biến là 15%, trong đó có trầm cảm và lo âu [8]. Gần đây một số nghiêncứu ở quy mô nhỏ hơn cho thấy tỷ lệ rối loạn tâm thần khoảng 20-30% [8]. Nghiêncứu của trường Đại học Y tế công cộng về “Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ởViệt Nam 2008” cho kết quả nhóm bệnh tâm thần kinh và bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây nên gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam (17%)[5]. Hậu quả của rối loạn tâm thần không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi cá nhân mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn xã hội. Nghiên cứu của Viện Sức khỏe tâm thần (2008) trên 9.201 người thuộc 10 nhóm ngành nghề lao động đặc biệt chịu căng thẳng cho thấy 10,7% người lao động bị các rối loạn liên2 quan đến sức khỏe tâm thần [12]. Đối với ngành y tế, nhiều nghiên cứu cho thấy nhân viên y tế có tỷ lệ lạm dụng thuốc và tự tử cao hơn so với các ngành nghề khác và có tỷ lệ cao của stress, lo âu, trầm cảm liên quan đến công việc căng thẳng. Cácrối loạn tâm thần của nhân viên y tế góp phần đưa đến các hậu quả như kiệt sức,vắng mặt, nhân viên có ý định chuyển công tác, giảm sự hài lòng của người bệnh và mắc nhiều lỗi trong quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc [29].
Bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng là bệnh viện chuyên khoa hạng I. Bệnh viện chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2011 với quy mô 600 giường bệnh kế hoạch. Qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy có một số nguy cơ có thể tăng gánh nặng tâm thần cho nhân viên y tế, đặc biệt đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh. Từ khi bắt đầu thành lập đến nay, tình trạng quá tải người bệnh tiếp tục duy trì ở mức cao thể hiện ở chỉ số công suất sử dụng giường bệnh hàng năm (năm 2013:193%) [1].
Mặt khác, bệnh viện Phụ Sản – Nhi là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về Phụ Sản – Nhi ở khu vực Nam Trung Bộ, chịu trách nhiệm khám chữa bệnh về chuyên ngành Phụ Sản – Nhi không chỉ ở thành phố Đà Nẵng mà còn các tỉnh lân cận. Hằng năm,có khoảng 30% người bệnh điều trị nội trú là người ngoại tỉnh [1]. Người bệnh đượcchuyển đến thường trong giai đoạn nặng từ các đơn vị tuyến dưới. Điều này đồngnghĩa với số lượng người bệnh đông, tăng gánh nặng công việc cho nhiều nhân viên y tế. Điều dưỡng, hộ sinh là nhóm làm việc lớn nhất và đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Điều dưỡng là một nghề căng thẳng, phải làm việc cả ngày lẫn đêm, đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm, đối mặt với người bệnh và người nhàngười bệnh có phản ứng không phù hợp, đối mặt với cái chết … Thường xuyên phải làm việc trong môi trường như vậy, điều dưỡng, hộ sinh có thể lâm vào trạng thái rối loạn tâm thần. Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh khối lâm sàng bệnh viện Phụ Sản- Nhi Đà Nẵng năm 2014” nhằm xác định tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh, từ đó tìm những giải pháp dự phòng thiết thực giúp giảm các vấn đề sức khỏe tâm thần cho điều dưỡng, hộ sinh, nâng cao chất lượng quản lý nhân lực của bệnh viện.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨUĐánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh khối lâm sàng bệnh viện Phụ Sản- Nhi Đà Nẵng năm 2014
1. Mô tả tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh khối lâm sàng bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng năm 2014.
2. Xác định những yếu tố liên quan đến tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh khối lâm sàng bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵn
MỤC LỤC
Danh mục các bảng, biểu ……………………………………………………………………………..v
Danh mục các chữ viết tắt…………………………………………………………………………… vi
Tóm tắt nghiên cứu ………………………………………………………………………………….. vii
Đặt vấn đề ………………………………………………………………………………………………..01
Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………………………………….03
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu ……………………………………………………………………04
1.1. Giới thiệu về gánh nặng trong tâm thần…………………………………………………..04
1.2. Giới thiệu về stress, lo âu, trầm cảm……………………………………………………….05
1.2.1. Khái niệm …………………………………………………………………………………………05
1.2.2. Triệu chứng ………………………………………………………………………………………07
1.2.3. Nguyên nhân …………………………………………………………………………………….10
1.2.4. Hậu quả ……………………………………………………………………………………………12
1.3. Giới thiệu về các thang đo sức khỏe tâm thần và bộ công cụ DASS 21của
Lovibond …………………………………………………………………………………………………..14
1.4. Một số nghiên cứu về stress, lo âu, trầm cảm trên thế giới và tại Việt Nam …15
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới …………………………………………………………..15
1.4.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam ………………………………………………………….18
1.5. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………….21
1.6. Khung lý thuyết……………………………………………………………………………………22
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu …………………………………………………………24
2.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………………24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………..24
2.3. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………24
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu…………………………………………………………24
2.5. Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………………………25
2.6. Xử lý và phân tích số liệu ……………………………………………………………………..26
2.7. Biến số nghiên cứu……………………………………………………………………………….27
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu……………………………………………………………………..28iii
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu……………………………………………………………………29
3.1. Các thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ……………………………………………29
3.1.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu…………………………………………..29
3.1.2. Các yếu tố về gia đình………………………………………………………………………….31
3.1.3. Các yếu tố về môi trường xã hội ……………………………………………………………32
3.1.4. Các yếu tố về nghề nghiệp ……………………………………………………………………33
3.2. Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh khối lâm sàng bệnh
viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng…………………………………………………………………………40
3.2.1. Đánh giá độ tin cậy của Thang đo stress, lo âu, trầm cảm DASS 21 ………….40
3.2.2. Tỷ lệ stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh khối lâm sàng bệnh viện
Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng………………………………………………………………………………..41
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng,
hộ sinh khối lâm sàng bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng ………………………………….44
3.3.1. Kết quả phân tích đơn biến: một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress, lo
âu, trầm cảm ……………………………………………………………………………………………….44
3.3.2. Kết quả phân tích đa biến: một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress, lo âu,
trầm cảm …………………………………………………………………………………………………….55
Chƣơng 4: Bàn luận …………………………………………………………………………………..64
4.1. Mô tả thực trạng về tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh
khối lâm sàng bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng năm 2014………………………………64
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng,
hộ sinh khối lâm sàng bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng năm 2014 …………………..66
4.3. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu …………………………………………………………77
Kết luận ……………………………………………………………………………………………………..80
Khuyến nghị……………………………………………………………………………………………….81
Danh mục tài liệu tham khảo …………………………………………………………………………83
Phụ lục 1: Một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress của điều dưỡng, hộ sinh
bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng ………………………………………………………………….88
Phụ lục 2: Một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của điều dưỡng, hộ sinh
bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng ………………………………………………………………….94iv
Phụ lục 3: Một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh
bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng ………………………………………………………………..100
Phụ lục 4: Bảng biến số nghiên cứu ……………………………………………………………..106
Phụ lục 5: Trang thông tin giới thiệu về nghiên cứu………………………………………..114
Phụ lục 6: Phiếu đồng ý tham gia phát vấn nghiên cứu……………………………………115
Phụ lục 7: Phiếu điều tra ……………………………………………………………………………..117
Phụ lục 8: Nội dung hướng dẫn phỏng vấn sâu lãnh đạo bệnh viện, trưởng phòng
điều đưỡng…………………………………………………………………………………………………125
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng (2013), Báo cáo số 360/BC-BVPSNĐN ngày
09/08/2013 về hoạt động bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng qua 03 năm, Đà Nẵng.
2. Bộ Y tế (2012), “Gánh nặng tâm thần trong lao động”, Sức khỏe nghề nghiệpSách đào tạo Bác sỹ chuyên khoa Định hướng Y học dự phòng, Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội, tr.82-91.
3. Cẩm nang bệnh, Stress, truy cập ngày 21/12/2013, tại trang web:
http://www.camnangbenh.com/stress/ .
4. Trần Văn Cường (2005), “Điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh tâm thần
thường gặp ở các vùng kinh tế xã hội khác nhau của nước ta hiện nay”, Báo cáo đề tài
cấp bộ.
5. Đại học y tế công cộng (dự án VINE) (2011), Gánh nặng bệnh tật và chấn thương
ở Việt Nam 2008, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. Bùi Quang Huy (2012), Rối loạn lo âu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Nguyễn Thanh Hương (2010), Báo cáo chuyên đề: Sức khỏe tâm thần của thanh
thiếu niên Việt Nam, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
8. Jean –Marc Olivé- Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam (2008), Bài bình luận
nhân Ngày sức khỏe tâm thần thế giới 10/10/2008, truy cập ngày 11/11/2013, tại trang
web:http://www.wpro.who.int/vietnam/mediacentre/releases/2008/10102008/vi/index.
html.
9. Đặng Phương Kiệt (2000), Tâm lý và sức khỏe, Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin,
Hà Nội.
10. Đặng Hoàng Minh (2007), Can thiệp về phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tâm thần
trẻ em Việt Nam, truy cập ngày 10/11/2013, tại trang web:
http://www.slideshare.net/foreman/can-thiep-v-phng-nga-cc-van-de-suc-khoe-tinhthan-tre-em-vn.
11. Nguyễn Văn Nhận (2001), Tâm lý y học , Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.84
12. 10,7% người lao động bị rối loạn tâm thần, truy cập ngày 11/11/2013, tại trang
web:http://www.baomoi.com/107-nguoi-lao-dong-bi-roi-loan-tamthan/82/1881892.epi.
13. Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân và Trần Trúc Linh (2008), “Tình hình stress nghề
nghiệp của nhân viên điều dưỡng”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(4),
tr.216-220.
14. Ngô Ngọc Tản và Nguyễn Văn Ngân (2007), Tâm thần học và tâm lý y học, Nhà
xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội.
15. Tierney, McPhee, Papadakis (2002), Chẩn đoán và điều trị y học hiện đại, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội.
16. Thang đánh giá Lo âu – Trầm cảm – Stress (DASS 21), truy cập ngày 10/12/2013,
tại trang web: http://viensuckhoetamthanquocgia.gov.vn/trac-nghiem-tam-ly/28-cactrc-nghim/151-thang-anh-gia-lo-au-trm-cm-stress-dass-21.html.
17. Nguyễn Viết Thiêm và Võ Tăng Lâm (2001), “Lo âu, trầm cảm trong thực hành
tâm thần học”, Nội san tâm thần học, 6, tr. 31-37.
18. Nguyễn Viết Thiêm (2002), Sức khỏe tâm thần cộng đồng, Tài liệu đào tạo sau đại
học, Đại học Y Hà Nội.
19. Trần Thị Thúy (2011), Đánh giá trạng thái stress của cán bộ y tế khối lâm sàng
bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm 2011, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Đại học y
tế công cộng, Hà Nội.
20. Đỗ Nguyễn Nhựt Trần và cộng sự (2008), “Stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên y tế huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai năm 2008”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(4), tr. 211 – 215.
21. Lê Trung (2000), Bệnh nghề nghiệp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
22. Nguyễn Hữu Xuân Trường (2012), Tình trạng rối loạn lo âu ở cán bộ y tế bệnh viện tâm thần Đà Nẵng và một số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Đại học y tế công cộng, Hà Nội.
23. Đậu Thị Tuyết (2012), Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của cán bộ y tế khối lâm sàng tại bệnh viện đa khoa thành phố Vinh, bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An năm 201385 và một số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Đại học y tế công cộng, Hà Nộ