ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THỪA CÂN – BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2020

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THỪA CÂN – BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2020

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG THỪA CÂN – BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2020
 Học viên: Dương Trường Sinh
 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng và lối sống có tốc độ phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Người mắc đái tháo đường nhìn chung thường có thể trạng thừa cân – béo phì và tình trạng này có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị và quản lý bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu được tiến hành với 2 mục tiêu 1) mô tả thực trạng thừa cân – béo phì và 2) phân tích một số yếu tố liên quan đến thừa cân – béo phì của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2020.
Nghiên cứu tiến hành bằng cách chọn mẫu thuận tiện 280 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 2/2020 đến tháng 5/2020 và phỏng vấn toàn bộ người bệnh có tình trạng dinh dưỡng bình thường và thừa cân – béo phì bằng bộ câu hỏi có cấu trúc. Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường type 2 thừa cân – béo phì chiếm 35,4%.
Người bệnh nam thừa cân – béo phì gấp 1,86 lần người bệnh là nữ. Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường type 2 béo bụng và có chỉ số WHR (vòng eo/vòng mông) vượt ngưỡng chiếm tỷ lệ lần lượt là 65,7% và 75,4%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có một số yếu tố cá nhân của người bệnh có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đến thừa cân – béo phì. Người bệnh đái tháo đường có chỉ số đường huyết khi đói ≥ 7mmol/L thì thừa cân – béo phì gấp 1,47 lần người bệnh có đường huyết khi đói < 7mmol/L (p=0,004). Về lối sống, người bệnh đái tháo đường thường xuyên sử dụng các thực phẩm không nên dùng cho người bệnh, không tập thể dục, có hút thuốc lá và có uống rượu bia thì thừa cân – béo phì  cao hơn so với các nhóm còn lại. Người bệnh có kiến thức tốt về điều trị đái tháo đường thì thường có thể trạng dinh dưỡng bình thường. Người bệnh không tham gia
các buổi sinh hoạt, truyền thông tại bệnh viện thì thừa cân – béo phì gấp 1,8 lần so với người bệnh có tham gia (p=0,02). Người bệnh được gia đình và người thân quan tâm, nhắc nhở động viên nhiều hơn thì thường có xu hướng ít bị thừa cân – béo phì
hơn (p=0,012). Từ những kết quả trên, chúng tôi khuyến nghị người bệnh đái tháo đường cần hạn chế sử dụng các thực phẩm đã được khuyến cáo không nên dùng, ngừng hút thuốc lá và hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, kết hợp tập thể dục đều đặn. Gia đình người bệnh cần tăng cường động viên, nhắc nhở và nhân viên y tế cần thực hiện sinh hoạt truyền thông định kỳ tại bệnh viện cho người bệnh. 

Leave a Comment