ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG SỢI TRỤC VÀ DỰ ĐOÁN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CẤP TRÊN LỀU
ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG SỢI TRỤC VÀ DỰ ĐOÁN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CẤP TRÊN LỀU
Vũ Hải Đăng1,2, Mai Duy Tôn3,4, Lương Quốc Chính3,4, Trần Quang Lục2, Nguyễn Văn Hoà3, Lê Văn Tài3, Nguyễn Thị Sơn3, Trần Anh Tuấn3,4
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
3 Bệnh viện Bạch Mai
4 Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tổn thương sợi trục và dự đoán phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân nhồi máu não cấp tính trên lều. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang gồm 28 bệnh nhân nhồi máu cấp tính trên lều và được chụp cộng hưởng từ tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 8 năm 2022. Kết quả: Tín hiệu sợi trục không thay đổi gặp ở phần lớn các bệnh nhân có bó sợi trục không đi qua ổ nhồi máu (28,6%), giảm mạnh tín hiệu sợi trục hay gặp ở bệnh nhân có bó sợi trục nằm hoàn toàn trong ổ nhồi máu (32,1%). Giá trị FA, ADC bó sợi trục bên nhồi máu nhỏ hơn so với bên đối diện, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhóm bệnh nhân có bó sợi trục không đi qua ổ nhồi máu hay không thay đổi tín hiệu sợi trục có tỷ lệ phục hồi vận động sau 3 tháng tốt hơn các nhóm còn lại (tỷ lệ tương ứng là 39,3% và 25%); nhóm bệnh nhân có bó sợi trục nằm hoàn toàn trong ổ nhồi máu hay có tín hiệu sợi trục giảm mạnh phục hồi rất kém (tỷ lệ tương ứng là 32,1% và 39,3%), với p<0,05. Giá trị FA bó sợi trục bên nhồi máu ở nhóm bệnh nhân hồi phục kém nhỏ hơn nhóm bệnh nhân hồi phục tốt, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Giá trị ADC không có sự khác biệt giữa hai nhóm. Kết luận: Các yếu tố tín hiệu bó sợi trục, vị trí bó sợi trục so với ổ nhồi máu và giá trị FA bó sợi trục bên nhồi máu có ý nghĩa dự đoán phục hồi vận động sau 3 tháng ở bệnh nhân nhồi máu cấp tính.