ĐÁNH GIÁ TRÀO NGƯỢC HỌNG THANH QUẢN VÀ RỐI LOẠN NUỐT BẰNG THANG ĐIỂM RSI, RFS VÀ BẢNG CÂU HỎI EAT – 10 Ở BỆNH NHÂN KHÀN TIẾNG

ĐÁNH GIÁ TRÀO NGƯỢC HỌNG THANH QUẢN VÀ RỐI LOẠN NUỐT BẰNG THANG ĐIỂM RSI, RFS VÀ BẢNG CÂU HỎI EAT – 10 Ở BỆNH NHÂN KHÀN TIẾNG

ĐÁNH GIÁ TRÀO NGƯỢC HỌNG THANH QUẢN VÀ RỐI LOẠN NUỐT BẰNG THANG ĐIỂM RSI, RFS VÀ BẢNG CÂU HỎI EAT – 10 Ở BỆNH NHÂN KHÀN TIẾNG
Nguyễn Thị Hồng Loan1, Nguyễn Lê Thanh Tuyền2, Đặng Thanh Hiền2, Trương Thu Hiền2, Lê Ngọc Hiếu2, Phạm Bảo Long2, Ngô Thế Hải2, Lâm Huyền Trân1
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Trào ngược họng thanh quản là một trong những nguyên nhân quan trọng gây rối loạn giọng và rối loạn nuốt. RSI (Reflux Symptom Index) và RFS (Reflux Finding Score) là 2 công cụ dùng để khảo sát trên lâm sàng nhằm chẩn đoán bệnh. EAT – 10 là một bộ câu hỏi được dùng để tầm soát cho những bệnh nhân rối loạn nuốt.

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá bệnh lý trào ngược họng thanh quản và rối loạn nuốt trên bệnh nhân khàn tiếng bằng bảng câu hỏi RSI, RFS và EAT – 10.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Nghiên cứu được thực hiện trên những bệnh nhân khàn tiếng đến khám tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 1 tháng 2 năm 2020 đến 31 tháng 7 năm 2020.

Kết quả: Có 78 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, trong đó có 12,8 % bệnh nhân có điểm RSI từ 13 điểm trở lên. Triệu chứng khảo sát bằng RSI thường gặp nhất là phải tằng hắng thường xuyên (79,2%) và có chất nhầy trong họng hoặc chất nhầy từ mũi xuống họng (73,1%). Ở nhóm bệnh nhân có RSI từ 13 điềm trở lên, triệu chứng than phiền nhiều nhất là tằng hắng hoặc khạc nhổ (90%), cảm giác vướng đàm hoặc nghẹn ở cổ (90%), có chất nhầy trong họng hoặc chất nhầy từ mũi xuống họng (90%) và ho khó chịu (90%). Có 18 bệnh nhân (23,1%) có điểm RFS từ 7 điểm trở lên. Đặc điểm thường gặp nhất trên nội soi ở nhóm bệnh nhân này là phù nề dây thanh (100%) và phù nề thanh quản lan tỏa (94,4%), sung huyết thanh quản (72,2%) và quá mép sau (66,7%). Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa những bệnh nhân có triệu chứng nghẹn ở cổ và điểm RFS ≥7 (p <0,001). Những bệnh nhân khàn tiếng có biểu hiện trào ngược họng thanh quản trên lâm sàng (dựa vào điểm RSI từ 13 hoặc RFS từ 7) là 20 bệnh nhân (25,6%). Có 17,9% bệnh nhân khàn tiếng có biểu hiện rối loạn nuốt có điểm EAT – 10 từ 3 điểm trở lên. Trong đó, 13 bệnh nhân trong số này có biểu hiện trào ngược họng thanh quản (92,9%). Ở những bệnh nhân có biểu hiện rối loạn nuốt và trào ngược họng thanh quản, than phiền về nuốt thường gặp nhất là nuốt đau (38,5%).

Kết luận: Thang điểm RSI, RFS và bảng câu ỏi EAT – 10 có thể sử dụng như những thang đo trên lâm sàng trong đánh giá trào ngược họng thanh quản và rối loạn nuốt.

Trào ngược họng thanh quản là sự trào lên của dịch trong dạ dày lên vùng họng và thanh quản. pH acid và các men tiêu hóa trong dịch dạ dày có thể dẫn đến tổn thương ở niêm mạc họng và thanh quản. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán trào ngược họng thanh quản là đo pH đồng thời ở đoạn xa thực quản và hạ họng. Tuy nhiên, kĩ thuật đo phức tạp và giá trị bình thường của phương pháp đo này rất thay đổi theo các tác giả khác nhau. Theo Wiener, chỉ cần có một đợt trào ngược họng thanh quản trong vòng 24 giờ được xem là bệnh lý. Tuy vậy, rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các đợt trào ngược họng thanh quản có thể diễn ra ở một người khỏe mạnh.

https://thuvieny.com/danh-gia-trao-nguoc-hong-thanh-quan-va-roi-loan-nuot-bang-thang-diem-rsi-rfs-va-bang-cau-hoi-eat/

Leave a Comment