ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ SÓT BƯỚU TRONG CẮT ĐỐT NỘI SOI BƯỚU BÀNG QUANG CHƯA XÂM LẤN CƠ
ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ SÓT BƯỚU TRONG CẮT ĐỐT NỘI SOI BƯỚU BÀNG QUANG CHƯA XÂM LẤN CƠ
Đào Quang Oánh*, Phan Đức Hữu**
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Ung thư bàng quang chưa xâm lấn cơ có tỉ lệ đáng kể còn sót bướu sau cắt đốt nội soi (CĐNS). Hơn nữa, có từ 4-25% chẩn đoán sai giai đoạn ở CĐNS lần đầu, điều này nói lên rằng CĐNS duy nhất một lần trong điều trị bướu bàng quang chưa xâm lấn cơ thường là chưa đủ và cần phải CĐNS lại sớm.
Mục đích: Xác định tỉ lệ sót bướu trong CĐNS bướu bàng quang chưa xâm lấn cơ bằng phương pháp CĐNS lại sớm và đánh giá các yếu tố nguy cơ liên quan đến sót bướu sau CĐNS bướu bàng quang chưa xâm lấn cơ.
Bệnh nhân – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng, mô tả cắt ngang, hàng loạt ca. Đưa vào nghiên cứu các TH bướu bàng quang chưa xâm lấn cơ (Ta,T1) được chẩn đoán qua CĐNS lần đầu tại BV Bình Dân trong thời gian từ 01/2012 đến tháng 08/2013. Hẹn CĐNS lại trong vòng 4-6 tuần. Ghi nhận các yếu tố như: kích thước, số lượng, vị trí bướu, dạng đại thể, giai đoạn T, độ biệt hóa, có hay không có lớp cơ trong mẫu bệnh phẩm. Phân tích xem những yếu tố nào liên hệ đến sự kiện sót bướu sau cắt đốt lần đầu.
Kết quả: Tổng cộng có 36 trường hợp (TH) gồm 30 nam và 6 nữ thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu, được đưa vào nghiên cứu. Có 8 TH sót bướu (22,2%), gồm 6/30 TH (20%) ở bệnh nhân (bn) nam và 2/6 (33,3%) ở bn nữ.. Trong 8 TH sót bướu, có 1 TH Ta và 7 TH T1. Có 5 TH chẩn đoán lại giai đoạn (13,8%), trong đó 1 TH Ta chuyển thành T1 và 4 TH T1 chuyển thành T2. Các yếu tố: vị trí, kích thước, và dạng đại thể của bướu không liên quan đến sót bướu. Các yếu tố liên quan đến sót bướu là: số lượng bướu (≥ 2 bướu), giai đoạn T1, độ biệt hóa mô học kém (G3) và không có lớp cơ trong mẫu mô CĐNS lần đầu.
Kết luận: Phẫu thuật viên nên tiến hành CĐNS lại sớm, đặc biệt là khi có các yếu tố nguy cơ liên quan đến sót bướu như: số lượng từ 2 bướu trở lên, giai đoạn T1, độ biệt hóa kém và không có cơ trong mẫu bệnh phẩm CĐNS..
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất